Đổi vị với canh thiên lý nấu tôm đầy hấp dẫn
Các món canh với giò sống; canh thiên lý giò sống giải nhiệt
Sau những trận mưa rào đầu hạ mát lành, những dây non bò ra tua tủa, lá xanh mơn mởn, giàn cây dần xanh um. Ngọn vươn dài, những chiếc lá hơi ram ráp hình trái tim xòe bỡ ngỡ.
Một tối sáng trăng đi chơi về khuya chợt bắt gặp làn hương mát lành ngan ngát bẽn lẽn lan tỏa. Sáng hôm sau em chăm chú tìm và thích thú khi phát hiện vài chùm xanh lá mạ phớt vàng lấp ló trong đám lá xanh đậm, rung rinh như cười mỉm. Những bông hoa đã nở rạng rỡ như những ngôi sao.
Nắng hè lọc qua giàn lá xanh mát làm góc sân, hè nhà dịu đi. Gió dường như chịu khó về hơn trên giàn cây thoảng hương thơm dịu nhẹ. Nắng và gió cũng như được ướt hương thơm…
Những chùm hoa thơm được bà nâng niu đặt trên đĩa thắp hương ngày tuần…
Những chùm hoa thơm chị giắt trên tóc mỗi buổi tối…
Những chùm hoa thơm để mẹ có món canh thơm mát ngọt ngào. Canh cua đồng nấu hoa thiên lý.
Những mùa hè hồi ấy chưa nắng nóng như bây giờ, mẹ đi làm đồng về có giỏ cua đồng tươi rói bò lổm ngổm. Chị lụi cụi làm cua giã nhỏ lọc lấy nước. Em mang chiếc rổ nhỏ ra giàn thiên lý hái hoa. Mái đầu nghiêng nghiêng kiếm tìm, ngắt nhẹ nhàng những chùm hoa xinh xắn với những búp nụ thon như ngòi bút, búp đã nở hoa xòe những ngôi sao xanh vàng.
Ngắt thêm nắm lá non xanh. Rổ hoa được ngâm trong chậu nước mưa trong vắt, rửa cho sạch bụi và những chú kiến đen. Những chùm hoa to được ngắt thành từng nhánh nhỏ, vớt ra rổ.
Lá non rửa sạch vò qua. Khi nồi nước cua nổi thịt sôi bồng lên, chị nhẹ tay cho hoa vào, thật khéo lắm để hoa không bị nát, gạch cua không bị vỡ. Nêm nếm thật nhanh tay, canh sôi lên phải bắc ra ngay để hoa không bị nát, giữ nguyên sắc xanh ngắt.
Tô canh thật hấp dẫn với sắc xanh rờn của những búp hoa ngập trong nước canh trong. Những tảng thịt cua nâu nổi trên nền xanh non ấy, điểm chút gạch cua vàng óng ả. Thoảng nhẹ khắp nhà hương thơm khó tả, nhẹ như mùi cốm non, ngát như hương sen, chẳng còn cái tanh tao của cua đồng mà thơm ngây ngất.
Húp một thìa canh, cảm giác như sự kết hợp giữa vị đất đai mát lành của cua đồng và tinh hoa nắng gió với sương khuya của hoa thiên lý làm nên vị ngọt đậm đà mà thanh tao khó tả. Những búp hoa mềm mà giòn, vị bùi ngậy như thấm đẫm hương vị đất trời tinh khiết.
Bên cạnh tô canh là đĩa tép rang đỏ au chen những lát khế vàng, đĩa cà muối trắng tinh… Cái vất vả nhọc nhằn như biến mất, cái nắng mùa hè cũng dịu đi thật nhiều…
Bây giờ ở thành phố cũng dễ thấy hoa thiên lý ở chợ, trong siêu thị. Những bông hoa vẫn xanh màu “thiên lý” như màu thắt lưng của các cô thôn nữ trong thơ xưa. Hoa thiên lý có mặt trong các món ăn gia đình: thiên lý xào thịt bò, bầu dục; canh thiên lý nấu giò sống hay trong món lẩu giữa bàn tiệc sang trọng. Nhưng hình như chỉ nấu canh với cua đồng, món ăn mới thật thanh, thật ngọt, thật thơm.
Và có lẽ chỉ những chùm hoa vừa ngắt trên giàn xuống, giữa chậu nước mưa trong còn muốn nở xòe thêm mới thực còn nguyên hương vị nắng gió đất trời.
Lại muốn được về nhà, giữa trưa hè mẹ nấu cho ăn bát canh cua hoa thiên lý. Đêm trăng sáng, tắt hết điện để hương thiên lý mộc mạc thơm ngát tỏa lan...
Trong thư gửi về chuyên trang Khoẻ & Vui, bạn đọc Phan Thị Cúc Tần, 53 tuổi, ngụ ở An Giang hỏi công dụng của hoa thiên lý. Bà Tần cho biết ở quê bà hoa thiên lý dùng nấu canh, xào với thịt ăn rất ngon. Mới đây ra Hà Nội du lịch, bà được giới thiệu hoa dạ lý hương cũng giống y như thiên lý. “Có phải dạ lý hương cũng là thiên lý? Có tài liệu nói trong thiên lý có chứa chất alkaloid, ăn nhiều có thể chết người, đúng không?” Chúng tôi giới thiệu ý kiến trao đổi của TS.DS Lê Thị Hồng Anh, thầy thuốc ưu tú, Trung ương hội Đông y Việt Nam.
Hoa thiên lý thuộc loại thực phẩm “chồng ăn vợ thích”. Ảnh: Tân Lập
|
Lý này khác lý kia
Thiên lý là loại cây được trồng và ra hoa vào mùa hè, không những toả hương thơm làm mát dịu cả không gian quanh nhà, mà còn là loại thực phẩm bổ dưỡng.
Thiên lý có tên khoa học Telosma cordata (Burm. F) Merr, là dây leo quấn, thường trồng leo lên giàn, cành non có lông mịn, mủ trắng, lá có phiến hình tim, hoa ăn được, thuộc họ thiên lý (Asclepiadaceae). Trong khi đó cây dạ lý hương, có tên khoa học Cestrum nocturnum L., là cây bụi, thân nhỏ (tiểu mộc), hoá gỗ, thuộc họ cà (Solanaceae), hoa thơm nồng lúc chiều tối, không ăn được. Sự nhầm lẫn trong tên gọi hai loại hoa này có lẽ do tên địa phương, vì miền Bắc có nơi gọi thiên lý là dạ lý hương, dạ lài hương...
Độc ít bổ nhiều
Theo bảng “Thành phần hoá học thức ăn Việt Nam” của bộ Y tế, trong 100g hoa thiên lý chứa 2,9g chất đạm; 2,8g bột đường; 3g chất xơ; 52mg canxi; 53mg phốtpho; 1,2mg sắt; 1,17mg caroten (tiền sinh tố A); 0,19mg vitamin B1; 0,13mg B; 1,1mg PP và 45mg vitamin C. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn ghi nhận hoa thiên lý chứa rất nhiều vitamin E, đặc biệt là kẽm và một số khoáng vi lượng khác, là chất thiết yếu cho hoạt động của cơ quan sinh dục của cây cũng như của con người. Riêng về chất alkaloid, chỉ ghi nhận có một ít trong thân dây, lá già (ngắt cuống lá sẽ thấy có một chất keo trong, lấy ngón tay bôi vào, thấy chất nhựa hơi dính tay), chưa đủ để gây ngộ độc trên động vật thí nghiệm, và hầu như hiện diện không đáng kể trong hoa. Cũng cần nói thêm, khi nhắc đến alkaloid, chúng ta thường nghĩ ngay đến hợp chất gây độc. Nhưng không hoàn toàn như thế, alkaloid là những hợp chất hữu cơ thường gặp trong nhiều loài thực vật (khoai tây, tắc, cà chua, vông nem, dừa cạn…) Alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh. Với một lượng nhỏ alkaloid có thể là chất độc gây chết người, nhưng có khi với một liều lượng hợp lý nó là dược phẩm trị bệnh đặc hiệu (như dùng bào chế morphine có tác dụng giảm đau rất tốt hay thuốc codein giảm ho).
Thương chồng nấu canh hoa lý
Vì giàu dưỡng chất, hoa thiên lý ngoài tác dụng làm rau ăn, còn được dùng chữa một số bệnh cho kết quả khá tốt, có tác dụng giải nhiệt, bổ dưỡng, giúp trẻ chóng lớn, giúp người già giảm chứng phì đại tuyến tiền liệt, tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng. Đặc biệt, sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, hỗ trợ tích cực trong cải thiện tình trạng vô sinh ở nam giới bị nhiễm chì. Ông bà xưa có câu: “Thương chồng nấu cháo le le/ Nấu canh hoa lý, nấu chè hạt sen”; cho thấy kinh nghiệm dân gian dùng hoa thiên lý làm thuốc trợ dương cho nam giới là có cơ sở khoa học.
Trong đông y, hoa thiên lý ghi nhận có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là vị thuốc an thần, giúp ngủ ngon giấc, khắc phục tình trạng lao lực, tư bổ tâm, thận, bớt đi tiểu đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, chống viêm, chóng lên da non, được sử dụng trị liệu trong các chứng như viêm kết mạc cấp và mạn, viêm giác mạc và mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi, trị giun kim… Liều dùng hoa thiên lý trong các bài thuốc phổ biến từ 30g – 50g. Khi chế biến các món ăn với hoa thiên lý, lưu ý không xào nấu hoa quá chín, sẽ làm giảm đi các dưỡng chất và nát cánh hoa, mất ngon.
Canh cá hú hoa thiên lý
Nguyên liệu:
Cá hú 300g
Hoa thiên lý 300g
Cà chua 2 quả
Tỏi xay
Nước dùng
Me chua
Rau ngổ, hành
Dầu ăn, đường, nước mắm, hạt nêm
Cách làm:
Vị chua ngọt thanh khiết thơm mùi hoa thiên lý sẽ giúp bạn thể hiện tài nấu nướng với các thành viên trong gia đình.
Cà chua thái múi cau. Rau ngổ, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ. Đun nóng chút dầu, cho tỏi vào phi thơm lên nhé.
Đun sôi nước dùng, cho me vào, nêm 3 thìa súp đường, 1 thìa súp hạt nêm,
1 thìa súp nước mắm. Cho cá, cà chua vào, nêm lại cho vừa ăn. Cho thiên
lý vào, chờ nước sôi lại, tắt bếp thôi.
Thưởng thức thôi nào múc canh ra tô, cho rau ngổ, mùi tàu, tỏi phi lên trên nhé.
Ngon cơm với hoa thiên lý xào lòng gà
Nguyên liệu: (3-4 người)
- 1 bộ lòng gà
- 300-400g hoa thiên lý
- 1 tbs nước mắm
- 1/4 tsp tiêu
- 1 củ hành tím
- hạt nêm
- dầu ăn
Cách làm:
- Lòng gà làm sạch, thái nhỏ. Ướp lòng gà với mắm, tiêu.
- Hoa thiên lý rửa sạch. Đun 1 nồi nước lớn, bỏ vào ít muối và chút dầu
ăn, nước sôi thì cho hoa vào luộc đến khi nồi nước sôi lớn trở lại. Để
nước luộc hoa sôi khoảng 1 phút thì đổ ra để ráo, xả nước lạnh để giữ
cho màu hoa được xanh.
- Hành tím bóc vỏ, thái lát. Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tím rồi cho lòng gà vào xào đều. Lòng gà vừa chín thì gắp ra. Chắt lại phần nước.
- Cho hoa thiên lý và thêm ít hạt nêm vào xào đều. Hoa vừa ngấm dầu và gia vị thì cho lòng gà trở lại chảo, xào thêm khoảng 2 phút cho lòng gà chín hẳn
|
Nguyên liệu - cho 2 phần ăn: 200g hoa thiên lý 100g đậu phụ non 8-10 con tôm tươi 2 thìa súp ma-gi (hoặc xì dầu tùy sở thích). |
|
Cách làm:
Hoa thiên lý nhặt rửa sạch. Đậu phụ xắt miếng vuông vừa ăn. Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ đen ở lưng tôm. |
|
Đun sôi một bát tô nước trong nồi, cho ma-gi và đậu phụ vào. |
|
Khi nước sôi lại bạn thêm tôm vào đun cùng. |
|
Tôm chín bạn thả hoa thiên lý vào nồi, đảo đều, nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp. |
|
Lấy canh ra bát, dùng với cơm rất ngon và mát. |
Thiên lý xào trứng và thịt bò
Thiên lý là loại hoa có tính giải nhiệt cao, không chỉ được trồng để làm cảnh, mà còn được sử dụng để chế biến những món ăn ngon và bổ.