Hướng dẫn ghép cây cảnh đúng cách

Cùng tham khảo những hướng dẫn ghép cây cảnh đúng cách nhé.  Chỉ cần một chút tỉ mỉ và kiên nhẫn là bạn đã tạo ra thêm những loại cây cảnh có màu sắc khác nhau rồi đấy



Kỹ thuật ghép sứ Thái nhiều màu

Trong tự nhiên, thực vật không ngừng phát triển và biến đổi để tự thích nghi với môi trường sống mà tồn tại. Quá trình biến đổi đó đã sản sinh hàng loạt sản phẩm tự nhiên: từ cây có kích thước lá to xuất hiện cây lá thu nhỏ lại; màu sắc trên lá cũng có khác nhau; lá đốm, lá 1 sọc, lá cẩm thạch; từ hoa đơn đến hoa kép; từ một giống hoa có một màu xuất hiện cây có hoa nhiều màu phong phú. Dựa trên sự phát triển đa dạng đó của thực vật, nghệ nhân cây cảnh nhiều nơi đã thu gom tuyển chọn chắt lọc lai ghép tạo ra một cây cảnh có nhiều đặc điểm lá, hoa khác nhau:

Nếu trồng cây cần thăng làm kiểng trong chậu, cây cần thăng này sẽ khó có hoa và trái. Nhưng nếu ta ghép cây tắc vào cây cần thăng thì trái tắc vào cây cần thăng thì trái tắc đã hiện diện trên cây cần thăng.

Nếu muốn cây có hoa nhiều màu thì cây mai vàng ghép được các màu: vàng đậm (12 cánh), vàng nhạt (5-6 cánh), cam (5 cánh), trắng (5-6 cánh), xanh (5 cánh) ..v.v..

Cây hoa giấy phép được nhiều hoa có màu phong phú và cũng ghép được lá xanh lẫn sọc trắng; lá vàng đục trên cùng một cây.

Và 2 năm gần đây, nghệ nhân hoa cảnh đã trình làng cây hoa sứ Thái ghép nhiều màu; các màu mới như sau. Qua đây tôi xin được thông tin và trao đổi với các bạn quy trình kỹ thuật ghép hoa nhiều màu trên cây sứ Thái.
Gốc ghép

Nên chọn lựa những gốc sứ có hình dạng đẹp. Bộ rễ đã thành củ già cỗi để ghép. Tất nhiên bạn có thể đại trà trên các cây sứ 2 tuổi để lấy giống. Có 2 phương pháp: ghép ngọn và ghép hông

1. Phương pháp ghép ngọn

* Thời điểm ghép:

Có thể ghép quanh năm, nhưng lý tưởng nhất vẫn là thời điểm mùa khô ở Nam Bộ - cuối tháng 10 âm lịch cho đến hết tháng 3 âm lịch, năm sau.
* Các thao tác ghép:

Ngưng tưới 7 ngày: nếu như bạn ghép sứ vào mùa mưa phải chủ động che chắn cho chậu sứ thật khô ráo.

Cắt tỉa các cành dư thừa - chừa lại đủ số cành để ghép vì mỗi cành chỉ nên ghép 1 màu mới đảm bảo việc lưu chuyển dòng nhựa tập trung đủ nuôi cho ngọn ghép mới.

Chọn ngọn ghép có tiết diện tương ứng với tiết diện cành ghép nhưng không được lớn hơn.
Ơở đầu cành ghép chọn điểm ghép cắt mở mối ghép dạng mang cá

Ơở ngọn ghép cắt xéo hai bên thân để vết cắt hình chữ V khớp với cành ghép
Các động tác cắt mở vết ghép nên thao tác thận nhanh, chính xác và băng lại bằng dây nylon chồng khít lên nhau, trùm kín mối ghép

Dùng bao nylon mới nguyên (kích thước 10x25 cm) trùm bên ngoài cành ghép, buộc dây thật chặt, 7 ngày - 10 ngày sau tháo bỏ bao nylon; 21 ngày sau quan sát các vết mối ghép nếu đã kéo mủ lành vết ghép thì ta cắt bỏ dây băng.

2 - 3 ngày sau ta có thể đưa cây sứ ra ngoài môi trường tự nhiên.
45 - 60 ngày sau các chồi ghép phát triển tốt sẽ cho đợt hoa đầu tiên
2. Phương pháp ghép hông:

Cắt tỉa cành để phân bố vị trí ghép: Cắt tỉa đầu cành sứ gốc chừa dài hơn một đoạn khoảng 15 - 20 cm. Sau này sẽ cắt trở lại phần dư này.

Chọn vị trí để ghép: Ta chọn vị trí ghép ở bên hông cành sứ gốc 1 đoạn từ 10 - 12 cm tính từ nơi cắt tỉa trở xuống, dùng dao bén vạt xéo vào hông cành một đoạn 2 - 3 cm.
Ngọn ghép có chiều dài 7 - 10 cm, đáy được vạt xéo hai bên theo kiểu vạt nêm, phần vạt nêm dài độ 2 - 2,5 cm.

Sau đó ta đưa ngọn sứ ghép cắm vào cành sứ gốc.
Điều chỉnh cho phần vạt xéo ở ngọn sứ ghép nằm trong chỗ đã vạt ở cành gốc ghép. Dùng nylon băng kỹ - quấn dây băng từ dưới lên trên qua khỏi vết cắt. Lại quấn từ trên xuống và cột dây băng lại.

Kế đến ta dùng bao nylon có kích thước 10 - 25 cm trùm kín cành ghép lại
5 - 7 ngày sau ta tháo bao nylon.
15 - 20 ngày tiếp theo ta tháo băng nơi vết ghép và cắt bỏ bớt phần thừa ở cành gốc ghép.
Đưa cây sứ đã ghép ra nắng. Chăm sóc cây bình thường

Tưới ít nước, thường một quy trình ghép như vậy thì 90 ngày sau ngọn ghép sẽ cho hoa lần đầu. Lưu ý:

+ Nếu như ở cách ghép 1 - ghép nối tiếp giữa cành và ngọn, mối ghép cắt theo chữ V, đòi hỏi thao tác cắt vạt mối ghép phải thật chính xác ở cả ngọn gốc và đọt ghép mới mong có được sự tiếp xút nhựa để nuôi ngọn ghép.

+ Khắc phục yếu điểm ở các câu 1, áp dụng cách ghép ở hoa giấy đưa sang ghép sứ. Ơở cách ghép này ta chẻ thân cành gốc ghép (vạt xéo bên hông cành ghép) bên ít bên nhiều chênh lệch nhau cỡ 2/3. Khi đưa ngọn ghép vào nơi vết ghép, nhựa được tiếp xúc nhiều hơn nên đạt tỷ lệ sống của ngọn ghép nhiều hơn. Có nhiều khi ngọn sứ lại một lần nữa cho vết ghép đẹp hơn và nhựa lại dồn nuôi ngọn ghép tập trung hơn.

Hiện nay giống mới đã được bán ở các cơ sở nuôi trồng vườn trồng, các bạn có thể tự lựa chọn màu thích hợp để ghép cho mình một chậu hoa sứ có nhiều màu vừa ý.



Kỹ thuật ghép cây Khế cảnh

Cũng giống như một số loại cây ăn trái, người ta đã có thể ghép giống mới lên gốc của những cây giống cũ để thay đổi giống, cây khế nhà bạn cũng có thể áp dụng cách làm này để ghép nhiều giống khác nhau lên cùng một gốc ghép đã có sẵn dáng thế đẹp mà bạn đã có để tạo cho cây khế có dáng thế cổ thụ, với nhiều loại trái đẹp và lạ mắt.


- Trước hết bạn phải cắt tỉa tạo cho cây khế nhà bạn có dáng thế của một cây cổ thụ, sau đó bứng trồng chúng vào trong một cái chậu có độ lớn phù hợp. Sau khi trồng, đưa cây vào chỗ mát, tích cực chăm sóc (tưới nước, bón thêm phân vô cơ,…) để cây ra tược non mới, khi nào những tược này đạt độ lớn theo yêu cầu thì ghép giống khế khác vào.

- Về giống hiện nay trong dân gian đang trồng có nhiều loại, có loại chua, có loại ngọt, có loại khi chín trái có màu vàng ươm, có loại khi chín trái lại có màu hơi trắng, cũng có loại trái nhỏ cỡ trứng gà, trứng vịt, nhưng lại có loại trái rất lớn có khi đến nửa ký, có loại lá to dài, nhưng cũng có loại lá nhỏ cho trái quanh năm (mà có người gọi là giống khế Nhật), có loại trái trắng, lá trắng,…Tùy theo bạn thích giống nào thì ghép giống đó lên gốc cây khế cũ của mình.

- Về ghép bạn có thể áp dụng nhiều cách, nhưng để vừa dễ ghép, vừa phù hợp với điều kiện phải lấy giống từ xa đem về bạn nên áp dụng một trong hai cách ghép sau đây:

1. Kỹ thuật ghép "Bo"
- Với cách ghép này bạn phải chờ cho những tược mới ra trên cây khế nhà bạn lớn cỡ điếu thuốc lá trở lên thì khi ghép mới dễ thành công (để cho dễ phân biệt mối tược mới ra này tạm gọi là một “gốc ghép”).

- Trên “gốc ghép” bạn dùng mũi dao nhọn rạch hai đường song song cách nhau khoảng 0,5cm, dài khoảng 1cm, phía dưới của hai đường này cắt một đường ngang nối liền hao đường này lại với nhau tạo thành hình chữ U (phần này gọi là “cửa sổ”).

- Trên cây cần lấy giống chọn một cành bánh tể có độ lớn tương đương với độ lớn của “gốc ghép”, lựa lấy một mắt mầm còn tốt (không bị sắt sạo, bầm giập), sau đó dùng mũi dao nhọn rạch 4 đường xung quanh mắt mầm tạo thành một hình chữ nhật sao cho khi lắp ráp chúng vừa khí với “cửa sổ” đã mở trên gốc ghép (phần này gọi là “Bo”).

- Lấy mũi dao nhọn bóc tách lớp vỏ trên “cửa sổ” rồ đặt “Bo” giống vào “cửa sổ”, sau cùng dùng dây nilon quấn vừa đủ chặt chỗ vừa ghép, khoảng 2 tuần sau mở dây nilon kiểm tra, nếu thấy “Bo” còn sống thì dùng kéo cắt bỏ đoạn ngọn của “gốc ghép” (cắt phía trên chỗ ghép khoảng 2 - 3cm). Sau một thời gian mắt mầm sẽ nhẩy tược tạo ra một cánh khrrs là giống mới được ghép vào.

2. Kỹ thuật ghép chẻ ngọn
- Cách ghép này tương đối đơn giản và dễ thành công hơn cách ghép trên. Ở cách này chỉ cần chờ cho tược mới ra trên gốc cây khế cũ nhà bạn có độ lớn cỡ ruột cây bút bi là có thể ghép được. Khi tược đạt yêu cầu về độ lớn dùng lưỡi dao lam (dao cạo râu) cắt bỏ một đoạn ngọn của tược dài khoảng 3 - 4cm, đoạn còn lại gọi là “gốc ghép”.

- Trên cây cần lấy giống cũng chọn một tược có độ lớn tương đương với “gốc ghép”, dùng dao lam cắt lất một đoạn ngọn của tược này cũng dài khoảng 3 - 4 cm (đoạn này gọi là cành ghép) cắt bỏ hết lá trên cành ghép sau đóa cắt vạt hai bên gốc cành ghép tạo thành một hình nêm (chỗ cắt vạt dài khoảng 1cm). Lấy dao chẻ đôi “gốc ghép” (chẻ dâu xuống khoảng 1,5cm), sau đó khéo léo luồn phần vạt nêm trên cành ghép cào chỗ vừa chẻ trên “gốc ghép” rồi dùng dây nilon mềm quấ vừa đủ chặt, sau cũng dùng một bao nilông nhỏ (loại trong) bao trùm hết cành ghép và chỗ ghép.

- Đưa cây ghép vào chỗ mát hoặc che nắng cho cây. Hai tuần sau nếu thấy cành ghép còn sống thì tháo bỏ bao nilon, hai tuần sau đó có thể tháo dây nilon quấn xung quanh chỗ ghép. Sau một thời gian cành ghép sẽ ra lá mới và phát triển thành một cây khế giống hoàn toàn với cây mà bạn chọn để lấy giống.

- Muốn cây khế nhà bạn mang nhiều giống khế khác trên mình bạn chỉ việc ghép thêm những giống mà mình ưa thích. Trân đây chỉ là những hướng dẫn có tính chất cơ bản, muốn có tỷ lệ thành công cao bạn nên làm thử sao cho động tác thật thuần thục khi đó mới tiến hành ghép thật.



Kỹ thuật ghép cành Sanh


Đáp ứng yêu cầu của nhiều thành viên sau khi xem kết quả nối ghép thân cành tại vườn nhà. Phongbonsai xin được bật mí một số bí quyết nối ghép thân cành cây Sanh:

1. Một số lợi ích của việc nối thân, cành

- Trong quá trình tạo hình cây cảnh có thể bạn sẽ gặp một số cây có đoạn thân ,cành quá dài nếu cắt bỏ làm lại sẽ rất lâu phương pháp này giúp bạn tận dụng được phần đẹp còn lại để tạo hình tiếp.

- Trong lúc cắt thân, cành do chưa nghiên cứu kỹ có thể bạn sẽ cắt nhầm, phương pháp này sẽ giúp bạn nối lại như cũ.

- Bạn cũng có thể xoay tùy ý những cành quá to không thể can thiệp bằng các phương pháp khác như cắt nhả, vặn…

2. Một số Điều kiện cần thiết để thực hiện nối ghép

- Chỉ nên thực hiện trên cây phôi non đang tạo dáng, không nên áp dụng cho cây đã hoàn chỉnh và cây già.

- Thời gian thực hiện: Khi cây đã tích đủ nhựa và khi cây phát triển mạnh nhất (Đầu xuân và mùa mưa – Áp dụng cho thời tiết Bắc Bộ).
- Phần trên và dưới của đoạn ghép có đường kính gần bằng nhau.

- Không nên đánh chuyển khi thực hiện các thao tác nối, ghép.

3. Một số cách nối thân,cành
- Để đảm bảo chắc ăn bạn cần tạo rễ phụ tại vị trí cắt để nối ghép .Bạn có thể ghép rễ hoạc tạo rễ phụ sao cho khi cắt rời khỏi thân cây,cành để ghép vẫn sống bình thường (Cách này đảm bảo cây sống 100%) trong trường hợp vì lý do gì không có rễ phụ tỷ lệ sống có thể tới 80 - 90 % (Khi đã có kinh nghiệm bạn không cần tạo rễ phụ).

- Cắt bỏ toàn bộ phần cành lá phía trên, dưới cây và cành ghép để tránh bội chi nước dẫn đến héo và chết cây.

- Cắt bỏ đoạn thừa ướm thử thân,cành ghép vào vị trí để chỉnh hướng theo ý. (Dùng cưa thật sắc để cắt).

- Nếu chỗ tiếp giáp (cả trên và dưới) có cành ta có thể lợi dụng để buộc dây nứu chúng lại với nhau khi ghép . Nếu không cần phải đóng phần trên và dưới mỗi phần 4 cái đinh để buộc dây.

- Sau khi chuẩn bị xong mọi thứ bạn hãy dùng một cái đục thật sắc đục phần gỗ của cả phần trên lẫn phần dưới sâu khoảng 1 mm và chừa lại phần vỏ cây sao cho mặt bằng của chúng thật phẳng. sau đó dùng dao sắc cắt bỏ phần vỏ thừa (sở dĩ phải làm vậy để tránh làm dập vỏ) và áp chúng lại theo vị trí đã chọn sẵn và cố định thật chặt bằng dây mềm thông qua những cái đinh ta vừa đóng sau đó dùng tấm nylon quấn vết nối lại. Khoảng 2 - 3 giờ sau dùng hỗn hợp 2 phần đất +1 phần xơ dừa trộn với nước (Khi nắm chặt tay nước không nhỏ giọt là vừa) đắp kín vết nối tháo miếng nylon vừa quấn ra. Sau đó lấy tấm nylon to quấn bên ngoài hỗn hợp để giữa ẩm và cần bổ xung thêm nước khi hỗn hợp bị khô. Những cây mà bạn tạo rễ cho đầu rễ tiếp đất. Khi chồi mọc có đường kính khoảng 0,5 - 1 cm là lúc vết thường liền dù vậy bạn không được tháo dây buộc bởi sau một thời gian dài chúng mới liên kết chắc chắn với nhau.

 

Kỹ thuật ghép chồi cây Sanh


Với 1 số phôi Sanh khi tạo dáng chổ cần có cành mà chồi mầm lại kô mọc, thì ta phải ghép.

Cách ghép chồi:
- Cắt 1 đoạn chồi rồi cắt hình vạt nêm, nên chọn đoạn chồi như hình, vì khi ghép xong thì cây đã được chuyển 1 nhịp.
- Dùng dao hoặc đục để tách vỏ chỗ muốn ghép

- Đặt chồi ghép vào
 - Dùng dây nilon buộc lại
- Dùng bọc nylon đã nhúng nước bọc chồi ghép lại
- Đặt cây vào nơi có nắng nhẹ hoặc che chỗ ghép,khoảng 15-20 ngày thì cắt dây mở bọc


Hình ảnh ghép sửa lại ngọn cây sanh :

1. Ngọn cây khi chưa cắt sửa



2. Cắt đi một đoạn thừa



3. định hướng theo đúng ý đồ ( ngọn này xoay lại khoảng 120 độ)



4. Khoan để cố định



5. Cố định ngọn cây



6. Ngọn cây sau khi cố định



7. Và đã liền



8. Để hoàn thiện chờ cho ngọn mọc khỏe sẽ chỉnh lại vết ghép cho mịn .



Hướng dẫn ghép xương rồng đơn giản
Hướng dẫn ghép xoài cho năng suất cao
Hướng dẫn ghép cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao
Kỹ thuật trồng cây cảnh trong nước
Cách trồng cây tai thỏ cực yêu
Hướng dẫn trồng cây lựu ra nhiều hoa và sai quả
Hướng dẫn trồng cây ăn trái trong chậu

(St)