Triệu chứng khi mang thai bé trai
Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Đồ ăn nhiều muối cần tránh khi mang thai
Nhiều phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường bị viêm răng lợi. Nguyên nhân gây bệnh này chủ yếu là phụ nữ sau khi có thai estrogen và progestin tăng nhiều làm cho huyết quản mao dẫn ở răng lợi mở rộng ra, gập cong lại, tính đàn hồi giảm yếu dẫn đến huyết dịch ứ trệ và tính thẩm thấu của thành ống tăng thêm.
Đây chính là sự biến đổi về răng lợi do có thai gây nên. Ngoài ra, bệnh
này còn có thể do các nguyên nhân như không chú ý vệ sinh khoang miệng,
thức ăn tích đọng lại tạo thành mảng bám trên răng, vi khuẩn trong mảng
bám răng gây nên viêm lợi; hàm răng không ngay ngắn thẳng hàng đều đặn;
hô hấp bằng mồm…
Viêm răng lợi thời kỳ mang thai có hai đặc điểm: Một là tình trạng viêm ngày một nặng hơn cùng với sự tiến triển của thai kỳ. Hai là sau khi sinh, nhau thai bong ra, mức estrogen và progestin hạ thấp, tình trạng viêm nói chung sẽ dần dần tự tiêu tan.
Để phòng và chữa viêm lợi cần đặc biệt chú ý vệ sinh răng miệng, nhất là sau khi ăn bằng cách đánh răng. Bạn nên chọn loại bàn chải mềm, chải răng theo chiều từ chân răng dọc theo kẽ răng, chải nhẹ nhàng để không làm xước lợi, không để bã thức ăn và bựa răng giắt vào kẽ răng. Các bã thức ăn còn để lại trong kẽ răng sẽ lên men và sản sinh ra acid có lợi cho sự sinh trưởng của vi khuẩn. Sau khi vi khuẩn bám vào mặt răng, hình thành các đốm vi khuẩn phá hoại thượng bì của lợi răng làm viêm lợi nặng thêm và có thể gây xuất huyết răng lợi, đồng thời ăn mòn răng dẫn tới sâu răng. Nếu chải bằng bàn chải không làm sạch đước các kẽ răng có thể dùng chỉ nha khoa theo cách sau: lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 40cm, quấn chặt hai đầu chỉ vào hai ngón tay giữa cho tới khi hai ngón tay cách nhau khoảng 10cm. Dùng đầu ngón trỏ tỳ vào sợi chỉ và đưa tới khe răng còn giắt thức ăn, nhẹ nhàng ấn sợi chỉ vào kẽ răng rồi kéo ngang 1cm. Lấy sợi chỉ ra, thức ăn sẽ ra theo sợi chỉ.
Ngoài ra cần chú ý chọn ăn những thức ăn mềm, thức ăn đã được nấu nhừ, ít phải nhai nhiều để tránh tổn thương răng lợi và giúp dễ tiêu hóa. Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh tươi giàu vitamin C, hoặc uống bổ sung vitamin C để hạ thấp tính thông thấu của thành huyết quản mao dẫn.
1.Biểu hiện
Giai đoạn đầu:
2.Nguyên nhân
3.Phòng tránh viêm lợi khi mang thai
4.Khắc phục khi bị viêm lợi
5.Điều trị
Bạn đang mang thai, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hơn trong giai đoạn này- giai đoạn có sự thay đổi lớn về hóc môn.
Việc tăng các kích thích tố trong thời kỳ đầu mang thai khiến lượng metallic trong miệng họ xuất hiện nhiều hơn, điều này khiến họ gặp khó khăn trong việc thở. Và đó không phải là hậu quả duy nhất của việc thay đổi hormone trong thai kỳ.
Nội tiết tố thay đổi làm mềm cơ trơn trong cơ thể để tử cung có thể mở rộng ra, nhưng nướu của bạn lại bị làm mềm quá đến mức rất dễ bị tổn thương, gây ra những ảnh hưởng cho vùng miệng.
Nhiều bà mẹ thường gặp phải tình trạng bị chảy máu nướu răng và viêm lợi, khi mảng xơ vữa được dựng lên, nó có thể kích thích nướu răng và bạn sẽ thấy nướu của mình đặc biệt nhạy cảm trong thai kỳ.
Tất cả những điều này đủ để khiến miệng của bạn gặp vấn đề nghiêm trọng, nhưng đổi lại, việc tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể khi mang thai giúp bạn có một đôi môi mọng và đỏ hơn.
Những thay đổi bạn không nên bỏ qua:
- Viêm nướu nghiêm trọng. Một nghiên cứu cho thấy, nếu bệnh việm lợi phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng trong cơ hàm thì có thể dẫn tới nguy cơ sinh non. Tốt nhất là bạn nên kiểm tra răng miệng cẩn thận khi mang thai.
- Răng nhạy cảm. Acid từ việc bạn bị nôn nhiều lần có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng, do đó, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi lần bị nghén.
Việc mang thai có thể làm thay đổi vị giác của bạn, nguyên nhân là do
lượng máu lưu thông khắp cơ thể tăng lên, nhiều người cảm thấy ăn không
ngon miệng khi mang thai và ăn đối phó.
Điều quan trọng là bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng nhẹ
nhàng, dùng bàn chải mềm, đầu bàn chải nhỏ và có kết cấu phù hợp.