Cùng tham khảo những hướng dẫn học đan khăn len cơ bản nhé. Nếu bạn chưa biết đan, hãy ngồi lại để học cách đan len cơ bản nhất. Không hề khó như mọi người vẫn nghĩ đâu nhé!
Hướng dẫn học đan khăn len
Mình rất thích đan khăn và mình có tìm được vài tài liệu tham khảo các bạn xem nhé:
* Kiểu 1
Để đan khăn theo kiểu trên bạn hãy làm theo hướng dẫn sau nhé:
CÁCH ĐAN: bắt 54 mũi (hoặc chia hết cho 18)
dòng 1 (mặt phải) :21mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 18mũi xuống
dòng 2 (mặt trái) :18mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 21mũi lên
dòng 3 :giống dòng 1
dòng 4 (mặt trái) :18mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 21mũi xuống
dòng 5 (mặt phải) :21mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 18mũi lên
dòng 6 :giống dòng 4
lặp lại 6 dòng này 2 lần --> tổng cộng là 12 dòng.
dòng 13 (mặt phải) :3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 21mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên,
dòng 14 (mặt trái) :3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 21mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên
dòng 15 :giống dòng 13
dòng 16 (mặt phải) :3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 21mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên
dòng 17 (mặt trái) :3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 21mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên, 3mũi xuống, 3mũi lên
dòng 18 :giống dòng 16
lặp lại 6 dòng này 2 lần nữa --> tổng cộng là 12 dòng.
như vậy 1 đoạn khăn này là 24 dòng.
----------------
Kiểu 2: Mẫu đan hoa cúc
Nguyên liệu chính:
- Que đan số 3.
- Len Vĩnh Thịnh 2 sợi. (Dùng len Vĩnh Thịnh trông sẽ mềm khăn hơn dùng len Tàu, cho dù độ bóng không bằng).
Cách đan:
- Vì len sợi nhỏ nên phải bắt nhiều mũi. Công thức chung để tính số mũi: 5*X+2. Của mình là X=10 (tức số mũi sẽ bằng 52), các bạn nên chọn X=12 (số mũi bằng 62) sẽ đẹp hơn.
- Thứ tự: (trường hợp 52 mũi)
+ Bắt mũi bằng tay trái, dùng 1 que cho chặt.
+ Hàng 1: Đan xuống cả hàng.
+ Hàng 2: Đan xuống mũi 1; từ mũi 2 đến mũi 51 cũng đan xuống nhưng phải vắt 3 vòng ngược chiều kim đồng hồ cho mỗi mũi; đan xuống mũi 52.
+ Hàng 3: Đan xuống mũi 1; dùng que phải nhấc 5 mũi (mũi 2->mũi 6) ra, nhóm thành 1 nhóm, chuyển sang que trái, rồi đan xuống bình thường, sau đó vắt dây từ dưới lên trên, đan xuống 1 lần nữa, vắt lại dây từ dưới lên trên, lặp lại việc đan xuống (step này tạo ra 5 mũi mới thay thế cho 5 mũi cũ bị nhóm lại ở trên); lặp lại tương tự với các nhóm 5 mũi tiếp theo, đến hết mũi 51 thì ta được 10 nhóm mũi; đan xuống mũi 52.
+ Hàng 4: Đan xuống cả hàng.
+ Hàng 5: Đan xuống cả hàng.
+ Hàng 6: Bắt đầu lại từ hàng 2.
Hướng dẫn đan len
“Tác phẩm” đan đầu tay phổ biến nhất là một cái khăn choàng. Túi tiền hay bao đựng laptop cũng là những tác phẩm đầu tay thú vị. Nếu bạn đan khăn với len có chất nỉ, bạn có thể dừng lại giữa chừng, gập khăn lên, may nối 2 mép 2 bên của khăn để có một chiếc túi xinh xắn. Bạn cũng có thể đan tác phẩm đầu tiên là một cái nón bằng kim đan vòng. Dù sự lựa chọn của bạn là gì đi chăng nữa bạn cũng nên chuẩn bị đối mặt với những khó khăn cũng như những khuyết điểm khi lần đầu học đan. Nếu muốn giấu đi những khuyết điểm đó bạn nên dùng len xù. Len xù sẽ giấu đi những lỗi khi đan tốt hơn các loại len mịn và mượt.
Chú ý: Nếu bạn đan một chiếc khăn bằng cách đan một hàng mũi lên và một hàng mũi xuống thì phần mép khăn sẽ bị xoăn. Chính vì vậy chúng ta ko nên đan khăn bằng cách đó. Thay vào đó bạn nên đan chỉ mũi lên ở cả 2 mặt của sản phẩm hoặc tìm kiếm các chart đan đơn giản khác.
Len và kim đan:
Trong lần đan đầu tiên bạn nên dùng các loại len mượt và phổ biến. Nó giúp cho việc đan dễ dàng hơn và bạn cũng dễ nhận ra các lỗi khi đan để rút kinh nghiệm.
Nếu bạn nhìn vào nhãn của các cuộn len nhập từ các nước phương tây bạn sẽ thấy kích cỡ kim nên dùng cho loại len đó (nhìn vào biểu tượng 2 cây kim đan bắt chéo nhau và số được ghi bên dưới nó). Hãy “tránh xa” bất kỳ loại len nào sử dụng kim đan nhỏ hơn kim đan số 8 ( cỡ của US hoặc 5mm cỡ của các loại kim khác) bởi vì nó sẽ làm tiêu tốn hàng đống thời gian để đan, điều đó dễ làm bạn nản lòng. Cỡ kim số 10 ½ của US(tức kim 6.5mm) sẽ giúp bạn tập đan dễ dàng hơn.
Bạn có thể đan bằng bộ kim đan thường bao gồm 2 que đan riêng lẻ hoặc đan bằng que đan vòng (bao gồm 2 que đan ngắn được nối với nhau bằng 1 sợi dây).Một cặp que đan vòng sẽ được sử dụng như một cặp que đan thường hoặc đan thành vòng tròn như đan mũ.
Tôi không khuyến khích dùng kim trơn (các loại kim đan mạ kền hoặc kim đan kim loại) để đan các loại sợi có độ trơn mịn. Sự kết hợp này yêu cầu bạn đan phải chặt tay để có các mũi đan đẹp. Đan chặt tay với người mới bắt đầu sẽ rất khó khăn (việc giảm mũi cũng khó làm), chắc chắn không ai muốn công việc của mình trở nên khó khăn hơn. Với người mới bắt đầu, tôi nghĩ tốt nhất nên sử dụng các loại kim không quá trơn như kim Denise ( khó tìm tại Việt Nam), kim đan gỗ hoặc bất kì loại kim nào không quá trơn láng hoặc quá rít tay.
Làm gì tiếp theo khi đã chọn được kim đan và len phù hợp?
Continental và English là như thế nào?
Ở Mỹ đa số mọi người khi đan sẽ đan theo kiểu Anh (English). Đôi khi một người khi bắt đầu thì đan theo kiểu của Anh còn sau đó thì đan theo kiểu Continental (phổ biến ở phương tây và Nam Châu Âu). 2 cách đan đều cho kết quả như nhau. Điều quan trọng là bạn quen với cách nào. Bạn nên thử cả 2 trước khi chọn cho mình một kiểu đan nhất định. Dù sao thì học cả 2 cách cũng không phải là thừa (xem cách đan 2 màu trong phần kĩ năng nâng cao)
Nếu bạn không muốn thử cả 2 cách thì đây là một số đề nghị: Bạn đã từng móc và giữ len bằng tay trái? Hoặc bạn cảm thấy việc cử động tay nhiều không có ảnh hưởng đến bạn thì bạn nên thử kiểu Continental. Còn nếu bạn muốn một phương pháp chắc chắn hơn cùng với việc cử động tay ít hơn gì bạn nên thử kiểu đan của Anh.
Tiếp theo là cách đọc chart
Các chart này có thể chia làm 2 loại, mình sẽ lấy ví dụ 2 loại cho mọi người dễ hình dung:
1. Mặt hoàn thành của sản phẩm gồm toàn mũi knit (hay đan lên, theo cách hiểu của em, hehe)
2. Gồm cả mũi knit và purl (mũi đan lên và đan xuống)
1: Ví dụ loại 1 nhé
Chart của loại này sẽ gồm các dòng có ký hiệu đan xen với các dòng trống.
Dòng có ký hiệu (vd: dòng 1) là dòng đan các mũi knit. Số ô trong 1 dòng là số mũi.
Bắt đầu với dòng 1 nhé
(mọi người bỏ cái ô đầu tiên đánh số đi nhé)
Đan 4 mũi đầu, đan chập về bên phải mũi thứ 5+6 (chập vào thành mũi thứ 5 trên dòng 1)
Mũi ký hiệu O là mũi vắt len lên que trước khi đan để tạo thêm 1 mũi mới, đống thời tạo 1 lỗ trên mặt sản phẩm. Khi đan mũi này sẽ tương đương với 2 ô trên 1 dòng, tức là sau khi đan bạn đã đc 2 ô thứ 6 + 7 trên dòng 1.
- Tiếp theo ô thứ 8+9 là ký hiệu O liền kề ký hiệu chập, tức là bạn vắt len lên que trước, sau đó đan chập về bên trái 2 mũi. Kết quả sẽ đc 1 lỗ + 1 mũi chập
Nói chung nguyên tắc là khi đan mũi O ta sẽ đc ngay 2 ô trên dòng. Cái ô ngay sau (bên trái) ký hiệu O sẽ cho biết phải đan mũi gì sau khi vắt len, nếu là mũi chập thì vắt len rồi đan chập, nếu là ô trống thì vắt len rồi đan mũi knit bình thường. Chỉ khó nhất đoạn đấy thôi ah
- Dòng 2 thì chỉ đan purl thôi
- Dòng 3 ta lại tiếp tục đọc chart
...
__________________
2. Loại 2 là trên 1 mặt có lẫn lộn các mũi knit và purl
Chart của loại này thì detail hơn loại kia 1 tí vì các dòng chẵn, tương đương với mặt sau của sản phẩm cũng có ký hiệu.
Cách làm khăn len không cần đan đơn giản cực kì
Các kiểu khăn len cho nam cực hot năm 2012
Kỹ thuật móc len cơ bản
Cách móc áo khoác len đơn giản
(ST).