Hội chứng sốc độc tố

Người ta đã biết tới căn bệnh hiếm gặp này từ khoảng trên 50 năm nay song chỉ mới gần đây người ta mới cho răng nó liên quan đến hiện tượng kinh nguyệt. Người ta thường hay gặp bệnh này ở phụ nữ dưới 30 tuổi. Hộ chứng sốc độc tố sẽđi kèm theo bất cứ tình huống nhiễm trùng toàn bộ nào với vi khuẩn Staphylococcus aureus, một con vi trùng thường sống trên cơ thể con người (cả đàn ông lẫn đàn bà). Nếu vi khuẩn này có trong âm đạo và sinh sôi nảy nở quá mức vì không bị kiềm chế bởi một vi khuẩn nào khác thường có mặt tại đây, nó sẽ sản sinh ra một độc tố rất mạnh. Trong trường hợp độc tố này vào máu với lượng đủ lớn, nớ có thể khiến cho tim trụy, thận suy, bị hôn mê và chết.

Sốc xảy ra như thế nào?

Mối liên quan của căn bệnh này với kinh nguyệt được nhìn nhận khi có những kiểu băng vệ sinh siêu thấm được tung ra thị trường. Các kiểu băng vệ sinh này được thiết kế để được lưu lại trong âm đạo lâu hơn – có khi suốt đêm. Bản chất của hội chứng này là nó chỉ phát ra khi hội đủ một số điều kiện và do đó nó vô cùng hiếm gặp. Để hộ chứng này xảy ra không những là phải có một số lượng vi khuẩn trong âm đạo, mà người phụ nữ cũng phải mẫn cảm đối với chất độc tố. Trên thực thế, tuy băng vệ sinh không đóng vai trò quyết định những nó cũng có thúc đẩy căn bệnh này theo một chiều hướng phức tạp. Tuy nhiên yếu tố cính là tính mẫn cảm với con vi khuẩn. Người ta có ghi báo cáo tường thuật về một vài ca bị hội chứng sốc độc tố trong số những người sử dụng tấm bọt xốp tránh thai. Nguyên nhân cũng là do những miếng bọt xốp này bị để lại trong âm đạo quá lâu. Người ta đã lưu ý thấy có cả căn bệnh này ở đàn ông, trẻ em và phụ nữ không hành kinh.

Triệu chứng:

- Bỗng dưng sốt cao, nôn mửa và tiêu chảy

- Nhức đầu

- Đau cổ họng và nhức cơ bắp

- Choáng váng và xỉu

- Nổi ban đặc trưng trông như rám nắng và tróc da ở lòng bàn tay trong cả 14 ngày

- Trụy tim và suy thận, nếu để nguyên không chữa trị trong 24 giờ hay hơn.

Tôi có phải đi bác sĩ không?

Trong trường hợp bạn đang thấy kinh và bỗng dưng bị sốt cao (38o hay hơn) có khi có kèm theo nôn mửa và tiêu chảy, bạn phải đi bác sĩ ngay. Nếu đang sử dụng một băng vệ sinh, bạn hãy bỏ băng đi.

Bác sĩ sẽ làm gì?

Nếu được chẩn đoán là hội chứng số độc tố, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn thuốc kháng sinh để khắc phục bệnh nhiễm trùng, sẽ chuẩn bị để đối phó với bất cứ mọi biến chứng nào khác.

Tôi có thể làm gì?

Hội chứng sốc độc tố quả là có khuynh hướng tái phát, nhưng cứ khoảng ba người phụ nữ thì mới có một người bị. Nếu căn bệnh tái phát trở lại, thời gian tái phát sẽ là trong vòng sáu tháng sau đợt tấn công đầu tiên, nên bạn hãy cảnh giác. Đừng bao giờ mang loại băng vệ sinh đó nữa trong bất kỳ trường hợp nào. Và để ý xem có dấu hiệu sốt, nôn mửa và tiêu chảy trong khi thấy kinh không.

Ngay dù căn bệnh này rất hiếm gặp, hội chứng sốc độc tố đã cho chúng ta một số bài học về vệ sinh cá nhân. Đừng bao giờ giữ băng vệ sinh lại trong âm đạo quá sáu giờ và trừ trường hợp ra quá nhiều máu, có lẽ bạn nên tránh dùng loại băng siêu thấm. Nếu ra nhiều máu, bạn có thẻ dùng kiểu khăn bông vệ sinh cũng được. Đừng bao giờ giữ băng vệ sinh suốt đêm. Trong trường hợp bạn sử dụng những miếng xốp tránh thai, bạn hãy cẩn cận loại bỏ đi theo đúng lới hướng dẫn

(St)