Học cách yêu thương bản thân để vượt qua mọi sóng gió cuộc sống
Cách trả lời câu hỏi giới thiệu về bản thân ấn tượng, thuyết phục
Hành xác là một vấn đề về đánh giá thấp bản thân. Nó ảnh hưởng tới nhiều thanh thiếu niên và đặc biệt là nữ giới. Hơn 1/10 thanh thiếu niên tự hành xác mình.
Tự làm đau bản thân (automultilation) là tự chịu đựng những vết thương mình gây ra một cách cố ý. Điều này bắt đầu với những vết cắt nhỏ bằng dao cạo râu, những vết bỏng hay những vết cắn…Trẻ vị thành niên thường gây ra những vết thương này mà không để người xung quanh biết bằng cách thực hiện nó trong phòng ngủ hay trong phòng tắm. Những vết thương này được trẻ lặp đi lặp lại không phải để thu hút sự chú ý của mọi người mà dường như là để có thể kiểm soát được cảm xúc, sự lo lắng hay tức giận của mình… Cũng cần phải nói tới một « phong trào » tự hành xác - một số ngối sao như Marilyn Manson không hề do dự rạnh tay mình trên màn ảnh. Tuy nhiên có thể sự kiện này không liên quan gì với sự tăng lên của những trường hợp tự hành xác.
(Ảnh mang tính minh họa - Nguồn Internet)
Chán ăn, thèm ăn và tự hành xác
Dường
như có mối quan hệ giữa việc tự hành xác và những rối loạn hành vi ăn
uống. Thường thì nhu cầu tự hành xác được nhận thấy trong nhiều trường
hợp chán ăn tâm lý. Vấn đề này cũng được nhận thấy trong một số trường
hợp thèm ăn tâm lý. Điều này có vẻ như lôgic vì những rối loạn về hành
vi ăn uống và tự hành xác có những nguyên nhân tương tự nhau : biểu hiện
của việc khó chịu, muốn kiểm soát những thay đổi về mặt cơ thể. Tự hành
xác cũng gắn liền với những hành vi lạm dụng rượu hay ma tuý. Tuy nhiên
không có nguyên tắc nào về mối liên hệ giữa các rối loạn này.
“Em luôn có cảm giác cô đơn, chán nản. Một lần, em bị đứt tay, lúc đó em phát hiện ra rằng cảm giác đau ở tay rất dễ chịu. Thế là mỗi khi có chuyện bực mình hay bế tắc, em lại dùng kéo cắt vào tay”, Phương Loan, quận 10, TP HCM tâm sự.
Bức ảnh gây sốc cộng đồng mạng của cô gái tự hành hạ bản thân
Phương Loan không phải là trường hợp cá biệt. Có rất nhiều bạn trẻ giống như Loan, họ bị mắc chứng “ngược đãi với bản thân”.
Hội chứng ngược đãi bản thân (Self harm) là một căn bệnh dễ mắc phải đối với những đối tượng bị suy sụp về mặt tinh thần. Người bệnh luôn có khuynh hướng làm chính bản thân mình bị đau. Họ sẵn sàng dùng dao cắt vào tay chân, bứt tóc, đốt da hoặc cào cấu cơ thể, đấm tay vào tường…
Khi chưa hiểu về bệnh này thì chúng ta thể không phát hiện ra những người thân yêu, thậm chí người bạn kề cận mình hàng ngày, đang gặp nguy hiểm.
Theo tiến sỹ Tim Kendall (Anh), áp lực và căng thẳng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho giới trẻ bị mắc bệnh Self harm. Khi phải chịu những nỗi đau về mặt tinh thần, người trẻ sẽ có xu hướng thay thế những nỗi đau đó bằng những nỗi đau về mặt thể chất. Họ xem những cơn đau là cách để thể hiện họ ghét cơ thể họ như thế nào hoặc để trút giận.
Chị của Uyên tình cờ phát hiện em mình tự tát vào mặt, tự nắm tóc và giật mỗi khi ngồi một mình trong phòng. Sau một thời gian theo dõi, chị mới biết Uyên đang cố gắng quên người yêu cũ đã “chơi gác” cô nàng.
Uyên thực ra chỉ là một trường hợp “nhẹ” và hoàn toàn có thể giải quyết được. Nhưng Thiên Thanh (học sinh lớp 11) thì đáng thương hơn nhiều. Thanh vốn ít nói, con nhà giàu, đi học toàn xe hơi đưa rước, học hành thuộc hạng nhất nhì lớp. Được gắn cái mác “kiêu”, Thanh hoàn toàn bị cô lập, bị tẩy chay trong lớp mình.
Một lần, trong giờ tập thể, Thanh ngã, đầu gối bị chảy máu, một bạn nữ trong lớp dìu Thanh xuống phòng y tế. Cảm giác được chăm sóc khiến Thanh dại người đi. Từ đó, trong lớp thỉnh thoảng thấy Thanh bị đứt tay, chảy máy cam, thương tích đầy mình không hiểu nguyên do… Đến khi lớp biết sự thật, cũng là lúc Thanh phải nhập viện. Chỉ vì muốn được quan tâm, Thanh đã tự hành hạ bản thân mình.
Ngược đãi bản thân thật sự là một căn bệnh rất nguy hiểm vì chính bản thân người bệnh cũng không biết mình đang mắc bệnh. Họ thường không để cho ai biết tình trạng của mình.
“Khi một người với nhiều vết cắt, vết đốt trên cơ thể hay tóc của họ ngày một ít đi, rất có thể người đó đã bị mắc bệnh Self harm”, tiến sĩ Kendall cho biết. Thật sự, việc làm cơ thể bị thương không hề là một trả lời đúng cho những bế tắc hay đau khổ. Nó chỉ cho cơ thể một cảm xúc dễ chịu nhất thời nhưng sau đó sẽ là một cảm giác tệ hơn, chưa kể đến việc người bệnh có thể chết như chơi nếu như vết thương quá nặng.
Tự hành xác dường như đang trở thành một trào lưu mới của giới trẻ:
Rạch tay, khắc tên trên da – kiểu hành xác đang thịnh hành
H. (một thành viên của trang diễn đàn teen L.S) thỉnh thoảng lại đăng
tải “chiến tích” của mình sau một hồi “rạch tay, rạch chân” đến rỉ máu
cùng lời chú thích chẳng liên quan: "Thích cảm giác tự làm mình đau đớn
hơn là phải khổ đau vì một người?"
Dù không tìm hiểu nhưng thành viên diễn đàn L.S hầu như đều thấu hiểu
được “nỗi khổ thất tình” của cô nàng. Cùng với những comment theo chiều
hướng khuyên nhủ, góp ý là sự xuất hiện của những lời cổ vũ, khiêu khích
kiểu như: “Làm hình chữ A, trái tim cho cả nhà xem đi H ơi!” hay “Như
thế này thì đã là gì?”, khiến khổ chủ càng… hăng máu, nhiệt tình rạch
nhiều hơn.
Nếu như trước đây, “hot” nhất trên mạng thường là những màn show hàng, chat sex, thì nay nhiều teen còn kháo nhau chuyện... “rạch chat”, tức là vừa chat vừa rạch tay rồi gửi webcam cho bạn chat xem để chứng tỏ bản lĩnh của mình.
Trào lưu rạch tay thật khủng khiếp
Chỉ cần “google” với từ khóa “rạch tay” trong vòng chưa đầy một giây, chúng ta đã có đến hơn 1.180.000 kết quả. Trong đó, có rất nhiều bài viết từ các blog cá nhân, kèm theo đó là hàng ngàn bức ảnh chụp các hình rạch tay mà các teen “tự sướng” để khoe với bạn bè. Thậm chí, còn có cả những đoạn clip quay bằng điện thoại trực tiếp những cảnh rạch tay “hành xác” được post lên mạng và có hàng trăm ngàn lượt người truy cập để xem. Trào lưu “rạch tay, hành xác” đang ngày càng lan rộng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến một số lượng lớn các bạn trẻ trong chúng ta.
Trào lưu này đã xuất hiện ở các nước phương Tây từ hàng chục năm trước nhưng mới chỉ có mặt ở Việt Nam cách đây khoảng 7 năm. Đa số những bạn trẻ “nghiện” hành xác có xu hướng công khai quá trình đó bằng việc tung lên mạng những kiểu ảnh và clip kèm theo sự háo hức khi thông báo ầm ỹ với bạn bè rằng “Tôi đang tự hành xác đấy”. Những vết cắt thông thường sẽ là tên của một người nào đó hoặc cảm xúc của người rạch cùng những câu chửi rủa, than vãn, hay đơn giản chỉ là những vết cứa chằng chịt.
Những vết rạch thường là những câu than vãn hay chửi thề
Theo PGS.TS Nguyễn Hồi Loan - chuyên gia Tâm lý học của trường đại học KHXH&NV: “Đây là hiện tượng mới lạ trong xã hội Việt Nam hiện nay. Trước hết khẳng định các em này không hề có dấu hiệu của bệnh tự hành xác. Đây là hành vi thiếu hụt kỹ năng sống, không phải vấn đề bệnh lý”. Chuyên gia cũng lý giải về nguồn gốc sâu xa rằng, trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã có những giai đoạn con người cũng trải qua quá trình tự làm đau mình. Đó là một hành động để thích ứng và tồn tại (thú xăm mình cũng là một trong số đó). Trên thực tế, đằng sau hành động “dã man” đó lại là sự yếu đuối và thiếu tự tin của các bạn trẻ trong lứa tuổi mới lớn. Các bạn ấy làm như vậy chỉ vì một lý do duy nhất: muốn gào to cho mọi người biết “Tôi đang là tôi”.
Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà tâm lý học về vấn đề “rạch tay hành xác”, một trong những đặc trưng của tuổi teen chính là nhu cầu khẳng định mình, muốn làm trung tâm của mọi sự chú ý. Các teen thích làm cho mọi người phải khâm phục mình để dành lấy những sự quan tâm từ người khác, đặc biệt là từ chính những người bạn đồng trang lứa. Các bạn ấy cho rằng, chỉ có những “người hùng” thật sự mới dám tự làm đau mình, dám đương đầu với những đau đớn thể xác. Ngoài ra, đó còn là thể hiện... “đẳng cấp”!
Những vết cứa chằng chịt này thể hiện "đẳng cấp" sao?
Đây thực sự là tiếng chuông cảnh báo mà ai trong chúng ta cũng phải đề phòng và ra sức bài trừ, tránh cổ súy cho các bạn ấy!