Hội chứng nghiện internet là gì? Nguyên nhân gây nghiện internet. Điều trị chứng nghiện internet bằng cách nào?
Hội chứng nghiện internet:
Internet
không
còn xa lạ với cuộc sống. Nó đã phổ biến tới tất cả những vùng sâu, vùng
xa, ngay cả những đối tượng là học sinh tiểu học cũng đã được tiếp cận
với Internet. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà Internet mang
lại thì những vấn đề phức tạp nảy sinh từ Internet cũng không nhỏ.
Việc
tiếp cận Internet quá sớm, không khoa học và lạm dụng Internet một cách
thái quá đã dẫn tới triệu chứng mới đối với những người sử dụng
Internet, mà theo các nhà chuyên môn, đây chính là tình trạng nghiện
Internet.
Nghiện net như nghiện ma tuý
Theo
các nhà chuyên môn thì cộng đồng người nghiện Internet hiện nay bao gồm
70% là con nghiện chơi game, 10% là nghiện chát, 50% lên mạng để đánh
bài, 15% còn lại là các hoạt động lên mạng để đánh bóng mình.
Tại
phòng khám Tuna, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng,
bác sỹ Lã Thị Bưởi cho biết: "Chỉ trong vòng đầu năm 2008 tới giờ đã có 5
trường hợp rơi vào tình trạng nghiện nét được gia đình đưa tới trung
tâm để xin điều trị. Tất cả 5 trường hợp này đều đang ở độ tuổi học sinh
phổ thông.
Trong
hai năm trở lại đây, phòng khám đã phải điều trị cho rất nhiều trường
hợp nghiện nét khác nhau với những mức độ nặng nhẹ khác nhau, có những
trường hợp khi tới đây đối tượng hoàn toàn mất khả năng giao tiếp xã
hội, ngay cả với người thân trong gia đình cũng phải thông qua giao tiếp
bằng Internet chat trực tuyến".
Em Nguyễn Minh Hoàng, 16 tuổi, ở Từ Liêm, Hà Nội, vốn là một đứa trẻ hiếu động, thông minh, hay giao lưu với bạn bè.
Nhưng
2 năm trở lại đây, khi bắt đầu mê mải với game online, tính tình Hoàng
thay đổi hẳn. Hoàng ít nói hơn, không thích đi chơi và giao lưu với
người khác. Ngay cả với bố mẹ, anh chị trong gia đình, Hoàng cũng tỏ ra
xa lánh, không muốn nói chuyện.
Quỹ
thời gian một ngày của Hoàng gần như được đầu tư toàn bộ cho game
online. Bố mẹ của Hoàng cũng đã thừa nhận từ năm 2007 Hoàng đã lẩn tránh
và bỏ học hẳn, đầu tư hoàn toàn cho chơi game.
N.H.M.,
17 tuổi, được sinh ra trong một gia đình khá giả, cũng được nuông chiều
từ bé. Mẹ M. là một phụ nữ có trình độ học vấn cao, năng động tháo vát,
có quyền lực ở cơ quan. Bố là Công an nên có phần nghiêm khắc và hơi
lạnh lùng. M. nghiện game đã 4 năm nay, bố mẹ vì công việc nên cũng ít
gần gũi con, họ cũng không biết con họ ham mê game từ khi nào.
Đến
khi thấy con bỏ cả học hành, suốt ngày đêm chỉ lao vào game, bố mẹ M.
mới đâm ra lo lắng, cấm đoán con dùng máy tính. Lúc này M. nổi khùng,
cắt hết đường dây sử dụng điện trong nhà. Bố mẹ em buộc phải đi lắp lại
và tiếp tục để cho con chơi game.
Thế
nhưng hễ khi cha mẹ nhắc nhở, không cho chơi, M. tỏ ra bực tức, có khi
nổi khùng, đập phá đồ đạc trong nhà. Khi bố mẹ đưa em đi khám và chữa
bệnh, em tỏ ra chống đối ngay và nhất định không đi.
Điều trị “nghiện” net bằng cách nào
Theo
ông Thân Văn Quang, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1: "Tất cả
các trò chơi trên mạng đều có tính kích thích mạnh, có sức cám dỗ lớn,
nhất là đối với những người trẻ. Tuy nhiên, có rất nhiều người ham thích
game online nhưng không phải ai cũng nghiện. Tuỳ trạng thái thần kinh
và nhân cách mà mỗi người có phản ứng khác nhau. Có người say mê quá dẫn
tới lệ thuộc vào nó thành nghiện, rất khó chữa. Đó thường là những
người chưa chín chắn, dễ sốc nổi và thuộc tạng thần kinh yếu".
Tiến
sĩ Quang cũng cho biết thêm: "Những người bị chứng nghiện game online
thường không muốn rời chiếc máy tính, nếu không được chơi thì nhớ, thèm,
sinh ra buồn phiền, thậm chí bị kích động".
Hội
chứng nghiện Internet ngày càng trầm trọng. Với nhiều người, Internet
đã trở thành một thứ nghiện không thể nào dứt bỏ được. Cuộc sống của họ,
gia đình - công việc, tất cả đều bị tác động một cách tiêu cực.
Các
dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nghiện Internet bao gồm sức khoẻ và
ngoại hình bị xuống cấp, thiếu ngủ do dành quá nhiều thời gian trên
mạng. Các hoạt động thể chất và tương tác với người khác bị cắt bớt. Mắt
khô, đỏ, và kèm theo đó là hội chứng đau cổ tay, ngón tay cũng là những
dấu hiệu phổ biến.
Dù
Internet chưa bị chính thức xếp vào những loại hình gây nghiện nguy
hiểm, song rất nhiều người đã bị ảnh hưởng và chịu hậu quả tiêu cực từ
việc lệ thuộc quá nhiều vào thế giới ảo của Internet, đặc biệt là ở giới
trẻ.
Bác
sỹ Lã Thị Bưởi có một lời khuyên: Cách tốt nhất để đề phòng và ngăn
ngừa cho giới trẻ không bị mê hoặc thái quá vào Internet dẫn tới tình
trạng nghiện net thì tốt nhất các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian
quan tâm tới con cái nhiều hơn, phát hiện sớm những lĩnh vực thuộc thế
mạnh hay sở trường của mỗi đứa trẻ để có những đầu tư chính xác, từ đó
khơi dậy được những đam mê chính đáng của trẻ, tránh được trẻ không bị
cuốn hút vào thế giới ảo của Internet.
Đâu là nguyên nhân
Đầu tháng này, một cậu bé 15 tuổi thiệt mạng tại một “trại cai nghiện Iiternet”
ở khu tự trị Choang Quảng Tây (miền Nam Trung Quốc). Nguyên nhân cái chết của
Deng Senshan là bị những nhà điều trị đánh đập đến tử vong!
Một số đối tượng đã bị cảnh sát bắt giữ điều tra và sự cố trên một lần
nữa làm dấy lên tranh luận ở Trung Quốc xung quanh một hội chứng thời đại -
“nghiện internet”.
Câu hỏi làm trăn trở các nhà nghiên cứu xã hội Trung Quốc là tại sao nhiều
thanh thiếu niên nước này lại bị ám ảnh bởi mạng đến thế? Một số cuộc điều tra
ước tính có tới 10% số người sử dụng internet trẻ tại Trung Quốc là “con
nghiện”, chủ yếu là nghiện game online.
Theo các nhà tâm lý học, những biểu hiện của chứng “nghiện” internet bao
gồm thường xuyên online hơn 6 tiếng mỗi ngày, say mê chơi game, xem các trang
đồi trụy hay lướt web chứ không chú tâm vào làm việc hay học hành, bực bội và
giận dữ khi không online được.
Từ tâm trạng hài lòng khi con cái mình say mê ngồi trước máy tính, cánh
cổng đến với tri thức nhân loại, giờ đây giới phụ huynh ở Trung Quốc đang ngày
càng lo lắng. Không ít người phải chọn giải pháp kiên quyết là gửi con đến những
“trại cai nghiện” như nơi đã diễn ra cái chết của Deng Senshan.
Tại các trung tâm điều trị chứng nghiện Internet này, nhiều liệu pháp “kỳ
dị” chưa qua kiểm nghiệm khoa học vẫn được dùng bừa bãi. Hồi tháng 7, Bộ Y tế
Trung Quốc đã phải ra chỉ thị cấm một bệnh viện ở tỉnh Sơn Đông nước này dùng
liệu pháp “sốc điện” trong điều trị chứng nghiện Internet.
Những trò chơi không có lỗi
Ai đáng bị lên án cho vấn đề ngày càng lan rộng trong giới trẻ này? Phải
chăng là do các nhà sản xuất game online đang liên tục quảng bá cho những game
hấp dẫn, lôi kéo thanh thiếu niên? Không phải họ. Xã hội không đơn giản lên án các công
ty rượu là thủ phạm gây ra tình trạng nghiện rượu. Xã hội cũng không thuần túy chỉ trích
các công ty thuốc lá khi ai đó mua một gói thuốc.
Ở đây, nạn nhân dường như chính là thủ phạm. Và không chỉ các thanh thiếu
niên đang sống dán mắt vào màn hình máy tính mà cả gia đình họ cũng góp phần
khiến căn bệnh nghiện internet lây lan.
Đặc biệt ở những thành phố lớn tại Trung Quốc, những “quý tử” ra đời trong
chính sách dân số một con được nhận sự cưng chiều quá mức của bố mẹ, ông bà. Họ
sẵn sàng đáp ứng mọi yêu sách của con cái, cho phép chúng chơi game cả ngày
trong khi lơ là bài vở hay các bổn phận gia đình.
Tâm lý đền bù cho trẻ một cuộc sống hưởng thụ thoải mái mà chính cha mẹ
chúng đã không thể có ở thời thơ ấu đang hình thành một thế hệ “con nghiện” đáng
báo động. Khi thấy trẻ ngày càng bị lôi cuốn bởi Internet, phụ huynh lại ngần
ngại uốn nắn vì sợ bị cho “tàn nhẫn” với con, sợ đánh mất hình ảnh gia đình.
Và một câu hỏi lớn khác là tại sao thanh thiếu niên lại chìm đắm vào
internet, vào những trò chơi ảo đến mức bị hủy hoại cả cuộc sống như
thế? Đơn
thuần không chỉ là vì vui vẻ. Nhiều nhà tâm lý học châu Á cũng như
phương Tây
chỉ ra hai nguyên nhân chính cho tâm lý ném mình vào mạng như vậy.
Thứ nhất là khát khao thể hiện ảnh hưởng và giá trị trong xã hội. Nhiều
thanh thiếu niên Trung Quốc học hành cả ngày, không có thời gian tụ tập với bạn
bè. Ngoài trường học, một số thậm chí chưa bao giờ có quan hệ với những bạn bè
cùng tuổi. Họ thường được “áp tải” đến trường rồi về nhà bởi cha, hoặc mẹ, hoặc
ông bà.
Trong khi đó, ở những game online, người chơi thường mang tính đồng đội,
cùng chiến đấu và phụ thuộc lẫn nhau. Họ dễ dàng tìm được các “game thủ” cùng độ
tuổi để kết bạn dù chỉ là ảo.
Thứ hai là khuynh hướng trốn chạy khỏi thực tế. Nhiều con nghiện internet
là những người ngoài đời phải đối mặt với nhiều sức ép từ cha mẹ, từ các giáo
viên. Một số không phải là sinh viên, học sinh xuất sắc hay tài năng. Chính vì
thế, họ càng bức bối hơn bởi gánh nặng tâm lý khi chịu quá nhiều kỳ vọng.
Ngược lại, trong các game online, họ có thể giành hết chiến thắng này đến
chiến thắng khác, luôn tràn trề cảm giác hưng phấn về tài nghệ của mình. Hoặc họ
có thể thoát ly hiện tại bằng cách hóa thân vào những nhân vật thần tiên trong
thế giới ảo, làm những điều họ không thể làm trong cuộc sống thật.
Phê phán những trò chơi sẽ không giúp ích gì. Thanh thiếu niên có thể
chuyển sang các chứng nghiện và cách trốn chạy khác nguy hiểm hơn nhiều như
rượu, ma túy, tiệc tùng…
Gửi họ đến những trung tâm cai nghiện cũng không đủ, đặc biệt khi các
trung tâm này sử dụng những liệu pháp mạnh tay như…đánh đập với quan điểm đơn
giản rằng các con nghiện internet chẳng qua chỉ là lũ trẻ lười biếng, vô kỷ luật
cần khép vào khuôn khổ!
Thực tế, chứng nghiện này phức tạp hơn nhiều và mang cả các yếu tố xã hội,
thời đại. Đa số các chuyên gia y tế Trung Quốc cho rằng điều trị y tế, tâm lý
chỉ là một phần mà còn cần sự chăm sóc, yêu thương của phụ huynh, bạn bè và
trường lớp với những “con nghiện” đặc biệt này./.
(St)