Hội chứng Asperger là gì? Nguyên nhân của hội chứng Asperger. Triệu chứng của Asperger. Làm gì khi trẻ bị Asperger.
Hội chứng Asperger là gì
Hội chứng Asperger là từ dùng dể chỉ dạng bệnh của những em bị chứng rối loạn phát triễn lan toả (rối loạn tự kỷ) với dạng nhẹ nhất và có khả năng sinh hoạt cao nhất.
Cũng như những dạng bệnh rối loạn lan tỏa khác, chứng AS là một rối
loạn thần kinh về phát triễn, thường không rõ do nguyên nhân nào cả. Trẻ
bị rối loạn phát triển lan tỏa thường có những lệch lạc và bất thường
trong ba phương diện phát triển, giao tế xã hội và kỹ năng xã hội,
khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tế và một vài đặc điểm về hành vi và
phong cách như có những cử chỉ lập đi lập lại hay kéo dài và chỉ có một
số sở thích hạn hẹp nhưng mạnh mẽ.
Ba loại xáo trộn đó có nhiều mức độ từ
nhẹ đến nặng là đặc điểm định bệnh chứng rối loạn phát triển lan toả từ
tình trạng tự kỷ đến hội chứng AS. Mặc dù khái niệm bệnh rối loạn phát
triển lan tỏa biến thiên theo một chiều kích duy nhất có thể giúp người
ta hiểu được những điểm tương tự của các rối loạn trong phạm vi rộng,
người ta không thể xác định rõ rằng chứng AS chỉ là một dạng tự kỷ nhẹ
hay những rối loạn đó có những điểm tương tự rất mơ hồ.
Chứng AS tượng trưng một phần trong sự biến thiên của chứng rối loạn phát triển lan tỏa với đặc điểm như sau : trẻ em có khả năng nhận thức cao hơn (ít nhất là chúng có chỉ số thông minh bình thường và đôi khi có thể có chỉ số thông minh khá cao) và khả năng ngôn ngữ bình thường so với những trẻ em bị các dạng rối loạn phát triển khác.
Thật vậy, có khả năng ngôn ngữ bình
thường là một trong những tiêu chuẩn định bệnh AS cho các em mặc dù
chúng có thể gặp nhiều khó khăn nhỏ trong vấn đề xử dụng ngôn từ trong
việc giao tế hàng ngày. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trẻ em bị AS có
hai khả năng tương đối mạnh so với những trẻ em bị tự kỷ và rối loạn
phát triển lan tỏa khác (PDD) và cũng là lý do khiến các em có triển
vọng khá hơn. Các nhà nghiên cứu về việc phát triển chưa thống nhất ý
kiến về sự khác biệt giữa chứng AS và chứng tự kỷ có khả năng sinh hoạt cao
(HFA). Một số nhà nghiên cứu cho rằng hai chứng bệnh khác nhau do những
khuyết tật thần kinh khác biệt. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng
không có sự khác biệt đáng kể. Một nhà nghiên cứu, Uta Frith, cho rằng
trẻ em bị AS có "một thoáng bệnh tự kỷ". Thật vậy, rất có thể là có
nhiều dạng bệnh khác nhau và những nguyên nhân tỉềm ẩn khác nhau trong
các dạng bệnh tự kỷ. Vì thế nhiều khi nhiều trẻ em giống nhau lại được
định bệnh khác nhau từ tự kỷ, đến rối loạn phát triển lan toả (PDD) hay
tự kỷ có khả năng cao (HFA) tuỳ theo ai định bệnh và định bệnh khi nào.
Vì tình trạng tự kỷ có những triệu chứng
biến thiên theo một phạm vi rộng từ nhẹ đến nặng, nhiều trẻ em có những
triệu chứng nhẹ không hể được xác định mức độ mà chỉ được coi là "bất
thường" hay "khác thường" hoặc được chẩn đoán sai là bị chứng rối loạn
thiếu chú ý, bị rối loạn tình cảm v.v. Nhiều chuyên viên cho rằng không
có sự khác biệt rõ ràng giữa trẻ em bị hội chứng AS và những trẻ em"bình
thường nhưng khác biệt". Việc ghi nhận hội chứng AS trong thủ bản chẩn
đoán DSM IV với những tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng giúp cho các chuyên
gia xác định một cách chính xác hơn.
DỊCH TỄ HỌC
Cho đến nay, những cuộc khảo cứu có giá trị nhất cho thấy chứng AS phổ biến hơn là bệnh tự kỷ dạng "cổ điển". Thông thường cứ 10,000 trẻ em thì có 4 em bị bệnh tự kỷ, nhưng có thể có tới 20-25 em bị hội chứng AS.
Ðiều đó có nghĩa là trong một trường học, nếu có một trẻ bị bệnh tự kỷ
thì có thể có nhiều trẻ em khác bị hội chứng AS (nhất là trong các
ttường phổ thông). Thật vậy, một cuộc nghiên cứu dịch tễ học do nhóm
Gillberg ở Thụy điễn kết luận rằng khoảng 0.7 % các trẻ em được nghiên
cứu có những đặc tính lâm sàng của hội chứng AS. Nếu kể cả những trẻ em
có những triệu chứng nhẹ hơn theo chiều biến thiên của chứng PDD cho đến
những trẻ em được coi là "bình thường" thì hội chứng AS không phải là
chứng bệnh hiếm thấy.
Tất cả những cuộc khảo cứu đều đồng ý là
các trẻ em trai có thể có hội chứng AS nhiều hơn các trẻ em gái. Người
ta không hiểu tại sao lại có sự khác biệt này. Hôi chứng AS thường đi
kèm theo với những chứng bệnh khác như rối loạn máy, rối loạn Tourette,
rối loạn thiếu chú ý, và rối loạn tâm trạng như bệnh trầm cảm và lo âu.
Trong một vài trường hợp, hội chứng có
thể là một phần do di truyền (cha hoặc mẹ, thường là cha bị hội chứng AS
hay ít ra là đặc tính tương tự như AS). Yếu tố di truyền trong hội
chứng AS thường rõ rệt hơn là các chứng tự kỷ khác. Các đặc điểm về tính
khí như sở thích mạnh và hạn hẹp, phong cách cưỡng chế và cứng nhắc,
thái độ vụng về trong hoàn cảnh xã hội, hoặc tính nhút nhát cũng phổ
biến nơi các trẻ bị AS. Ðôi khi trong gia đình hoặc họ hàng đã có người
bị chứng tự kỷ, điều này càng xác nhận rằng hội chứng AS và bệnh tự kỷ
là những chứng bệnh liên hệ. Những cuộc khảo cứu khác cho thấy con của
những người bị hội chứng AS có tỉ lệ bị bệnh trầm cảm hay rối loạn tâm
trạng hai chiều khá cao và trong vài trường hợp có chứng cớ di truyền.
Cũng như với bệnh tự kỷ, hội chứng AS có nhiều nguyên nhân kể cả di
truyền và không thể nào gán hội chứng cho một nguyên nhân độc nhất nào
cả.
Ðịnh nghĩa
Theo thủ bản DSM-IV, các tiêu chuẩn định bệnh của hội chứng AS bao gồm các triệu chứng sau đây:
Sự suy thoái trong phẩm chất việc giao tiếp xã hội bao gồm một số hay tất cả những điều sau :
- Suy giảm khả năng dùng cử chỉ để điều hoà việc giao tế,
- Không có thể làm bạn với trẻ cùng lứa tuổi,
- Không thích chia sẻ một cách tự phát những kinh nghiệm với những trẻ
em khác, và thiếu sự hỗ tương qua lại về mặt xã hội và tình cảm.
- Có những hành vi, sở thích hay hoạt động hạn hẹp, lập đi lập lại và rập khuôn bao gồm :
- Bận tâm với một hay nhiều sở thích hạn hẹp và rập khuôn, nhất mực theo một thông lệ hay nghi thức nhất định,
- Có những thói quen cầu kỳ, kiểu cách rập khuôn và lập đi lập lại hay rất bận tâm với những phần nhỏ của các đồ vật,
Những cử chỉ hành vi này gây xáo trộn
đáng kể trong sinh hoạt hàng ngày và giao tế xã hội. Nhưng tình trạng
này không phải do việc chậm phát triển về nhận thức hay những khả năng
thích nghi, sở thích trong môi trường hay việc chậm nói. Ông Christopher
Gillberg, một bác sĩ Thụy điển nghiên cứu rất nhiều về hội chứng AS, đã
đề nghị tiêu chuẩn định bệnh hội chứng AS, giải thích rõ hơn những tiêu
chuẩn trong DSM-IV. Sáu tiêu chuẩn này mô tả những đặc tính duy nhất
của các trẻ em bị hội chứng AS như sau :
Thiếu sót khả năng xã hội với đặc tính hướng về bản thân mang tính vị kỷ tối đa có thể bao gồm :
- Không thể tương tác với trẻ cùng lứa tuổi;
- Không muốn tương tác với trẻ em cùng lứa;
- Thiếu khả năng đánh giá những quy ước xã giao
Sở thích hạn hẹp và bận tâm về:
- vai trò hơn là ý nghĩa
- không màng đến sở thích khác
- triệt để tôn trọng, lập đi lập lại một vài cử chỉ
- Có những thói quen hay nghi thức có thể :tự đặt ra cho mình, hoặc ép người khác phải làm theo
Ngôn từ và nói năng đặc thù như :
- mới đầu có thể có vẻ chậm nói
- nói năng có vẻ như bình thường
- giọng hay cách nói có những đặc tính kỳ lạ
- không hiểu được lời người khác hay hiểu nghĩa đen mà thôi
Những khó khăn trong việc dùng cử chỉ để thông đạt, chẳng hạn như :
- ít dùng cử chì
- có điệu bộ hay nét mặt vụng dại
- cái nhìn 'sừng sững" kỳ lạ
- khó lòng xử thế khi người khác đứng gần bên
Cử chỉ vụng về : không phải trẻ em AS nào cũng có
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
Ðặc tính tiêu biểu và độc đáo của các trẻ bị hội chứng AS là những sở thích đặc biệt lạ thường của các em.
Trái lại với những trẻ em tự kỷ thường tỏ ra thích những đồ vật hay một
phần của đồ vật, trẻ em bị hội chứng AS thường có những sở thích về mặt
trí thức. Khi mới đi học hoặc ngay cả trước khi đến trường, các em
thường tỏ ra thích thú đặc biệt với một lãnh vực nào đó như toán, khoa
học, đọc sách (một vài em có khả năng đọc sách rất sớm và mau trước các
em cùng lứa) hoặc lịch sử hay địa lý, các em muốn tìm hiểu tất cả những
gì có thể biết về lãnh vực đó và lúc nào cũng muốn nói chuyện về lãnh
vực này mỗi khi rảnh rỗi. Tôi đã gặp những trẻ em AS có sở thích đặc
biệt về bản đồ, thời tiết, thiên tinh học, nhiều loại máy móc, xe hơi,
xe lửa, máy bay hay hoả tiễn. Ðiều đáng ngạc nhiên là ngay từ năm 1944
khi mới phát hiện hội chứng AS, lãnh vực giao thông chuyên chở đã từng
là sở thích của các em bị AS (nhiều em thuộc lòng vanh vách những trạm
xe lửa ở thành phố Vienna).
Nhiều trẻ em bị hội chứng AS, có em chỉ
mới ba tuổi, có thể nhớ được những điều khác thường chẳng hạn lộ trình
giao thông, tuyến đường. Ðôi khi những sở thích đặc biệt của các em
tượng trưng những sở thích quá đáng của các trẻ em trong thời đại này
như rùa Ninja, Power Rangers, khủng long v.v. Nhiều em thay đổi sở thích
khi lớn lên. Có nhiều em cứ giữ nguyên một sở thích cho đến tuổi trưởng
thành và chọn nghề nghiệp theo sở thích đó, nhiều em đã trở thành giáo
sư đại học trong lãnh vực mà các em thích từ nhỏ.
Những đặc điểm khác của hội chứng AS là sự khiếm khuyết về mặt giao tế xã hội, khác với các em bị chứng tự kỷ.
Mặc dù thầy cô giáo thường nhận xét rằng các em bị hội chứng AS thường
"sống trong thế giới riêng của mình" và chỉ chú tâm đến sở thích riêng
của mình, các em thường không có vẻ xa lánh mọi người như các em bị tự
kỷ. Thật ra đa số các em bị AS khi đến tuổi đi học đều tỏ ra muốn hoà
đồng với mọi người và muốn có bạn. Các em thường tỏ ra bất mãn và thất
vọng vì sự thiếu xót về giao tế của mình. Ðiều khó khăn cho các em không
phải tại các em không giao tiếp nhưng tại vì các em không giao tiếp
thành công. Hình như các em không biết cách "quan hệ" với người khác.
Gillberg đã mô tả điều này như 'một rối loạn về sự cảm thông", không có
khả năng để "nhận ra những nhu cầu, quan điểm của người khác và đáp ứng
lại những nhu cầu, quan điểm đó". Vì thế các em bị AS thường hiểu lầm
những hoàn cảnh trong xã hội và phản ứng của các em thường bị coi là "kỳ
quặc", bất thường. Mặc dù các em bị AS có khả năng nói bình thường
(khác với các em bị tự kỷ và PDD), các em lại lại nói năng một cách khác
thường. Các em nói với giọng trả bài một mạch. Cách diễn đạt của các em
(giọng nói, giọng cao thấp, cách uốn giọng, âm lượng v.v.) thường có vẻ
khác lạ. Ðôi khi các em nói năng có vẻ trịnh trọng, mô phạm, không dùng
những từ phổ thông hay tiếng lóng như người thường hoặc dùng không đúng
cách, các em thường hiểu theo nghiã đen.
Các em thường hiểu những lời người khác
một cách cụ thể cho nên khi người khác dùng những từ ngữ trừu tượng thì
các em không hiểu. Khả năng nói chuyện bình thường cụ thể của các em
thường kém cỏi vì các em không biết giữ luật luân phiên nói, các em lại
hay lái câu chuyện về sở thích riêng của mình và khó lòng giữ luật "cho
và nhận" trong việc đàm thoại. Nhiều trẻ em bị AS không biết nói chuyện
khôi hài, không hiểu được những câu nói khôi hài hoặc cười không đúng
lúc, mặc dù một số em rất thích những câu chuyện diễu và hài, nhất là
lối nói chơi chữ. Người ta thường hiểu lầm là các em bị các chứng bệnh
phát triển lan tỏa không biết khôi hài. Nhiều em bị chứng AS hay nói mà
lại không nhận ra rằng lắm lời cản trở việc giao tế với người khác.
Khi tìm hiểu tiến trình phát triển ngôn
ngữ của các trẻ bị AS, không có một khuôn mẫu nhất định: một số biết nói
sớm hoặc đúng lúc, một số chậm nói nhưng lại theo kịp khi đi học. Một
trẻ em lên 3 mà chưa biết nói, thì có thể bị bệnh tự kỷ nhẹ hay chứng
AS, phải chờ thêm một thời gian mới định bệnh rõ ràng được. Thông thường
trẻ em bị AS phát triển ngôn ngữ giống như các em bị bệnh tự kỷ : các
em có thể có những câu nói lập đi lập lại hoặc nhái lại những câu đã học
được từ trước.
Bs.
Stephen BaueNuôi dạy con có hội chứng Asperger
Vấn đề tiêu hóa Tôi nhận thấy là những người không chịu được đường dường như nằm trong
nhóm gene của người bị AS. Nói cách khác, đối với đa số mọi người, ăn
ngọt vào lúc đi ngủ không gây ra rối loạn gì. Nhưng đối với những người
thuộc nhóm gene đặc biệt, đường có thể là tác nhân làm không ngủ được.
Đối với mấy đứa con tôi, đường còn làm gia tăng năng lượng. Bạn muốn xem
chúng có những hành vi không kiểm soát nổi? Cho chúng ăn kẹo! Nếu bạn
đang cho con ăn nhiều đường, hãy giảm bớt và để ý xem hành vi của chúng
có thay đổi không. Hoặc có thể ăn vào buổi xế, để không ảnh hưởng đến
giấc ngủ.
Một cái khác cũng thường xảy ra là sự tiêu hóa kém và gây ra nhiễm trùng
đường ruột. Triệu chứng là ợ chua, đầy hơi trướng bụng, và phân lỏng.
Bản thân tôi cũng từng bị những trục trặc này mặc dù tôi không bị AS.
Cha tôi cũng vậy. Tôi biết nhiều trẻ AS đều có triệu chứng về tiêu hóa
như vậy. Không chỉ bị đầy hơi là phổ biến, mà một số men xấu cũng có thể
sinh ra độc tố toxins có thể gây hại cho hệ miễn dịch của con và / hoặc
gây ra các rối loạn nội tiết. Trường hợp của tôi thì bị viêm phế quản
kinh niên. Vào năm tôi 10 tuổi (vào những năm 1970), tôi đã được chẩn
đoán và kê đơn như sau : men ruột antibiotic và chế độ ăn kiêng nghiêm
ngặt không tạo men (không đường, không bánh mì, không giấm, không
fromage, vv…). Tôi cảm thấy khỏe hơn nhiều khi ăn theo chế độ như vậy.
Nhiều trẻ AS bị hội chứng “
rò rỉ” khi ăn nhiều thức ăn có chứa
casein (protein từ sữa) và gluten (protein từ bột mì), những chất này sẽ
bị rò rỉ từ ruột vào máu, gây ra một chất gây mê và gây nghiện khi đi
vào não. Do vậy những người bị hội chứng này sẽ có những hành vi không
kiểm soát được và bị “nghiện” những thức ăn này vì chúng gây ra cảm giác
hưng phấn, đó là bột mì và sữa. Hiện nay nhiều gia đình đang cố gắng
duy trì một thực đơn
không gluten và không casein (GFCF) để điều trị chứng bệnh này.
Tôi cho các con tôi ăn những thực phẩm sau :
giàu enzymes (đu
đủ, cam thảo,…), một số thuốc có chứa HCl (hydrochloric acid) như
Betaine Hydrochloride. Những chất này giúp cho thức ăn tiêu hóa hòan
toàn tron bao tử. Nhờ đó vi khuẩn trong ruột sẽ không có cơ hội phát
triển, vì thiếu thức ăn; và các phân tử gluten và casein cũng được phá
hủy trước khi chúng vào ruột. Bạn hãy thử xem!
Có một cách để chữa đau bụng :
than hoạt tính. Bạn có thể mua
viên thuốc này ở tiệm thuốc, uống 3 hay 4 viên, chờ khoảng 10 phút cho
đến khi cơn đau qua đi. Chất carbon giúp hấp thu hơi gas trong bụng. Tôi
nghĩ nguồn gốc của rối loạn tiêu hóa có 2 mặt. Một mặt là do acid trong
bao tử không đủ, do cấu trúc gene gây ảnh hưởng.
Mặt khác là do thức ăn của chúng ta thiếu enzymes. Trước khi cho vào tủ
lạnh, người ta thường sử dụng các phương pháp bảo quản giữ lại đầy đủ
enzymes. Thức ăn “chua”, như là sauerkraut, kem chua, hay bột chua, …
được làm trên cơ sở những vi khuẩn bảo vệ sinh ra enzymes. Thực phẩm
hiện đại chúng ta đang sử dụng bị thiếu hụt enzymes – việc đóng hộp và
tiệt trùng giết chết các enzymes này. Enzymes giúp tiêu hóa trước thức
ăn. Vì thế chúng ta cần dùng thêm enzymes để bổ sung trong bữa ăn, đặc
biệt nếu chúng ta nằm trong nhóm genes cần lưu ý. Có nhiều người đã
nghiên cứu về vấn đề này và đã xuất bản sách về đề tài enzymes cho người
AS. Tôi tin chắc những quyển sách này sẽ cho bạn nhiều thông tin hay.
Bạn có thể dùng enzymes tổng hợp không có chứa đường, hoặc đối với trẻ
em thì đu đủ là nguồn cung cấp enzymes tự nhiên rất tốt.
Các vấn đề về sự gắn kết
Một thứ nữa mà bạn cần để ý đó là rối loạn về sự gắn kết. Asperger có
thể là nguyên nhân gây ra. Nó có thể gây ra những phản ứng mang tính tàn
phá. Nếu con bạn dưới 12 tuổi thì có thể chữa được!
Trẻ em có vấn đề về sự gắn kết sẽ không thích gần gũi cha mẹ, đặc biệt
là mẹ. Sự gắn kết là một đề tài nghiên cứu gần đây mà trước tiên họ tập
trung vào đối tượng con nuôi, là những trẻ không có mối liên hệ chặt chẽ
với mẹ của chúng vào những tuần lễ đầu tiên của cuộc đời. Những trẻ này
có thể đi từ nhà nuôi dưỡng này đến nhà nuôi dưỡng khác, cho đến khi
cuối cùng chúng tìm thấy một gia đình yêu thương mà ở đó cha mẹ phải tìm
kiếm sự liên kết với chúng. Nhưng tới lúc này thì bộ não của đứa trẻ đã
bị thương tổn, và không có sự gắn kết nào có thể hình thành.
Đối với một đứa trẻ sơ sinh, sự thiếu gắn kết là một tình huống gây chấn
thương, làm cho đứa bé phát triển rối loạn stress về sau. Hậu quả là,
nó sống trong trạng thái chiến đấu-hay-bay ở phần dưới bộ não. Phần trên
của bộ não, là nơi mà tất cả mọi người bình thường đều hoạt động từ đó,
thì không phát triển.
Đứa trẻ với bộ não kém phát triển có thể biểu lộ những khiếm khuyết
trong giao tiếp xã hội giống như một đứa trẻ AS vào tuổi vị thành niên.
Nó sẽ trở thành một đứa trẻ dễ giận dữ. Những đứa trẻ này không hòa hợp
với cha mẹ, chúng hầu như không quan tâm. Những hành vi kinh khủng có
thể xảy ra. Đó là trường hợp xấu nhất, được gọi là RAD (Reactive
Attachment Disorder)
Nhưng tương tự như tự kỷ, các vấn đề về gắn kết cũng nằm trong phạm vi
này. Và những đứa có những biến thái nhẹ nhàng hơn cũng không hẳn là con
nuôi. Có lẽ con bạn ít được âu yếm vuốt ve. Con trai của tôi (con ruột,
không phải con nuôi) có tâm hồn khô cứng. Hãy nhớ lại xem con bạn khi
con nhỏ có hay chạy thục mạng ra khỏi đám đông không. Con trai tôi đã
từng chạy xa khỏi tôi ở một hội chợ đông đúc khi nó mới 18 tháng – chỉ
chạy và cắm đầu chạy. Nếu tôi biết phản ứng này có ý nghĩa thế nào thì
đã tốt hơn nhiều. Con trai tôi khi còn nhỏ luôn đi đầu, không ngừng nhìn
ngó khám phá chỗ này chỗ kia, còn tôi thì cố hết sức bám theo phía sau.
Nó luôn làm cho mọi thứ rối tinh lên, chăm một mình nó bằng ba đứa, và
tôi không có đủ ba đầu sáu tay để chắc chắn là có thể kiểm sóat con tốt.
Khi xem hình tôi chụp với 3 đứa con, thằng con AS luôn đứng trước, còn
tôi nắm tay hai đứa bình thường đứng sau.Tôi đã từng nghĩ tôi có một đứa
con thích khám phá, chứ không phải là một đứa bất thường. Tôi đã không
nhận ra là có một vấn để nghiêm trọng ẩn đằng sau chuyện đó – đó là con
thiếu sự liên kết với mẹ - mà lẽ ra có thể chữa được khi con còn nhỏ.
Khi con tới tuổi dậy thì, và bùng nổ những cơn giận dữ, luôn tỏ ra thù
địch với mẹ, nói dối và đánh lừa cả mẹ. Nó tỏ ra khó chịu khi tôi chạm
đến nó. Nó vẫn sống với phần bộ não chiến đấu-hay-bay, và không thể điều
chỉnh hành vi được. Cho dù lúc nó đang giận dữ, hay đang nằm trên
giường đọc sách, hay đang bị một cơn đang đầu, nó đề không chịu nghe lời
tôi. Nó còn dọa đánh tôi. Nó trút mọi cơn giận dữ vào tôi, mẹ của nó.
Kỷ luật không có tác dụng gì. Nó chẳng quan tâm cho dù tôi có rút lại
quyền lợi của nó. Tương lai của con thật là ảm đạm. Tuy vậy, ở trường
thì nó hợp tác hơn và đôi khi cũng biết nghe lời ba.
Nếu bạn có một đứa con nhỏ có tính quá độc lập, không thích ôm ấp, mà
lại được chẩn đóan là có hội chứng AS do ADD và giao tiếp xã hội kém,
bạn nên áp dụng phương pháp điều trị đơn giản về các vấn đề gắn kết,
phương pháp này có thể có tác dụng tốt và chữa được cho con bạn. Đây là
nguyên tắc : XÂY DựNG MốI LIÊN KếT. Mấu chốt của vấn đề là “tiếp xúc
ngoài da” hay thể hiện ở sự ôm ấp, âu yếm, vuốt ve… bởi vì các hành động
này sẽ giúp phát triển các neurons thần kinh và nối kết chúng. Vì thế
hãy thường xuyên xoa lưng và massage cho trẻ, cố gắng làm mỗi ngày. Cố
gắng ôm con, và thưởng cho con nếu con để cho mẹ ôm. Cho con nhiều thực
phẩm có lợi như bơ thực vật, và dầu olive. Đây là những thực phẩm cơ bản
giúp xây dựng bộ não, hoặc là tái cấu trúc não.
Nếu vấn đề thiếu gắn kết của con bạn bị để quá lâu không chữa, những
thương tổn xã hội và sự khó khăn trong học tập sẽ càng ngày càng nhiều.
Nó cũng có thể bị AS, có lẽ AS đã gây ra vấn đề gắn kết này. Trong bất
kỳ trường hợp nào, đứa trẻ tỏ ra không hợp tác và quá độc lập.
Chúng tôi đưa con trai AS đến gặp chuyên viên tư vấn khi con 9 hay 10
tuổi bởi vì con rất khó dạy. Nhưng họ không nhận ra vấn đề gắn kết bởi
vì nó không quá nặng, ngoài ra vào thời gian đó nghiên cứu về rối loạn
gắn kết vẫn chưa đầy đủ. Con không có vẻ mặt giống như mấy đứa trẻ bị
RAD nặng. Con chỉ không hợp tác và quá độc lập, không có bạn, và cũng
quá khó khăn với anh em trong nhà. Và con cũng không thích tôi đụng đến.
Hơn nữa, con cũng không thể xây dựng mối liên hệ với người tư vấn.
Con trai tôi đã lớn hơn khi chúng tôi nhận ra vấn đề của con có tên –
rối loạn gắn kết. Chúng tôi phát hiện ra điều này khi so sánh ghi chú
với một người bạn cũ mà đứa con gái nuôi của người bạn này được chẩn
đoán bị RAD. Đứa bé này cũng cố gắng không cho cha mẹ chúng chạm đến.
Chúng tôi tìm ra một chuyên gia trị liệu chuyên về các vấn đề gắn kết.
Hầu hết các nhà trị liệu không nhận chữa cho trẻ lớn hơn 11 tuổi bởi vì
tỉ lệ thành công quá thấp. Con trai chúng tôi khi đó đã 13 tuổi. Nhưng
bà ta giúp chúng tôi cách khác. Chúng tôi cố gắng tạo mối dây liên kết
giữa con trai và tôi, mẹ nó. Nhà trị liệu cũng không cần gặp con trai
tôi, vì những đứa trẻ không có mối liên kết với mẹ thì chúng cũng không
liên kết với ai khác.
Bà chuyên gia hàng tuần gặp tôi và bà thử đủ mọi cách để giảm bớt tình
trạng của con bằng những hoạt động vui nhộn, không đưa ra nhiều mệnh
lệnh, nhưng luôn bám vào vấn đề chính là gia tăng sự gắn kết. Tôi ghi
chú vào các mẩu giấy nhỏ đính lên tủ lạnh “Hãy vững tin. Hãy vui vẻ.
Mạnh mẽ và yêu thương”, đó là những gì mà tôi muốn làm cho con của tôi
như một người mẹ. Chúng tôi cũng đã cho con trai sử dụng Ritalin để chữa
chứng ADD, nhưng lại gây ra phản ứng phụ là khó ngủ, và đau nửa đầu.
Khi chúng tôi ngưng thuốc thì các phản ứng đó giảm đi,
Nhưng chúng tôi hầu như thất bại với con trai tôi. Các chiến lược dạy
con đều không có tác dụng. Tương lai của con, với biểu hiện không tỉnh
táo và hay giận dữ, trông có vẻ ảm đạm. Đôi khi tôi tính gọi cảnh sát
khi con đánh tôi. Chúng tôi đã cầu nguyện cho một phép màu, tuy nhiên
mọi nỗ lực đều không có kết quả.
Vào mỗi sáng sớm khi thức dậy tôi ngồi cầu nguyện bên cạnh con, và vuốt
ve con nhẹ nhàng. Chúa đã cho tôi biết cách làm lành vết thương của con.
Ngay khi tôi bắt đầu cầu nguyện bên cạnh con, thì Alex thay đổi và tỏ
ra sẵn lòng nghe lời tôi, tham gia vào một số công việc của tôi, và để
cho tôi chạm vào con.
Con trai tôi được chẩn đóan là AS vì giao tiếp xã hội kém và rối loạn
ADD. Có hai giả thuyết tại sao con lại có vấn đề về gắn kết.
1. Các bác sĩ của con nghĩ là hội chứng AS gây ra vấn đề gắn kết. Ông
nghĩ là tổn thương của hệ thần kinh đã làm cho con bị AS và do vậy cũng
làm cho con từ chối gắn kết với tôi, mẹ nó. Một bằng chứng có liên quan
về chuyện này là một người phụ nữ mà tôi biết bị AS đã kể cho tôi nghe
bà đã từng là một đứa trẻ giận dữ. Tất nhiên là chưa có ai nghiên cứu
vấn đề này.
2. Chuyên gia trị liêu của con tôi nghĩ là thời khi trong bào thai đã có
ảnh hưởng tới con. Con bị suy dinh dưỡng nặng nề trong tử cung vì nhau
thai đã dành phần lớn thức ăn cho người anh sinh đôil. Điều này làm cho
con bị stress nặng nề từ trong bụng. Khi sinh ra, con được ăn bằng ống
thông nối qua cổ họng, rất khó chịu và đau. Cuối cùng, điều tệ nhất là
con bị để trong bệnh viện cả tuần trong khi tất cả mọi người đã về nhà.
Con chỉ nhìn thấy mẹ khoảng hai giờ một ngày trong tuần lễ đó. Đây có lẽ
là khủng hoảng sâu sắc nhất đối với một đứa bé mới sinh. Vì thế con
hình thành sự kết án người khác ngay từ khi còn rất nhỏ và con không tin
ai có thể đáp ứng nhu cầu của con, con phải tự lo cho chính con. Kết
quả của rối loạn stress kéo dài và sự thiếu chăm sóc đã làm cho bộ não
của con phát triển không phù hợp và có thể là nguyên nhân kích thích AS.
Đây chỉ là giả thuyết của tôi.
Trẻ bị AS thường có vấn đề về gắn kết. Do vậy, đây là bài học cho các
bạn. Nếu con bạn khi từ nhỏ không thể hiện sự gắn bó mạnh mẽ, mối quan
tâm hàng đầu là phải thiết lập mối dây liên hệ đó. Nếu không sau này trẻ
sẽ gặp nhiều rắc rối.
(ST)