Luôn mồm nhắc về game
Một
khi đã trở thành con nghiện thế giới ảo chắc chắn thời gian, tâm sức và
đầu óc của game thủ dành cho game là rất nhiều. Những cá nhân này coi
game là thước đo "chuẩn" để so sánh hoặc ví von cho các hành động ngoài
đời (thí dụ gọi bạn bè là bằng hữu, xưng tại hạ...). Thậm chí, có cả
những điều không mấy liên quan họ cũng quy về thế giới ảo.
Hiện tượng trên nhiều khi có thể không phải là biểu hiện của việc nghiện
game tiêu cực, mà chỉ là niềm đam mê trò chơi quá mạnh mẽ, thế nhưng
ranh giới giữa 2 điều này là rất mỏng manh nên cần phải thực sự cẩn
trọng. Còn bạn, nếu có bạn bè như vậy thì nên hướng họ tới những suy
nghĩ "thực tế" hơn.
Buồn bã khi bị kéo ra khỏi máy tính
Vì
gắn bó với chiếc máy tính hàng ngày, các game thủ coi nơi này như...
thánh địa. Mỗi khi ở trước máy tính chúng ta đều thấy hình ảnh một người
nhanh nhẹn, hoạt bát thậm chí có phần... cực nhanh. Thật chóng mặt khi
nhìn các game thủ rê chuột, bấm phím hay chuyển màn hình với tốc độ kinh
người.
Tuy nhiên, khi rời xa chiếc máy tính, họ như biến thành con người khác
khi chậm chạp thậm chí đôi khi có phần hơi "lờ đờ". Nếu như gặp các game
thủ này ở hai "hoàn cảnh" khó có thể nhận ra được họ.
Dẫu
vậy, điều này thậm chí đúng với cả các... kỹ sư máy tính nên cũng đừng
lấy làm lo lắng. Hãy theo dõi thật sát sao để kịp ngăn họ vượt quá giới
hạn bình thường.
Luôn mồm kể về nhân vật của mình
Trong
đa số các game nhập vai, game thủ thường gắn liền với một nhân vật ảo
nào đó. Đương nhiên, việc gắn b�� với một nhân vật thời gian dài sẽ khiến
cho tất cả các game thủ không nhiều thì ít đều có cảm tình với nhân vật
của mình.
Tuy nhiên, các "con nghiện" game thường luôn mồm nói về "con cưng" mọi
lúc mọi nơi. Thậm chí, mỗi khi xem film họ thường... chê bai các anh
hùng trên film vì không bằng nhân vật ảo của mình. Cá biệt có trường hợp
còn quý tính mạng trong thế giới ảo quan trọng hơn cả ngoài đời thực.
Luôn tính toán chi tiết các yếu tố trong thế giới ảo
Tính
toán các event hay cộng điểm trong thế giới ảo là việc của tất cả mọi
game thủ. Những tính toán này rất quan trọng trong quá trình " hành
hiệp" của họ và đây là điều không ai không phải làm.
Tuy nhiên, các "con nghiện" game online lại đẩy nó lên một "tầm cao"
mới. Họ tính toán các yếu tố trong game như một thú vui. Mọi lúc, mọi
nơi các game thủ này đều... tính toán, có những thứ họ đã tính cả...
chục lần vẫn chưa là đủ. Thậm chí có trường hợp còn lập hẳn một quyển
"sổ tay" để tính toán, cộng dồn các chỉ số để mỗi lần buồn lại... giở ra
xem.
Đặc biệt nguy hiểm với người thiếu bản lĩnh
Game
online đặc biệt nguy hiểm đối với những người thiếu bản lĩnh, nghị lực
kém và nhân cách chưa định hình, đặc biệt là thanh thiếu niên. Kết quả
khảo sát trong một cuộc điều tra xã hội học của nhóm thực hiện đề tài
gần đây cho thấy, yếu tố dễ gây nghiện khi chơi game online chiếm thứ
hạng thứ ba (44,60%), chỉ sau yếu tố tốn tiền (58,60%) và yếu tố tốn
thời gian (48,90%). Ở các quốc gia trên thế giới, “nghiện” game online
đã thực sự trở thành một vấn đề nan giải, và việc thành lập bệnh viện
điều trị cho những người “nghiện” game online đã có từ một vài năm trước
đây. Bà Keith Bakker, giám đốc dưỡng đường dành cho những người chữa
bệnh nghiện game, khẳng định: Một số người nghiện game online có những
biểu hiện tương tự nghiện cai ma tuý. Họ cũng run rẩy và toát mồ hôi dữ
dội khi nhìn thấy một máy vi tính. Ngoài ra, ở người nghiện game, khi họ
chơi game, não bộ họ tiết ra chất endorphine (một loại nội tiết tố mang
lại sự hưng phấn), vì vậy họ thường né tránh những vấn đề cá nhân bằng
game. Và khi một thiếu niên giam mình trong phòng riêng (có máy tính)
hàng giờ liền mà không cần đến bất kỳ hoạt động xã hội nào khác thì khả
năng nghiện game là rất lớn.
Không kịp cởi mũ đã ngồi ngay vào máy (ảnh minh họa)
Hai
trường hợp sau đây đều mới xảy ra tại TP.HCM: một bệnh nhân tên T., 17
tuổi đã vào nhà vệ sinh của một điểm kinh doanh Internet ở Q.1 cắt tay
tự tử. Theo thông tin ban đầu thì trước khi vào nhà vệ sinh, T. chơi
game liên tục suốt 20 giờ. Và Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã tiếp nhận một
bệnh nhân tên K., là học sinh, 16 tuổi, ngụ ở Quận 6 được đưa đến bệnh
viện trong tình trạng lơ mơ, người suy kiệt do chơi game quá nhiều. Sau 3
giờ được cứu chữa, K mới hồi phục.
Việc
trẻ nghiện game online về lâu dài sẽ để lại những khó khăn về mặt tâm
thần. Nhiều em có biểu hiện của các rối loạn hành vi như ăn cắp, nói
dối, bỏ nhà ra đi... Nhiều em lại rơi vào các trạng thái của trầm cảm và
các bệnh lý tâm căn bởi stress trường diễn do chứng nghiện game online
mang lại. Đã có những em có hành vi tự hủy hoại bản thân như tự tử chỉ
vì nghiện game online.
Hiện
tất cả những trò chơi trên mạng đều có tính kích thích mạnh, có sức cám
dỗ rất lớn, nhất là đối với những người trẻ. Tuy nhiên, có rất nhiều
người ham thích game online nhưng không phải ai cũng nghiện. Tùy tạng
thần kinh và nhân cách mà mỗi người có phản ứng khác nhau. Có người say
mê thích thú quá dẫn đến lệ thuộc vào nó thành nghiện, rất khó chữa. Đó
thường là những người chưa chín chắn, dễ sốc nổi, hưng phấn và thuộc
tạng thần kinh yếu. Những người bị chứng nghiện game online thường không
muốn rời chiếc máy tính, nếu không được chơi thì nhớ, thèm, sinh ra
buồn phiền, chán nản thậm chí kích động phá phách đồ đạc. Về mặt sinh
lý, họ có thể có các biểu hiện như vã mồ hôi, chán ăn, mất ngủ, sút cân
nhanh. Khi say sưa sống trong thế giới ảo... sẽ làm lệch trí tưởng
tượng, thị hiếu bình thường của người chơi, nhất là trẻ em. Căng thẳng
tâm lý sẽ là điều tất yếu khi chơi game online. Một cuộc chơi kéo dài từ
12 đến 24 tiếng, não của người chơi sẽ không thể chịu nổi.
Theo
một nghiên cứu của chúng tôi, khi đặt câu hỏi: “Thái độ của cha mẹ và
người thân của em như thế nào khi em chơi game online?” thì (38,35%) -
chiếm tỉ lệ cao nhất, phụ huynh biết con em chơi game online nhưng vẫn
để cho các em chơi thoải mái. Thái độ không quan tâm khi các em chơi
game online xếp thứ hạng hai (22,58%). Hầu như phụ huynh chỉ thực sự
quan tâm khi con em mình đã say mê, thậm chí “nghiện” một hình thức giải
trí nào đó. Ngoài ra trẻ còn có một số biểu hiện khác khi nghiện game mà bố mẹ nên biết:
- Trở nên giận dữ, bất an và khó chịu khi bị ngăn cấm chơi game
- Càng ngày càng chơi lâu hơn
- Hay nghiên cứu cách chơi game, tính toán số điểm, số tiền, vật phẩm kiếm được từ game.
- Hay kể về các nhân vật, hành động trong game
- Hay nghĩ cách kiếm tiền để chơi game
- Chơi game để lẩn trốn việc nhà, việc học và các trách nhiệm
- Chơi game để giải tỏa buồn bực, trầm cảm, căng thẳng
- Sau khi thua 1 game, trở lại chơi để đạt được điểm cao hơn, kiếm được nhiều đồ trong game hơn.
- Lừa dối gia đình hay bạn bè để che dấu mức độ chơi game
- Có các hành vi tiêu cực chẳng hạn như trộm cắp ở nhà hay nơi nào đó để có tiền chơi game.
- Không quan tâm đến mối quan hệ gia đình, bạn bè và người khác
- Mất hoặc không hứng thú các hoạt động thể thao, vui chơi lành mạnh khác
- Không quan tâm đến chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh cá nhân
- Có những cử chỉ/hành động giống nhân vật trong game.
- Có nhóm bạn cùng chơi game