Điều quan trọng đầu tiên mà mẹ bé cần phải biết rằng mụn trứng cá ở các bé là hoàn toàn tự nhiên và thường sẽ biến mất sau một vài tuần hoặc vài tháng mà không cần điều trị.
Các phụ huynh có biết, mụn trứng cá là một bệnh phổ biến của trẻ sơ sinh. Những bác sĩ nhi khoa cho rằng mụn trứng cá thường xảy ra ở các em bé sơ sinh trong độ tuổi từ 4 tuần và có thể đến 6 tháng tuổi. Thực tế, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh không phải là một vấn đề nguy hiểm, vì thế cha mẹ bé đừng quá lo lắng cho con nhé.
Nguyên nhân là do trong những tuần đầu tiên sau khi sinh, những kích thích tố dư thừa của mẹ được chuyển sang cho em bé thông qua sữa mẹ. Các hormon dư thừa này sẽ kích thích tuyến dầu của bé để phát triển thành một bã nhờn. Bã nhờn bịt kín các lỗ chân lông sẽ dẫn đến mụn nhọt. Và ở các bé trai sơ sinh, mụn sẽ có nhiều hơn các bé gái. Khi ấy, bé sẽ bị xuất hiện mụn trứng cá trên mặt, da đầu. Thậm chí có những trường hợp trẻ có thể phát triển thành mụn đầu đen.
Tất nhiên, khi bé bất chợt bị mụn trứng cá, bé sẽ thường rất đau đớn và khó chịu nhưng mẹ bé nên kiên nhẫn để điều trị và chữa lành mụn cho con là rất quan trọng.
Điều quan trọng đầu tiên mà mẹ bé cần phải biết rằng mụn trứng cá ở các bé là hoàn toàn tự nhiên và thường sẽ biến mất sau một vài tuần hoặc vài tháng mà không cần điều trị.
Mụn trứng cá ở các bé sơ sinh cũng không nguy hiểm vì thế mẹ bé không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu mẹ bé cảm thấy cần phải điều trị mụn trứng cá cho bé yêu thì bạn có thể thực hiện các mẹo làm sạch da bé dưới đây nhé.
- Sử dụng xà phòng dịu nhẹ loại dành riêng cho bé sơ sinh để rửa sạch làn da của bé vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Cầu kỳ hơn, bạn hãy làm sạch khuôn mặt bé một ngày một lần bằng nước ấm. Nếu làn da bé mụn vẫn nổi tồi tệ hơn bạn nên rửa sạch mặt của bé 2-3 lần bằng nước ấm và cố gắng để cho da bé tự khô.
- Đừng chà xát da của bé khi rửa mặt hoặc tắm vì chúng sẽ gây ra kích thích và khiến tình trạng mụn trứng cá nhiều hơn.
- Không sử dụng các loại kem, dầu dưỡng ẩm hoặc các loại thuốc trị mụn để điều trị cho trẻ vì nó có thể khiến tình trạng mụn ở bé tồi tệ hơn. Điều này có thể gây kích ứng da và nhiễm trùng. Mẹ bé chỉ sử dụng nước sạch để rửa mặt cho em bé của bạn.
- Nếu sau khi sinh được 3-4 tuần, bé nhà bạn bắt đầu nổi mụn trứng cá. Nhưng nếu khuôn mặt bị mụn trứng cá của bé không đỡ sau 3 tháng sau đó, mẹ bé nên cho con đến bác sĩ da liễu thăm khám để được giới thiệu một loại kem hoặc thuốc hoặc điều trị mụn khác nhé.
Lưu ý:
Bạn có thể khá lo lắng cho con khi bé sơ sinh đã bị mụn trứng cá. Nhưng trong trường hợp này, mẹ bé nên kiên nhẫn đợi các nốt mụn biến mất mà chỉ cần vệ sinh sạch sẽ cho con chứ không cần sự can thiệp của các loại thuốc trị mụn.
Mẹ bé hãy nhớ rằng bị mụn trứng cá, con của bạn sẽ trông bớt xinh xắn hơn và bạn luôn lo lắng về điều này nhưng chắc chắn các nốt mụn ấy sẽ biến mất trong vòng một vài tuần.
Đây là bệnh về da khá phổ biến và thường khởi phát khi bé được khoảng 3 tuần tuổi. Bạn có thể quan sát thấy những nốt sưng tấy trên mặt bé, trông giống những cái nhọt. Những nốt mụn này thường xuất hiện trên má, trán và thái dương. Chúng không gây bất kỳ sự đau đớn nào cho bé nhưng thường khiến cha mẹ lo lắng.
Không cần thiết phải chữa trị những vết mụn này vì chúng xuất hiện do sự thay đổi hormone sau khi bé chào đời. Do đó, mụn thường tự biến mất trong vòng vài tuần sau đó, nếu được cha mẹ giữ vệ sinh tốt. Bạn cũng không cần phải dùng loại kem hoặc gel bôi đặc biệt cho bé, càng nên tránh những sản phẩm trị mụn dành cho các bé trong độ tuổi dậy thì để bôi vào da cho bé sơ sinh.
MỤN SỮA: Sau sinh khoảng 1 tuần, trẻ sơ sinh thường bị nổi mụn sữa gồm những nốt nhỏ li ti trên trán, mặt, tay, chân. Nguyên nhân là do ở trẻ, hormone nhận được từ mẹ hoặc do phì đại tuyến bã. Mụn sẽ tự khỏi trong vòng vài tuần mà không cần điều trị. Không nên đắp lá hoặc kiêng tắm cho bé vì có thể làm cho tình trạng viêm da phát sinh. Nếu sau 3 tháng, mụn của bé không tự khỏi thì nên cho bé khám da liễu.
MỤN CÓ VẨY ĐỎ: Nếu sau sinh bé có những nốt đỏ, ngứa ngáy, da khô, rò rỉ nước hoặc có vảy xuất hiện thì có thể bé bị viêm da thể tạng. Viêm da thể tạng ở trẻ là do hệ miễn dịch của bé kém, tiền sử cha, mẹ mắc bệnh. Trong trường hợp này, bé phải được giữ vệ sinh sạch sẽ, điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.
RÔM SẢY: Là cách gọi của dân gian khi bé bị viêm da. Nguyên nhân có thể do bé bị nóng, da bị trầy xước. Các nốt rôm sảy thường xuất hiện ở những vùng da hay có mồ hôi như trán, lưng, cổ, ngực. Rôm sảy thường có ngày nóng, mùa hè nhưng cũng có thể có cả vào mùa đông khi bé bị nóng, sốt, mặc quần áo chật. Những nốt rôm sảy sẽ hết khi cơ thể bé sạch sẽ, thoáng mát. Nhưng cũng có thể gây bội nhiễm nếu bé gãi làm vỡ các mụn rôm sảy và làm lan rộng. Khi bé bị rôm sảy, có thể tắm cho bé bằng các loại lá mướp đắng, lá khế, chanh làm mát da bé. Nới lỏng quần áo cho bé. Tình trạng nặng khiến bé quấy khóc, nóng sốt phải đưa đến bác sĩ để điều trị nhiễm trùng.
Sau khi sinh khoảng 1 tuần, trẻ thường có những mụn nhỏ li ti ở trên trán, mặt, chân tay. Nhiều trẻ sẽ tự mất sau vài ngày nhưng có những “mụn bệnh lý” mà phải nhờ bác sĩ, thuốc thang mới có thể chữa được. Có rất nhiều loại mụn có thể thấy ở trẻ sơ sinh.
Mụn trứng cá (hay còn gọi là nang kê, hoặc mụn sữa): có tới 20% số bé sinh ra bị nang kê. Yếu tố gây ra mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có thể là những hormon mà trẻ nhận được từ mẹ, có thể là trẻ bị phì đại tuyến bã. Hiện tượng mọc mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh xảy ra khá phổ biến. Mụn có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra, nhưng thường thì xuất hiện vài tuần sau khi sinh. Mụn thường xuất hiện ở trên má, đôi khi ở trên trán, cằm và lưng. Những đốm mụn nhỏ này có thể bị bao bọc bởi một vùng da hơi tấy đỏ. Chúng càng đỏ tấy hơn khi cơ thể bé nóng lên, hay khi da bé bị kích thích khi tiếp xúc với nước bọt, sữa mẹ hay các chất tẩy rửa. Thường thì mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh sẽ biến mất chỉ trong vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài đến vài tháng. Nếu trong vòng 3 tháng mụn vẫn chưa biến mất thì bạn nên cho con đi khám da liễu. Trong thời gian bé bị mọc mụn trứng cá không nên bôi bất kì loại kem hay thuốc gì lên mụn; cũng không nên chạm tay hay chà xát lên các đốm mụn, như thế rất mất vệ sinh và càng làm cho tình trạng trở nên xấu hơn. Trẻ vẫn cần được tắm rửa hàng ngày với nước sạch đun sôi để nguội và sữa tắm dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh. Sau khi tắm phải lau khô người cho trẻ.
Viêm da thể tạng: có khoảng 15-20% trẻ sơ sinh trên thế giới bị mắc bệnh này. Đây là một dạng eczema, thường gặp ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi, với các biểu hiện như nốt đỏ, ngứa ngáy, da khô, một số trường hợp còn rỉ nước và các vảy kết xuất hiện. Hiện nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nếu cả hai bố mẹ mắc bệnh này thì nguy cơ ở con sẽ là 50%. Ngoài ra, chế độ vệ sinh thái quá: nuôi con trong một môi trường quá sạch, quá vô khuẩn, sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ kém, tạo điều kiện cho bệnh viêm da. Bệnh viêm da thể tạng sẽ giảm dần và biến mất khi trẻ lên 3-4 tuổi, chỉ có 10% trường hợp kéo dài tới khi trẻ trưởng thành. Ngoài việc đưa cháu đi khám, bạn vẫn phải vệ sinh, tắm rửa cho trẻ hàng ngày và không nên giữ gìn trẻ quá cẩn thận.
Mề đay: thường có biểu hiện là các nốt phát ban da giống như những nốt muỗi đốt, gây ngứa ngáy. Bé có thể mắc chứng này từ rất sớm, ví dụ như trong trường hợp bị dị ứng với các protein trong sữa, lúc đó cần cho bé đến khám bác sĩ nhi khoa để có cách chữa trị tốt nhất.
Rôm sảy: khi cơ thể trẻ bị nóng thường xuất hiện rôm sảy trên trán, cổ hay trong các nếp da của trẻ. Các mụn có hình tròn, số lượng nhiều và có màu đỏ. Các mụn đỏ sẽ biến mất khi cơ thể bé mát, vì thế cần tránh cho trẻ mặc quần áo quá nóng và cố gắng hạ độ ẩm của môi trường xung quanh.
Cùng với việc đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và điều trị, bạn nên chú ý tới cách chăm sóc trẻ theo từng loại bệnh kể trên như hướng dẫn của thầy thuốc. Không nên tự ý bôi, dùng thuốc theo kiểu truyền miệng rất dễ gây những hậu quả khôn lường.
Tham khảo thêm chăm sóc da cho trẻ sơ sinh - 4 bệnh mẹ cần biết
Bé có một làn da mịn màng, trắng hồng và khỏe mạnh là điều mong ước của nhiều bậc cha mẹ.
Da trẻ sơ sinh rất mỏng, non, dễ nhiễm trùng và trầy xước. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần nắm rõ những ‘căn bệnh’ về da thường gặp ở trẻ để bảo vệ tốt nhất làn da của bé.
1. Da bé bị mụn
Một tình trạng phổ biến da trẻ sơ sinh thường nổi mụn trứng cá. Thường là những nốt mụn nhỏ màu hồng nổi trên người, đặc biệt là trên mặt bé. Nguyên nhân khiến bé nổi mụn là do lượng hormone bé nhận từ mẹ ở giai đoạn cuối thai kỳ. Mụn trứng cá thường xuất hiện ở bé sơ sinh nhưng sẽ lặn dần và hết hẳn theo thời gian. Vì vậy, cha mẹ không cần dùng bất kỳ một loại thuốc đặc trị mụn nào cho bé, tránh gây tổn thương cho da của bé.
2. Da bé bị trầy xước
Da trẻ sơ sinh rất mỏng mảnh và dễ bị trầy xước. Nguyên nhân khiến da bé bị trầy xước là do ma sát giữa da và quần áo hoặc da cọ vào nhau. Để tránh làm da trẻ trầy xước, tốt nhất, mẹ không nên mặc cho bé những bộ đồ quá chật. Ngoài ra, nếu vết xước rộng, mẹ có thể bôi kem liền da dành cho trẻ.
3. Da bé nổi mẩn, phát ban
Bạn phát hiện một số nốt nhỏ màu hồng nổi khắp cơ thể bé, rất có thể bé nhà bạn đang bị phát ban. Nhiệt độ quá ẩm hay quá nóng có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này ở trẻ nhỏ. Vì thế, để tránh cho bé nổi mẩn, phát ban, mẹ nên mặc cho bé những bộ đồ mát mẻ, tránh cho trẻ ở những khu vực quá ẩm.
4. Bé bị Eczema (chàm)
Bệnh Eczema ở trẻ được biểu hiện bằng những vùng da khô và ửng đỏ, dần dần da trở nên sần sùi và kéo theo triệu chứng ngứa, bong tróc da.
Bé sơ sinh là đối tượng thường mắc phải bệnh này. Bệnh eczema thường xuất hiện trên mặt, khuỷu tay, khuỷu chân của trẻ.
Tắm rửa vệ sinh hành ngày cho trẻ là điều không thể bỏ qua khi trẻ bị eczema. Sau khi tắm, cần lau khô để đảm bảo da bé luôn sạch và khô ráo. Hàng ngày dùng kem cung cấp độ ẩm, làm mềm da để xoa khắp cơ thể bé.
Chú ý: - Bạn nên cho bé đi khám bác sĩ nếu bé có biểu hiện bệnh nặng hơn.
- Nên cho bé mặc những loại quần áo làm từ: vải cotton, vải lụa… tránh mặc cho bé vải len vì loại vải này rất dễ gây ngứa và dị ứng.
ST.