Hướng dẫn trị mụn nước cực đơn giản mà hiệu quả
Hướng dẫn hít thở trong Yoga đúng cách
Chuẩn bị cho bé tập đi xe đạp
Khi bé yêu của bạn bước sang tuổi thứ 5 hoặc 6, bé đã sẵn sàng chuyển từ xe đạp 3 bánh sang xe đạp 2 bánh. Đó là lúc bạn nên dạy cho bé kỹ năng đi xe đạp.
Dấu hiệu chứng tỏ bé đã sẵn sàng
Đầu gối bé chạm vào ghi đông xe mỗi khi bé đạp.
Bé có thể đạp tiến hoặc lùi (xe đạp 2 bánh có chức năng phanh chân - bằng cách đạp ngược lại).
Chọn xe thích hợp với bé
Bạn hãy chọn một chiếc xe có kích cỡ phù hợp với bé. Khi chân bé duỗi thẳng hết cỡ trên pedan, đầu gối của bé sẽ chịu lực cong ít nhất.
Nếu bé không chạm được 2 chân xuống đất thì yên xe quá cao. Lúc ấy, bạn nên chỉnh cho yên xe thấp xuống vừa với chân bé.
Hiểu rõ bánh xe
Hầu hết các bé đều bắt đầu đi xe đạp có đường kính bánh xe khoảng 40 cm. Tuy nhiên các bé nhỏ hơn và thấp hơn nên bắt đầu tập với xe có đường kính bánh khoảng 30 cm để chân bé có thể chạm đến đất.
Những bánh xe đủ tiêu chuẩn sẽ làm bé cảm thấy tự tin hơn nhưng một vài bé khác không quá chú trọng đến vấn đề này.
Nếu tự tay bạn đi mua bánh xe cho bé, bạn cần chọn loại nhẹ vừa phải để tạo cho bé cảm giác giữ thăng bằng. Nếu bé không thích chúng, bạn nên đổi cho bé loại khác.
Chuẩn bị sẵn sàng
Hầu hết các bé đều không thể đợi cho đến khi có một cái xe đạp mới những một vài bé lại cảm thấy buồn khi phải từ bỏ chiếc xe 3 bánh cũ. Nếu bé của bạn ở trong trường hợp này, bạn nên chỉ cho bé thấy những người bạn khác của bé đang đi xe đạp 2 bánh.
Bạn cũng nên để bé tự lựa chọn và trang trí chuông, giỏ hay màu sắc cho chiếc xe riêng của bé.
Giúp trẻ làm quen cuộc sống với xe đạp
Ngoài ra, đây cũng là thời gian vui vẻ của cha mẹ và các em.
Tuổi nào là thích hợp?
Ai cũng biết, trẻ con thường thích khám phá những điều mới lạ, trong đó, được đi xe đạp cũng mang đến nhiều háo hức cho chúng. Thế nhưng, khi trẻ ở độ tuổi nào, bạn có thể hướng dẫn con đi xe đạp là phù hợp nhất, điều này có lẽ rất ít bậc cha mẹ biết được. Theo ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em cho biết, khi trẻ lên ba tuổi, bạn có thể cho trẻ làm quen với xe đạp, và phải là xe đạp ba bánh. Khi trẻ 3 tuổi, đây là giai đoạn đang trong quá trình hoàn thiện trí não và kỹ năng vận động, chạy xe đạp giúp trẻ tập giữ thăng bằng và làm quen với những động tác mới như đạp, thắng. Xe đạp còn là phương pháp tăng tính năng động cho những trẻ thừa cân, ít vận động.
Khi trẻ lên 4 tuổi, bạn có thể cho trẻ làm quen với xe đạp hai bánh. Ở độ tuổi lên bốn, trẻ bắt đầu ý thức hơn về hành động và từng thao tác của mình. Do đó, cho trẻ tập đi xe đạp hai bánh ở lứa tuổi này là phù hợp nhất vì trong khi tập đi xe, trẻ sẽ học được một số kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Tuy nhiên, lúc này trẻ chưa biết cách giữ thăng bằng tốt, vì thế bạn nên chọn loại xe đơn giản, dành cho trẻ dưới năm tuổi. Xe loại này thường có thêm hai bánh nhỏ phụ, có tác dụng giữ cho xe không ngã khi trẻ chưa quen điều khiển đôi tay và chân một cách thuần thục, nhịp nhàng. Trong gian đoạn này, bố mẹ vẫn phải theo sát con mình, để tránh những trường hợp té ngã bất ngờ cúa trẻ.
Chạy xe đạp là cách thức tuyệt vời để trẻ bước đầu tiếp xúc với các hoạt động thể chất, là thời gian hít thở không khí trong lành (Ảnh: Internet)
Khi lên năm tuổi, trẻ có thể tự đi xe đạp. Khi trẻ bước sang tuổi thứ 5, trẻ đã sẵn sàng chuyển từ xe đạp 3 bánh sang xe đạp 2 bánh. Từ 5 tuổi trở đi, sự phối hợp giữa các cơ khớp và độ mềm dẻo của cơ thế trẻ phát triển tương đối nhanh. Độ tập trung, ghi nhớ, năng lực tư duy và điều khiển hành vi cũng đều được nâng cao một cách rõ rệt. Trẻ sẽ hình thành ý thức tự giác để giữ thăng bằng cũng như giữ an toàn cho mình. Trong độ tuổi này, bạn có thể cho trẻ chơi với các bạn, trẻ có thể học được nhiều điều bổ ích từ các bạn đồng trang lứa.
Những lưu ý dành cho bậc cha mẹ
Hãy lựa chon xe đạp phù hợp với chiều cao của trẻ, trẻ ngồi trên yên phải đặt được chân bằng dưới đất, tay lái không cao hơn vai. Hạn chế dùng tay lái ngang bất lợi cho cột sống. Không chọn xe quá lớn để trừ hao đến khi trẻ lớn hơn. Trẻ mới tập chạy nên chọn xe có hai bánh phụ giữ vững hai bên, nhưng siết chặt ốc vít và tránh đường gồ ghề hay có các bậc dốc, sử dụng loại có chắn bảo vệ sên.
Chọn quần áo màu sáng hoặc phản quang, nhẹ và thoáng mát. Không cho trẻ mặc quần rộng hay đầm váy lòe xòe vì dễ vướng vào dây sên. Nếu trẻ đeo balô cần thu gọn dây đai, tránh mắc vào căm xe. Nên cho trẻ mang giày để bám tốt vào bàn đạp.
Tập cho trẻ thói quen đội nón bảo hiểm ngay từ lúc mới tập chạy xe, đặc biệt với trẻ dưới 6 tuổi chưa hoàn thiện tốt các phản xạ. Mũ bảo hiểm sẽ bảo vệ đầu của bé khỏi những chấn thương. Những nghiên cứu đã chứng minh rằng mũ bảo hiểm làm giảm mức độ tổn thương đầu cho trẻ lên đến 85%. Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại mũ bảo hiểm rất thời trang nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các trẻ. Bạn hãy chọn nón màu sáng dễ nhận biết, thông hơi tốt, chất lượng đảm bảo và vừa vặn với đầu. Chỉ cho trẻ cách cài chặt dây đeo và không đội gì khác bên dưới nón bảo hiểm. Lưu ý các nón đã bị va chạm mạnh sẽ giảm khả năng hấp thụ chấn động nên không còn an toàn. Những trẻ lớn hơn thường hiếu động cũng rất cần được băng bảo vệ thêm ở gối và khuỷu.
Không chạy xe nơi thiếu ánh sáng hay mờ tối; quan sát kỹ khi chuyển hướng, ra vào hẻm, lên xuống lề đường; không chạy quá gần xe hơi đang đậu hay cửa nhà vì có thể cửa mở bất ngờ; chạy xe một người dễ giữ thăng bằng hơn, không đeo tai nghe nhạc khi đang chạy, tránh chạy trên đường đông người qua lại hay có nhiều xe cơ giới... Tốt nhất tập ở sân bãi riêng, đường chạy, sân vận động hoặc công viên có lối chạy xe đạp.
Cha mẹ thường xuyên kiểm tra vỏ (lốp) bánh xe, tra dầu và chỉnh độ chùng dây sên cho phù hợp, kiểm tra các ốc vít, thay gôm thắng bị mòn... để bảo vệ an toàn cho trẻ. Không để xe ngoài trời mưa làm xe mau hư hỏng và hoen gỉ.
Cuối cùng, cách tốt nhất để giúp trẻ học cách chạy xe đạp an toàn là cha mẹ làm gương trong việc tuân thủ luật giao thông. Bạn có thể cùng đạp xe theo trẻ để hướng dẫn những điều an toàn.
Hướng dẫn trẻ đi xe đạp
Khi trẻ lên ba tuổi, bạn nên cho bé làm quen với loại xe ba bánh. Tuy không phải là xe đạp bình thường, nhưng loại xe này có cơ chế hoạt động tương tự xe đạp hai bánh. Điều này sẽ giúp trẻ biết cách thực hiện những thao tác cơ bản khi điều khiển xe.
Loại xe này có bàn đạp nằm ở bánh trước nên trẻ thường cảm thấy khó khăn, lúng túng khi chuyển sang tập đi xe có hai bánh bình thường.
Làm quen với xe đạp hai bánh khi bé lên bốn
Hầu hết các trẻ đều thích đi xe đạp, nhưng khi tập điều khiển, chúng hay tỏ ra lo lắng, ngập ngừng. Lúc này, bạn nên để con tự xoay xở và tìm cách giải quyết vấn đề, tránh tạo cho trẻ thói quen dựa dẫm vào bố mẹ.
Ở độ tuổi lên bốn, bé bắt đầu ý thức hơn về hành động và từng thao tác của mình. Do đó, cho trẻ tập đi xe đạp ở lứa tuổi này là phù hợp nhất vì trong khi tập đi xe, trẻ sẽ học được một số kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
Tuy nhiên, lúc này bé chưa biết cách giữ thăng bằng tốt, vì thế bạn nên chọn loại xe đơn giản, dành cho trẻ dưới năm tuổi. Xe loại này thường có thêm hai bánh nhỏ phụ, có tác dụng giữ cho xe không ngã khi bé chưa quen điều khiển đôi tay và chân một cách thuần thục, nhịp nhàng.
Lên năm tuổi, bé có thể tự đi xe đạp
Đôi khi, bạn không biết con mình gặp khó khăn gì khi tập xe, nhưng trẻ có thể học được nhiều điều bổ ích từ các bạn đồng trang lứa.
Hãy để các trẻ chia sẻ, hướng dẫn nhau cách đi xe mà chúng học được. Đây cũng là phương pháp tốt để trẻ tiếp xúc với thực tế.
Trẻ năm tuổi hầu như không còn cảm giác sợ hãi khi ngồi trên xe. Tuy nhiên, do thói quen đi xe có hai bánh nhỏ, trẻ vẫn gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng.
Cách tốt nhất giúp trẻ tự tin khi điều khiển xe là bạn gắn một chiếc bánh phụ vào bên trái bánh xe của con. Để bé tập giữ thăng bằng với chiếc xe có thêm bánh nhỏ này, dần dần, trẻ sẽ không còn phụ thuộc vào chiếc “bàn đỡ” nữa.
Ngoài ra, bạn cần nâng hay hạ yên xe cho phù hợp với chiều cao của bé. Điều này rất quan trọng vì ảnh hưởng đến sự phát triển xương cột sống của con bạn. Để trẻ không bị vẹo cột sống, bạn không nên hạ yên xe quá thấp.
Loại xe dành cho trẻ ở tuổi này có đầy đủ chức năng của xe đạp hai bánh bình thường. Vì thế, để bé đi xe an toàn, bạn cần dạy con cách phanh (thắng) khi muốn dừng lại. Tập cho trẻ phản xạ nhạy bén, biết xử lý tình huống khi gặp vật cản trước mắt.