Thuốc uống chống say rượu bia có tốt không?
Thuốc uống chống say rượu bia: rước bệnh vào người
Sau một đêm vui và quá chén, sáng hôm sau khi tỉnh dậy, bạn sẽ bị mất nước, mỏi mệt, buồn nôn, dễ cáu kỉnh, khô miệng, đau đầu, ko tập trung, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Làm thế nào để phục hồi lại cơ thể để trở về trạng thái bình thường, bạn đã biết cách chưa?
NHỮNG CÁCH PHỤC HỒI NẾU LỠ QUÁ CHÉN
Hậu tiệc tùng thường là sự mệt mỏi khó đỡ |
THỰC PHẨM ĐÁNH BAY NHỮNG KHÓ CHỊU DO RƯỢU
Uống nước mật ong có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng đau đầu. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ chỉ ra rằng đó là bởi vì mật ong có chứa một loại đường đặc biệt của fructose, có thể thúc đẩy sự phân hủy của rượu, giảm đau đầu, đặc biệt là đau đầu do rượu vang đỏ gây ra. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng "thôi miên", có thể làm cho bạn rơi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng và không phải thức dậy với cơn đau đầu khó chịu ngày hôm sau.
Nước ép cà chua - giảm bớt chóng mặt
Nước ép cà chua cũng giàu fructose, có thể giúp thúc đẩy sự phân hủy của các loại đồ uống có cồn. Nếu bạn uống khoảng 300ml nước ép cà chua hoặc nhiều hơn thì cơn chóng mặt do uống rượu có thể dần dần biến mất. Ngoài ra, thêm một lượng nhỏ muối trước khi uống còn giúp ổn định tinh thần.
Nước nho tươi - giảm buồn nôn
Nho tươi giàu axit tartaric, tương tác với ethanol trong rượu tạo thành este, nhờ đó làm giảm nồng độ ethanol trong cơ thể, giúp giảm bớt cảm giác nôn nao. Trong khi đó, vị chua của thức uống này còn có hiệu quả làm giảm triệu chứng buồn nôn sau khi uống quá nhiều rượu. Nếu bạn ăn nho trước khi uống rượu thì bạn cũng có thể "ngăn chặn" say rượu.
Nước ép dưa hấu - giảm bớt nhiệt độ cơ thể
Dưa hấu giúp bổ sung chất điện giải, giúp cơ thể giảm nhiệt độ nhanh chóng. Đồng thời, uống nhiều nước ép dưa hấu còn làm cho rượu nhanh chóng bài tiết theo nước tiểu, nhờ đó giảm bớt lượng rượu hấp thu vào cơ thể. Ngoài ra, pha một lượng nhỏ muối vào nước ép dưa hấu để uống còn giúp ổn định tinh thần.
Bưởi - đánh bay mùi rượu
Uống nước ép bưởi có pha chút đường hoặc ăn bưởi chấm đường không chỉ có tác dụng tốt trong việc loại bỏ chất cồn ra khỏi cơ thể mà còn giúp đánh bay mùi rượu trong khoang miệng.
Cần tây - giảm bớt sự khó chịu trong đường tiêu hóa, giảm đỏ mặt
Uống nước ép cần tây có thể làm giảm bớt sự khó chịu trong đường tiêu hóa. Nguyên do là vì cần tây rất giàu vitamin B có thể giúp phá vỡ những phân tử rượu nhanh chóng. Nếu bạn có hệ tiêu hóa yếu thì trước khi uống rượu, bạn nên uống một cốc nước ép trái cây để làm công tác phòng chống say rượu và hủy hoại đường tiêu hóa.
Sữa chua - giảm bớt sự khó chịu
Sữa chua có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm chậm quá trình hấp thu rượu. Ngoài ra sữa chua vốn là thức uống giàu canxi còn đặc biệt hiệu quả trong việc giảm bớt khó chịu gây ra bởi rượu.
Sau khi uống rượu, nếu cảm thấy có cảm giác hồi hộp, đau tức ngực thì bạn hãy ngay lập tức ăn 1-3 trái chuối. Vì chuối có thể làm tăng lượng đường đồng thời giảm tỷ lệ cồn trong máu. Mặt khác, nó cũng có thể loại bỏ các cơn đánh trống ngực, đau thắt ngực, và các triệu chứng khác.
NÊN ĂN GÌ, UỐNG GÌ TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI SAY RƯỢU
Nên ăn gì trước, trong và sau khi uống rượu để giảm thiểu tác hại của rượu đối với sức khỏe? Có nhiều loại thực phẩm có thể giúp bạn hạn chế bị say hay giải rượu khi bạn đã say. Để hạn chế khả năng bị gục trên bàn nhậu một cách nhanh chóng, bạn hãy thủ sẵn một vài mẹo nhỏ sau để phòng say rượu quá mức.
nen an gi uong gi truoc trong sau khi uong ruou say Nên ăn gì, uống gì trước, trong và sau khi uống rượu?
Ăn nhiều trái cây có chứa vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi, cóc… giúp giảm cơn say của bạn
Ăn gì, uống gì trước khi uống rượu?
- Nên ăn gì đó trước khi uống rượu. Không uống rượu trong lúc bụng đói vì sẽ làm cho bạn dễ say hơn rất nhiều. Do đó, trước khi uống rượu, bạn hãy ăn một chút gì đó. Tốt nhất là ăn một bát cơm với rau luộc để làm chậm mức hấp thu rượu. Sinh tố B và carbonhydrat có nhiều trong gạo và các vitamin, khoáng chất có trong rau sẽ giúp bạn “cầm cự” lâu hơn và cung cấp những chất bạn bị thiếu trong lúc say rượu.
- Uống thuốc chống say.
- Uống một muỗng canh dầu ô liu trước khi nhậu cũng có hiệu quả làm chậm cơn say của bạn. Nhưng cách này không có tác dụng chống xỉn, chỉ làm chậm lại cơn say và bạn có thể về nhà an toàn hơn mà thôi.
- Trước khi uống rượu, nên uống 2 viên 50 mg B6, kèm theo 1 viên B-100 để làm bớt say hơn một nửa. (Lưu ý: sinh tố B6 không nên dùng thường xuyên vì có thể gây biến chứng không tốt).
- Ăn thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao.
- Ăn một chút trái cây: Chất keo trong hoa quả là chất có thể hấp thu rượu giúp dạ dày, hơn nữa trong hoa quả chứa rất nhiều nước giúp giải rượu. Đặc biệt là chanh, nếu không ăn được chanh, bạn có thể pha nước chanh uống trước khi nhậu để làm giảm nguy cơ “gục ngã” trên bàn tiệc. Bạncũng có thể ăn mấy trái quýt.
- Uống một ly sữa: Nếu không ăn cơm, bạn có thể uống một ly sữa trước khi vào bàn nhậu, hoặc dùng các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai… Vì sữa là loại đồ uống có thể hạn chế sự hấp thụ rượu vào trong máu, bảo vệ được dạ dày và giảm độ kích thích của rượu đối với dạ dày. Đặc biệt trong sữa chua có chứa rất nhiều chất keo thực vật nên giữ lại trong dạ dày khá lâu.
Ăn gì, uống gì khi đang uống rượu?
- Hãy uống thật chậm: Cơ thể bạn có khả năng tiêu hóa chừng 35-40 ml rượu nguyên chất trong mỗi tiếng đồng hồ. Nếu bạn có thể uống từ từ, chậm rãi, hoặc lâu hơn mức như thế, bạn sẽ khó lòng bị say.
- Uống nước thật nhiều: Khi đang uống rượu, hãy uống thêm nước thật nhiều để làm loãng nồng độ rượu trong bao tử của bạn. Vừa giúp hạn chế say, vừa làm giảm độc tố trong cơ thể.
- Không nên uống các loại bia, champagne, rượu mạnh pha với soda hay các loại nước ngọt có hơi khác… vì sẽ làm bạn say nhanh hơn. Đặc biệt, không nên uống rượu chung với nước ngọt, vì trong nước ngọt có ga làm cho chất cồn nhanh chóng lan toả khắp người và sinh ra một lượng lớn CO2, rất có hại cho dạ dày, ruột, gan, thận.
Ăn gì, uống gì sau khi uống rượu say?
Nếu đã bị say, bạn nên áp dụng các biện pháp sau để giải rượu:
- Rau cần: Nước ép rau cần giúp giải rượu hiệu quả. Lấy một nắm rau cần rửa sạch, băm nát xay nhỏ, dùng vải bọc lại và ép lấy nước uống (cách này có thể giải trừ các triệu chứng như đau đầu, sưng não, mặt đỏ gay do uống rượu say gây ra).
- Cải thảo: Rửa sạch cải thảo, cắt thành sợi dài nhỏ, thêm vào một chút giấm, đường trắng, trộn đều để ngâm 10 phút sau đó lấy ra ăn, có mùi vị vừa ngọt, vừa chua, mát mẻ lại giải rượu.
- Đỗ: Dùng đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ đen mỗi loại 50g, thêm vào 15g cam thảo, cho vào nấu nhừ, sau đó ăn lẫn cả đậu và nước,, có thể thức tỉnh tinh thần, giải rượu, giảm nhẹ các triệu chứng trúng độc vì rượu.
- Ăn nhiều trái cây có chứa vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi, cóc… cũng làm giảm cơn say của bạn sau bữa tiệc vì nó có chứa nhiều axit nên có tác dụng giã rượu nhanh chóng.
- Lòng trắng trứng: Lấy lòng trắng trứng, sữa tươi cùng nấu lên thành canh, có thể tiêu trừ mệt mỏi, thanh nhiệt và giải rượu.
- Cà chua: Uống một ly nước ép cà chua ngay sau khi uống rượu hoặc đi nhậu về, bạn sẽ thấy tỉnh táo hơn. Hoặc buổi sáng hôm sau thức dậy, bạn đừng vội ăn sáng vì dạ dày chưa thể phục hồi ngay, hãy uống một ly nước cà chua và nghỉ ngơi một lúc, đến khi thấy người đỡ mệt và đói bụng thật sự, lúc này ăn mới ngon miệng và dễ tiêu hoá.
- Đậu phụ: Khi uống rượu, lấy đậu phụ làm món nhắm là rất thích hợp, bởi vì trong đậu phụ chủ yếu là acid amin, thành phần này có thể giải độc tố khi say rượu, sau khi ăn có thể thúc đây làm cho chất cồn ở trong rượu nhanh chóng bài tiết ra ngoài.
- Uống nước cam pha mật: Cả hai loại này đều có đường fructose, một loại đường có khả năng giúp cơ thể tiêu hóa chất rượu nhanh hơn. Nếu uống vào sáng hôm sau khi tỉnh dậy, bạn sẽ thấy tỉnh táo và đỡ khát nước.
- Nước cơm: Sau khi uống rượu, nếu uống một bát nước cơm sẽ không bị say nữa, vì cồn gặp nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó làm giảm lượng cồn hấp thu vào máu.
- Gừng: Một ly nước gừng, kèm thêm vài lát chanh, thêm một chút muối cũng giúp giải được rượu và chống cảm lạnh.
- Chè xanh: Chất tanin trong trà có thể khử độc cồn cấp tính, chữa trị các hiện tượng hôn mê, ức chế hô hấp. Vì thế, trước khi tàn cuộc nhậu, hãy uống một cốc chè xanh nóng, bạn sẽ thấy tỉnh táo hơn.
- Sắn dây: 25-50g nấu nước uống, hoặc pha một cốc bột sắn dây với một chút nước chanh rồi cho người say uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng rất tốt cho gan.
- Uống một ly cà phê đen: Nếu thức dậy với một cái đầu nhức “như búa bổ”, hãy uống một ly cà phê đen. Cà phê sẽ làm giảm sự căng mạch máu dưới tác dụng của rượu. Tuy nhiên, cà phê chỉ làm giảm nhức đầu chứ không có tác dụng giải rượu.
- Giấm chua: Vị chua gặp phải cồn thì lập tức sinh ra axi B. Chất béo B và nước có thể giảm nhẹ việc rượu gây tổn hại cho cơ thể. Khi say rượu dùng dấm chua 60g kết hợp với 25g đường đỏ, 5g gừng tươi, thêm vào một chút nước, đun sôi và uống.
- Uống sữa bò: Sữa bò và rượu hỗn hợp có thể làm cho protit ngưng đọng, làm chậm quá trình hấp thụ rượu trong cơ thể đồng thời có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Uống nước củ cải: Dùng 500g củ cải trắng rửa sạch vắt ra nước, uống thay trà, mỗi lần 1 cốc, uống 2-3 lần, có tác dụng giải rượu và tẩy trừ khí rượu.
- Nước cháo, cơm: Nước cháo có nhiều loại đường và vitamin A, có công dụng điều hòa giải độc tỉnh rượu, thêm vào một chút đường trắng hiệu quả càng tốt.
- Gừng tươi: Những người sau khi uống r��ợu say cảm giác khó chịu bị nôn mửa, có thể ngậm vài lát gừng tươi.
MỘT SỐ BÍ QUYẾT GIẢI RƯỢU NHANH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT
Tôi thề sẽ không bao giờ đụng tới rượu bia nữa”. Đó là suy nghĩ của nhiều người sau khi trải qua cảm giác quay cuồng, đầu đau như búa bổ, còn bao tử thì cồn cào như thể mọi thứ trong bụng đang sắp trào hết ra ngoài. Cơ thể mệt mỏi, ngày mai lại phải tiếp tục đi làm. Sau đây là những bí quyết giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau một đêm quá chén với bạn bè. |
Ăn một ít thức ăn dầu mỡ trước khi đi uống Trước khi đi uống với bạn bè, hãy chủ động ăn trước một ít thức ăn nhiều dầu mỡ. Chúng sẽ tạo thành một lớp áo che kín mặt trong ruột, giảm sự thẩm thấu của rượu qua thành ruột vào máu. Nhờ đó bạn sẽ lâu bị say hơn.
Không uống nước ngọt chung với rượu bia Uống từ từ Đừng cố kìm nén Không uống các loại thuốc chống nôn Bổ sung “năng lượng” sau khi nôn Làm sạch bao tử vào sáng hôm sau: Uống một ly A-ti-sô to Uống một ly sinh tố chuối Tăng cường vận động |
Say rượu và những hệ luỵ
Say rượu có nhiều cấp độ. Độ 1: Đỏ mặt, nói nhiều, có thể nôn mửa. Độ 2: Suy nghĩ kém chính xác, thiếu tự chủ trong hành vi, lời nói. Độ 3: Nói lè nhè, nhầm lẫn, cảm xúc thất thường, hay gây gổ (chỉ cần có người kích động là có thể xông vào đánh nhau, chửi nhau, thậm chí đâm chém nhau). Độ 4: Ngừng thở, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ chết.
Không tính đến những hệ luỵ về mặt xã hội, uống rượu nhiều có ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ của người uống. Đó là gây hại cho gan và gây ra các bệnh về gan như suy gan, xơ gan, cổ trướng, ung thư gan. Ngoài ra, uống rượu nhiều còn có thể dẫn đến viêm tuỵ cấp, giãn cơ tim, hại tinh trùng của nam giới. Phụ nữ uống rượu nhiều có nguy cơ cao bị ung thư vú, sinh con èo uột hoặc con bị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, rượu còn làm tăng độc tính của nhiều loại thuốc chữa bệnh.
Bí quyết uống rượu không say
1. Trước khi uống rượu, làm một ly nhỏ dầu ăn ( dầu Meizan chẳng hạn…), lớp dầu này sẽ phủ toàn bộ lớp lông trong dạ dày, rượu không thấm qua được hoặc rất ít nên uống vô tư luôn.
2. Trước khi uống làm vài quả chanh, vắt lấy nước, nếu thấy chua qua thì thêm một ít nước sôi nóng rồi uống. Rượu là Bazo, Chanh là axit (AX+BZ=Muối+Nước..), nó hòa tan nhau. Lại uống thoải mái.
3. Khi uống rượu cố gắng không được uống nước(bất cứ nước gì,kể cả nước đá,cái này mấy Bác hay vấp lắm đấy nha?) để chữa cháy, uống nước sẽ làm căng bụng nhưng lượng rượu đưa vào không hề giảm –> Nhanh ói.
4. Trong lúc uống rượu, uống một ly một lần , chỉ một lần nếu quá 1 sẽ gây cảm giác như uống 2 ly, nhanh xỉn.
5. Trong lúc uống cố gắng nói nhiều và cười vừa tạo không khí vui vẻ, vừa bay bớt hơi rượu.(chà, uống rượu mà hát Karaoke thì chỉ tốn rượu thôi hẹ???)
6. Sau khi uống xong (là nổi máu dê rồi nhé), nếu đi chơi tiếp thì thôi (đô cao), còn về nhà không được nằm liền vì nằm mọi thứ sẽ dốc ngược lên –> Ói… Nên cho dù có hơi mệt thì các Bác chịu khó đi lại đâu đó cho thoải mái, vài giờ là ok liền, tỉnh lại như sáo.
7. Tết sẽ uống rất nhiều, nên nếu thấy hơi hơi choáng thì đừng gắng, kiếm chỗ nào nằm nghỉ một tí (1 tiếng) sau đó chiến tiếp, lúc này sẽ uống rất kinh khủng.
8. Nếu say không thể uống được, thì nghỉ một tí, ngồi tựa lưng vào thành giường rồi sau đó ngủ (không được uống nước).
9. Không nên móc cho ói ra, vì sẽ tạo thành thói quen, đến “cửa” đó là phải ói.
10. Và nếu anh em chú Bác lở mà xỉn mất rồi,trời ơi ói! bây giờ không nên nằm, chịu khó ngồi tựa lưng vào đâu đó,để không cho mấy miếng mồi đi theo bọn trước nó ra hết chứ.
11. Khi say nên làm cốc nước mía, mau tỉnh lắm ,không thì làm chai “nước khoáng mặn” cho vài quả chanh vào , thêm chút muối vào cho dễ uống, có đá càng tốt ,mau tỉnh lại lắm.
12. Nếu trường hợp ói mãi rồi mà vẫn muốn ói tiếp, lúc này nên uống sữa đá , nó có tác dụng giảm buồn nôn…
Bí quyết giã rượu
Say rượu độ 1: cho nạn nhân uống một cốc to nước quýt hoặc cam.
Say rượu độ 2: gây nôn cho nạn nhân cho nằm nơi kín gió, cho nhai 1 lát gừng tươi (3-4g) ngày 2 lần. Sau đó cho uống 2 – 3 viên vitamin 3B (B1, B2, B6) với 1 cốc to nước quýt hoặc cam (cứ 6 giờ uống 1 lần) đến khi tỉnh thì thôi.
Say rượu độ 3: bước đầu thực hiện như độ 2, sau đó cho uống 1 trong những loại thuốc sau: Polynu 3 gói hoà trong 100ml nước sôi còn ấm, hoặc 100ml nước vắt lá dong gói bánh chưng (giã nát 200g lá hoặc cuộng, vắt lấy nước, rồi thêm 50ml nước sôi để nguội vào bã tiếp tục vắt cho đủ lượng thuốc).
Những điều cấm kỵ
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không nên uống rượu để tránh sảy thai hoặc sinh con èo uột. Chỉ uống rượu khi thực hiện tốt các biện pháp tránh thai.
Nam giới sau khi uống rượu nên kiêng giao hợp với vợ hoặc bạn tình vì dễ bị đột tử. Nếu thụ thai xảy ra, thì vợ dễ sinh con èo uột. Nếu đã trót rồi phải cho vợ uống thuốc tránh thai khẩn cấp.
Khi uống rượu, không hút thuốc lá (tăng nguy cơ ung thư miệng, tăng độ độc của nicotin và ethanol). Không dùng đồ uống có cafein, coca-cola, cà phê, nước trà đặc. Không ăn bưởi hoặc uống nước bưởi.
Nhiều loại tân dược kỵ với rượu. Khi dùng thuốc (kể cả thuốc Bắc), nếu muốn uống rượu nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để tránh ngộ độc thuốc.
Sau khi uống rượu không được lái xe, vận hành máy vì dễ gây tai nạn. Nếu có nhức đầu, không được dùng paracetamol hoặc aspirin.