- Học chữ kanji mà bạn hay phải dùng (bằng cách tra cứu): Nên học các chữ thông dụng trước.
Bạn nên học các chữ kanji đơn giản để có thể biết một chữ phức tạp thực ra gồm các chữ đơn giản ghép lại.
Bạn nên học các chữ kanji hay dùng trước (dùng cách đọc tiếng Nhật và tra cứu bảng kanji.)
Thực ra thì tôi không thuộc hết 1945 chữ kanji thường dùng mà tôi chỉ nhớ các chữ hay dùng hoặc các chữ có quy luật dễ nhớ mà thôi. Tôi cũng không nhớ cách viết của hầu hết các chữ, nhưng tôi luôn có thể tra cứu chữ hán tự theo các cách sau:
SAROMA JCLASS hiện đang cung cấp cho các bạn các bảng kanji từ dễ đến khó để các bạn có thể dễ dàng học chữ kanji và học cách chuyển từ âm đọc "Hán Việt" sang âm đọc "Hán Nhật" (on'yomi).
Các bạn mở trang web trên trình duyệt rồi ấn "Ctrl + F" (giữ phím Ctrl rồi ấn tiếp phím F), trình duyệt sẽ hiện một ô để tìm kiếm (Firefox sẽ hiện ô ở bên dưới cửa sổ trình duyệt, Chrome sẽ hiện ô ở phía trên bên phải trình duyệt), các bạn nhập chữ hán tự muốn tra vào, hoặc nhập cách đọc tiếng Việt vào. Tùy chữ mà có thể bạn phải ấn "Tìm" vài lần. Đế phóng to chữ trên trình duyệt các bạn có thể vào View > Zoom (với Firefox) hoặc giữ phím Ctrl rồi lăn con lăn chuột.
Sắp tới JCLASS sẽ đưa thêm một số chữ kanji mở rộng (dùng cho tên địa danh) ngoài 1945 hán tự thường dụng ở trên.
Kanji là gì, mẹo học hiệu quả
Kanji là bộ chữ Hán trong tiếng Nhật. Theo thống kê thì có tất cả khoảng 10000 chữ Kanji trong tiếng Nhật mặc dù chỉ có 5000 trong số 10000 chữ là hay được sử dụng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, chính phủ Nhật Bản đã xây dựng nên 1945 kí tự cơ bản là “ Jooyoo Kanji” (từ Kanji thông dụng), và nó được sử dụng trong sách giáo khoa, trong các văn bản chính thức. Ở Nhật Bản, các trường tiểu học thường dạy cho học sinh khoảng 996 từ Kanji và người Nhật phải mất khá nhiều thời gian để học bộ chữ này.
Q. Vậy cần học bao nhiêu từ Kanji là có thể đọc được cơ bản tiếng Nhật?
A. Bản thân Kanji như đã nói là bộ chữ bắt nguồn từ Trung Quốc, nó được du nhập vào Nhật Bản khoảng gần 2000 năm trước đây. Một vài thế kỷ sau thì hai bộ Hiragana và Katakana được xây dựng dựa trên Kanji để hoàn thiện hệ thống ký âm và ngữ âm của tiếng Nhật.
Nếu bạn muốn có thể đọc và viết tiếng Nhật một cách thành thạo thì bắt buộc bạn phải học Kanji. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm của mình thì bạn nên học Hiragana và Katakana trước rồi mới học đến Kanji, các học sinh Nhật Bản cũng học theo cách này. Hoàn toàn có thể viết một câu tiếng Nhật mà chỉ sử dụng Hiragana, nên nếu không nhớ được Kanji thì bạn có thể viết theo Hiragana.
Tuy có đến 10000 Kanji, nhưng rất nhiều chữ không hay được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Bạn chỉ cần cố gắng học hết “Jooyoo Kanji” là có thể đọc được đến 90% báo chí rồi đấy.
Q. Khi nào dùng cách đọc On và khi nào dùng cách đọc Kun?
A. Kanji được du nhập từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ V, người Nhật kết hợp chặt chẽ hai cách đọc, một là theo tiếng Trung và hai là theo cách đọc riêng của họ.
Cách đọc On (On-yomi) là cách đọc theo tiếng Trung của từ Kanji đó. Nó dựa theo cách phát âm của bản thân từ Kanji vào thời điểm từ này được xây dựng nên và dựa trên địa điểm nó được du nhập vào. Chính vì thế mà có thể có rất nhiều từ Kanji đọc khác với cách đọc của Hệ thống tiếng Trung phổ thông hiện nay (tiếng Trung cũng có nhiều phương ngữ lắm và tiếng Bắc Kinh được chọn làm ngôn ngữ chính thống, cũng như tiếng dân tộc Kinh của mình vậy).
Cách đọc Kun (Kun-yomi) là cách đọc theo tiếng bản địa của người Nhật, nghĩa thì vẫn là nghĩa của từ Kanji đó.
Phần lớn các từ Kanji đều đọc theo On-yomi trừ một số từ được tạo nên ở bản thân nước Nhật (không phải từ Trung Quốc du nhập), ví dụ như 込 chỉ có một cách đọc Kun. Một vài từ khác lại không có cách đọc Kun nhưng phần lớn Kanji đều có hai cách đọc.
Q. Thế thì khi nào thì dùng On-yomi mà khi nào thì dùng Kun-yomi ?
A.Rất không may là không thể diễn đạt vấn đề này một cách đơn giản được. Bạn bắt buộc phải nhớ cách phát âm theo từng trường hợp cụ thể (cũng như là nhớ các động từ bất qui tắc trong tiếng Anh vậy). Nhưng mà cũng có thể ghi nhớ vài điều sau: On-yomi được sử dụng khi Kanji nằm trong từ ghép (tức là hơn 2 từ Kanji được đặt cạnh nhau); Kum-yomi được dùng khi Kanji đứng một mình như 1 từ độc lập hoặc là tính từ hay động từ. Qui tắc này không phải không có ngoại lệ nhưng ít nhất nó giúp bạn có thể đoán tốt hơn..
Ví dụ nhá : từ 水 (nước) có On-yomi là “sui” và Kun-yomi là “mizu”. Khi 水 đứng một mình có thể đọc là “mizu” để tạo nên một từ hoàn chỉnh nghĩa là “nước’. Tuy nhiên trong từ ghép 水曜日 thì 水 được đọc là “sui” và cả cụm này đọc là “suiyoubi” nghĩa là thứ tư (các thứ trong tuần ý)
Cách học dễ nhớ: Kanji thì thực sự rất khó nhớ, đây là thực tế không chỉ với chúng ta, mà ngay cả người Nhật nhiều khi đọc báo cũng phải tra từ điển để biết cách đọc Kanji (tiếng Nhật cũng buồn cười nhỉ). Sau quá trình học rồi quên, quên rồi học, mình rút ra được mẹo nhỏ sau , xin giới thiệu với các bạn cách học của mình(nhờ cách này mà mình nhớ được nghĩa của hơn 1500 chữ đấy). Hy vọng giúp ích được các bạn.
Các bạn có thể cắt những miếng bìa vuông nhỏ bằng lòng bàn tay(khoảng 5x5cm), sau đó ghi chữ Kanji ở hai mặt(mỗi mặt một chữ), nghĩa của nó thì ghi ngược lại để nếu quên thì ta có thể lật mặt sau để biết nghĩa. Mỗi ngày, các bạn chỉ cần mất 15' để lật ra xem (khoảng 50 tờ <=> 100 chữ), khi nào nhớ thuần thục hết rồi(có nghĩa là lúc nhắm mắt lại các bạn có thể hình dung ra chữ kanji đúng nghĩa mà mình muốn), thì lại tiếp tục 50 tờ khác. Nếu làm theo cách này, các bạn có thể học ở bất cứ đâu khi có thời gian rãnh, mà lại rất nhàn không gò bó nhồi nhét.
Dưới đây là Bộ hán tự sơ cấp 825 chữ ở trường Đông Du(chưa có nghĩa). Các bạn có thể in cái này ra sau đó photo phóng lớn, rồi cắt ra làm giống như mình nói ở trên, đỡ mất công viết
http://www.mediafire.com/?tttndjnnlqm
Còn đây là 825 chữ kanji đã có nghĩa Hán Việt để các bạn học
http://www.mediafire.com/?zzwz1zodjxy
Và đây, phần mềm giúp mình học Kanji rất hiệu quả: http://www.mediafire.com/?qytzjdxzjxn
Sau khi tải về các bạn chỉ việc làm theo file hướng dẫn để cài đặt và sử dụng. Thật sự, phần mềm này rất rất tuyệt đấy Nó sẽ dạy bạn cách đọc âm kun, âm on(đối với cách đọc có thể ban đầu bạn chưa cần nhớ, nếu nhớ được thì quá tốt rồi), và cách viết chữ (nét nào trước nét nào sau)=> cái này rất quan trọng. Vì sao ? => đó là những chữ đơn giản, nếu bạn viết đúng theo thứ tự từng nét, thì sau này khi học những chữ khác ghép bằng các chữ đơn giản tự nhiên các bạn sẽ biết thứ tự cách viết luôn, hehe .
Còn về cách đọc Kanji thì chỉ có cách học từ từ qua các bài đọc hiểu thôi(từ từ "cháo" mới nhừ) . Lưu ý, cách trên chỉ để các bạn nhớ mặt chữ và biết nghĩa của chữ đó(mới học thì nên học nghĩa trước, đọc thì học dần, không nên ôm nhiều quá sẽ rất khó nhớ). Cuối cùng, chúc các bạn học tốt.
Học kanji từ con số 0 - Kanji N5
Chào các bạn, tôi xin giới thiệu với các bạn các chữ kanji trong phạm vi thi khả năng tiếng Nhật N5 (cấp thấp nhất.) gồm có 79 chữ.
Đây là những chữ đơn giản, các bạn nên nhớ những chữ này trước, sau này học các chữ phức tạp sẽ dễ dàng hơn.
Chú ý: Chữ Q hoa là để chỉ âm kép (chữ "tsu" nhỏ), ví dụ chữ "thập" âm "on-yomi" là "juu, jiQ", khi ghép thành "mười phút" chẳng hạn thì sẽ thành âm kép "jippun".
Một số chữ kanji có tính chất tượng hình, ví dụ:
日 nhật = mặt trời: Vẽ hình mặt trời
中 trung = giữa: Chặt đôi ở giữa
長 trường = dài: Tượng hình tóc dài của người già
高 cao = hình ảnh lầu cao
東 đông = mặt trời (日) ló sau cây (木)
川 xuyên = hình con sông
行 hành, hàng = chữ vẽ hình đường đi
雨 vũ = mưa: vẽ hình trời mưa
Một số chữ chỉ sự việc (trừu tượng, gọi là chữ "chỉ sự 指事")
一 nhất = một
二 nhị = hai
三 tam
本 bản = chặt ngang cái cây (mộc 木) để làm sách
上 thượng
下 hạ
Một số chữ là ghép nghĩa (gọi là chữ "hội ý 会意"):
間 gian = 門 môn (cửa) + 日nhật (mặt trời), thực ra chữ nguyên thủy không dùng "nhật" mà dùng 月"nguyệt", chỉ mặt trăng nằm giữa hai khe cửa nên thành "gian" 間 (nằm giữa).
見 kiến = mục 目 (mắt) + nhân 人 (người): người quan sát sự việc gì đó.
男 nam = điền 田 + lực 力: người làm việc trên đồng ruộng
電 điện = vũ 雨 (mưa) + thân 申 (kéo dài): Mưa kéo dài thì hay có sét, tức là điện.
休 hưu = người (nhân 人) ngồi nghỉ dưới bóng cây (mộc 木), chú ý đây là bộ "nhân đứng".
聞 văn = nghe: Để tai (nhĩ 耳) sát cửa (môn 門) để nghe.
話 thoại = ngôn 言 (nói) + thiệt 舌 (lưỡi)
学 học = đứa trẻ (子tử) ngồi học dưới mái nhà
Một số chữ có thể nhớ theo các thành phần:
国 quốc: Có chữ "ngọc" 玉 ở bên trong.
時 thời = 日nhật + 寺tự (chùa)
見 kiến = 目mục (mắt) + 人nhân (người)
名 danh = 夕 tịch (trăng lưỡi liềm) + 口 khẩu (miệng)
Một số chữ giống nhau:
人 nhân
入 nhập
-
出 xuất
山 sơn
-
午 ngọ
千 thiên
十 thập
-
木 mộc
本 bản
-
Danh sách dưới gồm các chữ đơn giản có thể nhầm lẫn với một số chữ ngoài phạm vi thi N5, ví dụ chữ 土 thổ (đất) với 士 sĩ (chỉ người), hay chữ 千 thiên (nghìn) với chữ 干 can (khô, phơi khô).
Ngoài ra bạn có thể tự sáng tác ra cách nhớ, ví dụ: Chữ 南 nam= hình nhà thờ, trong chứa rất nhiều tiền Yên, quay mặt về phía nam. (Chú ý là ngày xưa các nhà ở Trung Quốc quay mặt về phía nam và chữ này tượng hình một ngôi nhà thật.)
Thứ tự Kanji Âm Hán Việt Nghĩa / Từ ghép On-reading - Kun
1 日 nhật mặt trời, ngày nichi, jitsu - hi, bi
2 一 nhất một; đồng nhất ichi, itsu - hito
3 国 quốc nước; quốc gia koku - kuni
4 人 nhân người; nhân vật jin, nin - hito
5 年 niên năm; niên đại nen - toshi
6 大 đại to lớn; đại lục dai, tai - oo(kii)
7 十 thập mười juu, jiQ - tou
8 二 nhị hai ni
9 本 bản sách, cơ bản, bản chất hon
10 中 trung giữa, trung tâm chuu - naka
11 長 trường, trưởng dài; trưởng>hiệu trưởng choo - naga(i)
12 出 xuất ra, xuất hiện, xuất phát shutsu, sui - de(ru), da(su)
13 三 tam ba san - mi(tsu)
14 時 thời thời gian ji - toki
15 行 hành, hàng thực hành;ngân hàng koo, gyoo - i(ku), okonau
16 見 kiến nhìn; ý kiến ken - miru
17 月 nguyệt mặt trăng, tháng getsu, gatsu - tsuki
18 後 hậu sau go, koo - ato
19 前 tiền trước zen - mae
20 生 sinh sống; học sinh(chỉ người) sei, shoo - ikiru
21 五 ngũ năm (5) go - itsutsu
22 間 gian trung gian, không gian kan, ken - aida
23 上 thượng trên joo, shoo - ue, kami
24 東 đông phía đông too - higashi (ít: azuma)
25 四 tứ bốn shi - yotsu
26 今 kim hiện tại, lúc này kon, kin - ima
27 金 kim vàng, kim loại kin, kon - kane
28 九 cửu chín (9) kyuu, ku - kokonotsu
29 入 nhập vào; nhập môn nyuu - hairu, ireru
30 学 học học gaku - manabu
31 高 cao cao koo - tkai
32 円 viên tròn; tiền Yên en - marui
33 子 tử con, phần tử shi, su - ko
34 外 ngoại bên ngoài gai, ge - soto
35 八 bát tám hachi - yatsu
36 六 lục sáu roku - mutsu
37 下 hạ dưới ka, ge - shita, shimo
38 来 lai đến; tương lai, vị lai rai - kuru
39 気 khí không khí, khí chất ki, ke
40 小 tiểu nhỏ, ít shoo - chiisai, ko
41 七 thất bảy shichi - nana, nanatsu
42 山 sơn núi, sơn hà san - yama
43 話 thoại nói chuyện, đối thoại wa - hanashi
44 女 nữ phụ nữ jo, nyo - onna
45 北 bắc phía bắc hoku - kita
46 午 ngọ buổi chưa, ngọ go - (ít: uma)
47 百 bách trăm hyaku
48 書 thư viết; thư đạo sho - kaku
49 先 tiên trước sen - saki
50 名 danh tên mei, myoo - na
51 川 xuyên sông sen - kawa
52 千 thiên nghìn sen - chi
53 水 thủy nước sui - mizu
54 半 bán một nửa han - nakaba
55 男 nam nam giới dan, nan - otoko
56 西 tây phía tây sei, sai - nishi
57 電 điện điện, điện lực den
58 校 hiệu trường học koo
59 語 ngữ ngôn ngữ, từ ngữ go - kataru
60 土 thổ đất; thổ địa do, to - tsuchi
61 木 mộc cây, gỗ boku, moku - ki
62 聞 văn nghe, tân văn (báo) bun, mon - kiku
63 食 thực ăn shoku - taberu
64 車 xa xe sha - kuruma
65 何 hà cái gì, hà cớ = lẽ gì ka - nan, nani
66 南 nam phía nam nan - minami
67 万 vạn vạn, nhiều; vạn vật man, ban
68 毎 mỗi mỗi (vd: mỗi người) mai
69 白 bạch trắng, sạch haku, byaku - shiroi
70 天 thiên trời, thiên đường ten - ama
71 母 mẫu mẹ bo - haha, okaasan
72 火 hỏa lửa ka - hi
73 右 hữu phải, bên phải u, yuu - migi
74 読 độc đọc doku - yomu
75 友 hữu bạn yuu - tomo
76 左 tả trái, bên trái sa - hidari
77 休 hưu nghỉ ngơi, về hưu kyuu - yasumu
78 父 phụ cha fu - chichi
79 雨
vũ mư
a u - ame
Kinh nghiệm học chữ Kanji
Mẹo vặt học tiếng Nhật hiệu quả
Hướng dẫn học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu
Cách học tiếng Nhật cho người mới học hiệu quả
Hướng dẫn học tiếng Nhật trên mạng
(St)