Cùng tham khảo những hướng dẫn học giỏi môn Toán trong trường phổ thông và khi đi thi đại học nhé.
Phương pháp học tập tốt môn Toán
Phương pháp học tập tốt môn toán
Đối với học sinh chúng ta, việc học thật giỏi có lẽ đã trở thành mục tiêu cấp bách cần đạt được. Nhưng phải học thế nào cho giỏi quả là khó khăn, nhất là đối với môn toán. Toán luôn là môn học đòi hỏi tính tư duy cao, có thể nói, toán là một môn học khó “nhằn” nhất đối với các bạn học sinh. Tôi không phải là một học sinh giỏi, cũng chẳng phải là “cây toán” của lớp, chỉ là cô học sinh bình thường, tạm được môn toán và biết một số cách học tốt môn toán muốn chia sẻ cho những ai cùng sở thích với tôi – ham học toán.
Để học tốt môn toán, hay bất kì môn khác, điều đầu tiên cần phải có chính là niềm say mê. Các bạn không thể học tốt môn gì hay là tốt bất cứ thứ gì nếu không có niềm say mê, thích thú với nó. Toán cũng vậy, bạn thích thú với cảm giác chiến thắng khi tìm ra lời giải đáp cho một bài toán, bạn say mê với cảm giác khi bị thách thức trước một bài toán khó, bạn thích thú với “phong cách đa dạng” của việc giải toán, mong muốn tìm ra hết mọi cách giải, tìm hiểu sự “phong phú” ấy, bạn say mê với những con số, các công thức toán học… Với niềm say mê, thích thú ấy, bạn có thể vượt qua những “rào cản“, khó khăn để học tốt hơn… và đó chính là yếu tố đầu tiên bạn cần phải có.
Cái gì cũng có sự bắt đầu, ban đầu là dễ dần dần khó lên. Để làm một việc gì đó, ta phải đi từ cơ bản lên nâng cao, từ dễ lên khó. Học toán cũng vậy. Nếu muốn học toán tốt, giải được những bài toán khó thì trước hết bạn phải nắm thật chắc cơ bản đã. Nói chung, để học tốt môn toán, điều thứ hai bạn cần có đó chính là kiến thức cơ bản. Đừng chủ quan, coi thường chúng, cơ bản, đơn giản nhưng chính là trọng tâm.
Yếu tố thứ ba quan trọng không thể thiếu chính là sự tiếp thu. Đọc sách chưa đủ, “tụng” công thức hàng giờ, vẫn chưa đủ. Hãy tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài. Lúc giảng bài, lúc nào thầy cô cũng có thể xen vào những công thức mới không có trong sách giáo khoa, những cách nhớ công thức một cách lôgic và hiệu quả, lâu dài do thầy cô tự nghĩ ra. Khi gặp một định lí nào đó, thầy cô có thể giúp ta chứng minh để rồi “khắc sâu” vào trong trí óc của chúng ta. Lắng nghe một cách kĩ càng, tiếp thu một cách rõ nét cũng khiến bạn học tốt
Học hành. Học luôn đi đôi với hành. Học ở đây là học tập, là tiếp thu kiến thức. Hành ở đây là thực hành, là áp dụng kiến thức đã tiếp thu. Toán cũng thế, khi đã học xong lí thuyết, điều bạn cần bắt tay thực hiện ngay đó chính là”thực hành”, áp dụng những kiến thức đã được tiếp thu.
Và điều cuối cùng mà tôi nghĩ cũng rất cần thiết là ôn tập, bạn phải thường xuyên ôn tập những kiến thức cũ, ít dùng tới. Có thể sau một thời gian dài không sử dụng. Những kiến thức ấy sẽ dần dần “chìm vào dĩ vãng” trong bộ óc của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng phải làm thêm các bài tập ngoài sách giáo khoa. Ngoài những cuốn sách nâng cao ra, bạn cũng có thể kiếm thêm những bài tập khác ở các trang web như: diendan.hocmai.vn,dethi.violet.vn, diendantoanhoc.net, toancapba.com, hocmai.vn.Cũng có một số sách hay như: Bộ sách toán 10 nâng cao, 100 câu hỏi trắc nghiệm toan10, đố vui toán học…
Đó chính là những chia sẻ của chính bản thân tôi. Chúc các bạn sẽ thành công với các phương pháp học của chính mình.
Để học tốt môn toán bậc THPT
Đối với nhiều học sinh khi còn ngồi trên nghế nhà trường THPT thì môn toán là một bộ môn được xem như là khó học nhất trong các môn thậm chí còn có người chán ghét môn Toán. Chính vì thế nhiều học sinh thắc mắc làm thế nào để học tốt môn Toán và phương pháp học thế nào cho đúng. Để trả lời câu hỏi đó tôi xin đóng góp một vài kinh nghiệm ít ỏi của mình về cách học tốt môn Toán môn học mà tôi yêu thích.
Có lẽ các bạn không quên định luật III Newton được học năm lớp 10. “Khi ta tác dụng một lực vào vật thì sẽ có phản lực từ vật tác dụng vào ta… đại khái vậy”. Cũng giống như Toán trước hết muốn học tốt môn Toán thì phải có niềm đam mê. Toán học không phải tự nhiên mà có mà Toán học được sinh ra do đời sống của con người . Từ những năm TCN người ta đã biết dùng những ký hiệu để mô tả một con số nào đó, cũng như việc tính toán diện tích các thửa ruộng để phân chi đất đai của mình. Lấy một ví dụ khác giống như khi đi shop chúng ta cần phải tính toán làm sao để những đồ dùng mình mua phù hợp với túi tiền của mình…vv. Tôi xin đưa những dẫn chứng trên để cho các bạn thấy mục đích của việc học toán không những trên lý thuyết mà còn trên đời sống thực tế hằng ngày.
Trở lại với vấn đề thì trong toán học sơ cấp bao gồm nhiều phân môn như: Số học, Đại số, Giải tích , Hình học…Nhưng trong giới hạn của chương trình phổ thông tôi chỉ xin trình bày kinh nghiệm của mình về hai lĩnh vực :
Thứ nhất là phần: “Đại số-Giải tích”: Phần này theo tôi nghĩ là phần hấp dẫn của toán học sơ cấp vì nó bao gồm những vẻ đẹp quyến rũ của bất đẳng thức, phương trình,bất phương trình, lượng giác…những phân môn này đa số đòi hỏi chúng ta làm việc với những con số và phần tính toán cẩn thận. Chính vì thế để học tốt các phân môn này các bạn hãy học kỹ lý thuyết, vận dụng linh hoạt các định lý để giải tốt những bài toán yêu cầu đề ra. Muốn như thế chúng ta phải làm bài tập nhiều , đọc nhiều sách và rút ra những cách giải hay ngắn gọn và không quên nhận xét cách giải tổng quát cho những bài toán ấy. Ngoài những điều trên các bạn hãy tập giải những bài toán theo cách sáng tạo của mình việc làm này có giá trị gấp nhiều lần khi ta giải nhiều bài toán bằng một phương pháp trong sách vở đề ra trừ khi đó là cách giải duy nhất của bài toán ấy . Việc làm này giúp bạn nâng cao kỹ năng giải toán và giúp bạn tư duy sáng tạo hơn.
Thứ hai là phần hình học: Phần này cũng rất hấp dẫn về tư duy trừu tượng và khả năng tưởng tượng nhạy bén của học sinh . Đa số những học sinh gặp vấn đề trong phần này là về phần hình học không gian. Thực chất phần hình không gian trong chương trường phổ thông giảm tải hiện hành không khó hay nói đúng hơn là rất dễ so với chương trình cũ. Vậy tại sao đa số học sinh hay gặp vấn đề ở đây đó chính là vì vấn đề tưởng tượng không gian của chúng ta không tốt đặc biệt là đối với những bạn nữ. Để khắc phục vấn đề đó theo kinh nghiệm của tôi thì chúng ta hãy tập quan sát những vật thể hằng ngày như những mái nhà để liên hệ nhựng định lý về các đường song song , hay nhìn vào những góc tường 3 chân để liên hệ tọa độ không gian Oxyz hay dựng những mô hình tứ diện bằng những dụng cụ bằng tâm và đất nặn. Điều quan trọng nữa để học tốt môn hình học ta nên tập cách vẽ hình cho tốt cho thật cảm giác, việc vẽ hình tốt giúp ta có trực giác tốt để giải một bài toán hình học ( ý tôi nói là ý tưởng để giải bài toán, còn hình vẽ chỉ mang tính minh họa cho một bài toán hình học mà thôi.)
Về vấn đề làm bài tập: Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó giúp ta vận dung được kiến thức, rèn luyên sự nhanh trí và kỹ năng làm bài. Học toán mà không làm bài tập thì sẽ không giỏi được. Nhưng để có nhiều thời gian làm bài tập, ta cần phải làm tốt vấn đề học thêm. Cần làm hết những bài tập trong sách giáo khoa, những bài thầy cô cho trên lớp. Phài làm hết bài tập ở nhà, không được lên trường rồi mới làm. Ta phải nắm vững lý thuyết thì mới làm bài tập, đối với các công thức toán khó thuộc ta có thể nghĩ ra những cách nhớ riêng dễ thuộc hơn như đặt ca dao, tục ngữ, làm thơ,…
Về thái độ học tập: Phải có sự thich thú đối với bộ môn này, luôn tạo cho mình sự hứng khởi khi làm bài tập toán, luôn tìm tòi những bài toán hay, những cách giải mới, độc đáo. Đối với 1 đề toán, ta không nên giải một lần, ta nên giải lại nhiều lần, sau mỗi lần giải thời gian làm bài phải ngắn hơn và hoàn hảo hơn. Trong giờ giải bài tập ta nên chú ý nhìn lên bảng, nghe thầy cô giảng để rút kinh nghiệm chứ không nên ngồi giỡn hoặc cắm cúi làm bài tập chưa làm xong. Không nên làm bài tập một cách đối phó, bài tập ta phải tự giải, không biết làm thì có thể hỏi bạn bè hoặc thầy cô. Nên tranh thủ giải bài tập khi ta rảnh, không nên chờ tới ngày mai có toán rồi hôm nay mới giải.
Những điều được trình bày trên là một trong số những kinh nghiệm của tôi khi học toán và đáng nhẽ tôi phải trình bày kỹ hơn nữa và có một vấn đề tôi rất muốn chia sẻ với các bạn là phương pháp học giải những bài toán cực trị, những nét đẹp huyền bí của toán học nhưng do quỹ thời gian của tôi có hạn vì còn ngồi trên ghế nhà trường và đang luyện thi đại học nên tôi không thể làm tốt bài này mong độc giả thông cảm. Nếu có dịp tôi xin viết kỹ hơn khi tôi rời ghế nhà trường. Chúc các bạn thành công!
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT MÔN TOÁN
Đa số học sinh cho rằng môn toán khó nhất, nhưng những học sinh học khá môn toán cho rằng học toán dễ nhất. Thật vậy, học toán không cần phải nhớ quá nhiều như những môn khác. Môn toán như một chuỗi dây xích, khi nắm chắc A ta có thể dựa vào đó để tìm được mắt xích B bên cạnh A.
Điều khó khăn nhất để giỏi môn toán là phải dành cho nó nhiều thời gian. Dù không phải nhớ nhiều nhưng trước hết chúng ta phải nhớ các định nghĩa, các tính chất, các định lý và các hệ quả. Để nhớ và hiểu sâu sắc các định nghĩa và định lý, chúng ta phải làm nhiều bài tập. "Trăm hay không bằng tay quen". Khi đến 1 khu phố lạ ta bị lạc đường nhưng 1 đứa bé 10 tuổi có thể dẫn ta đi bất cứ ngóc ngách nào mà không lạc, đó chính là do "quen".
Để hiểu hết 1 cuốn sách toán ta cần hiểu từng trang, để hiểu hết 1 trang ta chỉ cần hiểu từng dòng và để hiểu mỗi dòng có lẽ là không khó lắm. Thật ra học toán là chúng ta học tại sao có dấu bằng ? Tại sao có dấu lớn hơn ? Tại sao có dấu nhỏ hơn? Tại sao có dấu suy ra và tại sao có dấu tương đương ? Để hiểu một bài toán ta cần phải nhớ các kiến thức căn bản chứa đựng trong định nghĩa và định lý. (Để nhớ các định nghĩa và định lý ta cần làm nhiều bài tập).
Có khi chúng ta nghe giảng thì hiểu nhưng không thể tự làm lại được. Để kiến thức thực sự là của ta thì ta phải tự làm lại những bài tập từ dễ đến khó. Hãy kiên nhẫn học lại những điều rất cơ bản và làm cả những bài tập đơn giản.
Chính những kiến thức cơ bản giúp ta hiểu được những điều nâng cao sau này. Một vấn đề phức tạp là tổ hợp của nhiều vấn đề đơn giản, 1 bài toán khó là sự nối kết của nhiều bài toán đơn giản. Chỉ cần nắm vững những vấn đề căn bản rồi bằng óc phân tích và tổng hợp chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều bài toán khó.
Tóm lại, để học tốt môn toán chúng ta cần phải :
- Học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới.
- Phải thuộc những định nghĩa và định lý bằng cách làm nhiều bài tập.
- Gặp một bài toán lạ và khó, bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc.
- Để có hiệu quả cao, cần phải có một chút yêu thích môn học.
- Phải học đều từ đầu năm chứ không phải đợi gần thi mới học.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT MÔN TOÁN
1. Học tại lớp
- Học thuộc bài cũ như định nghĩa, định lí, hệ quả, công thức, các ví dụ ứng dụng,... và các kiến thức cũ liên quan trước khi vào bài học mới.
- Đọc trước SGK bài học mới để biết bài học mới sẽ học gì và cần kiến thức cũ nào liên quan.
-Tập trung chú ý nghe Thầy, Cô giảng bài, không lơ đảng, nói chuyện hoặc làm việc khác và ghi chép bài đầy đủ. Có thắc mắc điều gì, hay không hiểu điều gì thì mạnh dạn hỏi để Thầy, Cô giảng lại... Không sợ chi hết, không hiểu cứ đứng lên bảo: "Cô/Thầy ơi em chưa hiểu ạ!!"... Ai dám chửi nào!! Trừ khi đã giảng lại 2 -3 lần rồi mà đứng lên hỏi kiểu đó thì...
- Phải có giấy nháp đầy đủ để giải các ví dụ ứng dụng của bài học và phải có đầy đủ các dụng cụ học tập (kể cả máy tính bỏ tủi).
- Cuối mỗi tiết học hãy chú ý lắng nghe Thầy, Cô củng cố bài, tóm tắt bài học, hướngd ẫn giải bài tập về nhà, các bước giải toán.
- Giờ bài tập:
+ Chuẩn bị trước BT ở nhà theo hướng dẫn của Thầy, Cô.
+ Chú ý nghe Thầy, Cô sửa BT và ghi chép bài sửa đầy đủ để về nhà xem lại.
+ Chỗ nào chưa rõ hoặc không hiểu thì mạnh dạn hỏi ngay. Nếu không hỏi Thầy, Cô thì hỏi các bạn trong lớp hoặc lớp khác.
+ Giờ BT phải có đầy đủ dụng cụ học tập và giấy nháp. (để có tinh thần học tốt hơn)
+ Không nói chuyện, sao lãng hay làm việc khác khi đang sửa bài....
2. Học tại nhà:
- Chia thời gian biểu để học môn Toán.
- Học thuôc bài và xem lại các ví dụ trước khi làm BT. Xem lại các BT đã sửa trên lớp.
- Học các công thức phải viết ra giấy nháp, không học vẹt và học tủ.
- Học dàn bài của bài học, các cách giải bài tập mà Thấy, Cô đã hướng dẫn trên lớp.
- Đọc trước SGK bài học mới.
- Đọc sách tham khảo (có thể THƯ VIỆN TRƯỜNG có rất nhiều sách Toán hay).
- Làm và luyện tập BT ở nhà
Phương pháp học tập môn Toán
Những điều cần lưu ý để học tốt môn Tóan
· Học kỹ từng bài: Thí sinh cần bám sát nội dung sách giáo khoa, nghĩa là phải chú trọng các phần lý thuyết cơ bản, đọc kỹ lý thuyết rồi làm bài tập đầy đủ từ dễ đến khó. Cần nắm chắc phần cơ bản, nếu chưa nắm chắc thì không nên dồn thời gian cho phần nâng cao; các bài tập không tự giải được thì sau khi nghe thầy giảng (hoặc tìm đọc tài liệu tham khảo) phải tự mình thực hiện lại lời giải một cách độc lập cho đến khi thành thạo và chủ động.
· Ôn bài từng đoạn:Sau khi làm bài tập áp dụng cho từng bài, cuối mỗi chương cần làm bài tập ôn để nhìn lại các bài toán có tính chất tổng hợp và đó cũng là dịp tập huy động kiến thức liên quan để giải một bài toán. Việc làm này rất cần thiết vì các bài toán tổng hợp thường sẽ rất gần giống với đềthi.
· Chú ý các kiến thức lớp 10 và 11:Đây là phần kiến thức nền tảng về Hình học không gian, Lượng giác và Đại số (phương trình, bất phương trình và hệ phương trình) thường có trong các đề tuyển sinh ĐH mà lớp 12 thì không dạy trực tiếp. Thực tế cho thấy rất đông thí sinh làm bài kém ở phần các câu hỏi ở nội dung này, nếu không nắm vững chương trình lớp 10 và 11 thì cần phải có kế hoạch tự ôn tập một cách đều đặn, bền bỉ từng tuần, từng tháng; không thể ôn cấp tập trong một thời gian ngắn.
· Kế hoạch học tập hợp lý:Để tiết kiệm thời gian và sức lực, đồng thời có kết quả cao nhất thì cần có một kế hoạch học tập hợp lý. Cần thu xếp học bài trong thời gian sớm nhất sau khi nghe giảng. Học ở đây có nghĩa là đọc và tìm hiểu kỹ sách giáo khoa, sau đó làm bài tập áp dụng rồi đến bài tập nâng cao. Càng để cách lâu thì càng tốn nhiều thời gian và sức lực hơn để đạt cùng một kết quả. Khi nghe giảng, có những điều chưa hiểu kỹ, nếu học sớm sẽ được khôi phục rất nhanh; để lâu sẽ mờ dần, phần không hiểu sẽ tốn rất nhiều thời gian mà chưa chắc đã nắm được bài. Điều này rất dễ thấy nhưng học sinh thường hay có thói quen đợi đến khi nào gần thi mới học, thật không hợp lý. Vì vậy cần học thật sớm, tốt nhất là ngay sau khi nghe giảng xong và học thành nhiều lần. Có thể lần đầu học qua, chỉ làm các bài tập áp dụng, lần 2 mới làm các bài tập nâng cao để soi rọi các kiến thức cơ bản mà mình chưa nắm vững, tích lũy thêm một số xảo thuật. Đối với môn toán thì không nên cố mà nhớ những điều không hiểu, vì như thế chỉ làm tốn công vô ích, mất công sức không đâu mà còn dễ thất bại vì nhớ lan man; chỉ có hiểu thật rõ thì tự động sẽ nhớ dễ dàng.
· Tránh học quá khuya:Không nên học khi đã quá mệt vì học lúc mệt sẽ không mang lại kết quả tốt mà còn rất có hại cho sức khỏe. Khi học nên tập trung cao độ để rút ngắn thời gian mà vẫn có kết quả cao, nhờ đó giữ gìn tốt sức khỏe. Cần phân chia thời gian học tập sao cho việc học thật đều đặn, bền bỉ và vừa sức. Gần đến ngày thi, các em nên giảm cường độ, chủ yếu là đọc lại để sắp xếp các kiến thức đã học, chú ý các lỗi thường vấp, xem kỹ các công thức mà mình hay quên.
Tóm lại, để học tốt môn toán chúng ta cần phải :
– Học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới.
– Phải thuộc những định nghĩa và định lý bằng cách làm nhiều bài tập.
– Gặp một bài toán lạ và khó, bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc.
Làm thế nào để học môn Toán tốt hơn.
Làm thế nào để học tốt môn toán hơn nữa đối với những bạn cho rằng môn toán là khó học? Hy vọng một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua môn toán một cách dễ dàng. Làm sao để học tốt môn Hóa ?
1. Điều khó khăn nhất để giỏi môn toán là phải dành cho nó nhiều thời gian. Dù không phải là “môn gạo bài” nhưng trước hết phải nhớ được các định nghĩa, định lý, các tính chất và các hệ quả. Để nhớ và hiểu sâu sắc các định nghĩa và định lý, cách tốt nhất là làm nhiều bài tập.
2 Nên xem trước bài sẽ nghe giảng trên lớp: Nhờ đó ta đã biết một số khái niệm, một số định nghĩa, biết được phần nào khó trong bài để tập trung nghe giảng ngay tại lớp, dễ dàng nắm vững nội dung bài học. Có khi chúng ta nghe giảng thì hiểu nhưng không thể tự làm lại được. Để kiến thức thực sự là của ta thì ta phải tự làm lại những bài tập từ dễ đến khó. Hãy kiên nhẫn học lại những điều rất cơ bản và làm cả những bài tập đơn giản. Chính những kiến thức cơ bản sẽ giúp ta hiểu được những điều nâng cao sau này. Một vấn đề phức tạp là tổ hợp của nhiều vấn đề đơn giản, 1 bài toán khó là sự nối kết của nhiều bài toán đơn giản. Chỉ cần nắm vững những vấn đề căn bản rồi bằng óc phân tích và tổng hợp chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều bài toán khó.
Vì thế, ôn lại ngay và thực hiện các bài tập đơn giản (sau khi nghe giảng trên lớp) để hiểu bài và ghi nhớ các công thức, tính chất cần thiết. Không phải chỉ đọc hiểu mà là phải chủ động làm các bài tập áp dụng cho tới khi thuần thục. Cách học hiệu quả nhất là đối với mỗi phần lý thuyết cần phải giải ít nhất 4 lần bài tập. Hai bài tập đầu giải theo kiểu áp dụng bê nguyên xi phần lý thuyết, hai bài tập sau nâng cao mức độ khó lên, hãy cố gắng suy nghĩ để tìm ra cách giải và chỉ nên đọc các hướng dẫn trong sách giải khi mà đã làm hết cách nhưng không giải được. Lần học kế tiếp là hệ thống lại bài học và làm bổ sung các bài tập mà trước đó ta chưa giải được.
3 Làm các bài tập mang tính tổng hợp kiến thức của toàn chương (sau khi học xong một chương gồm nhiều bài). Đây là cơ hội tốt để tập luyện giải các bài tập tương tự như các câu hỏi trong đề thi sau này, đồng thời cũng là dịp để bạn phát hiện những thiếu sót trong kiến thức cùng những sai lầm hay mắc phải. (Khi trình bày lời giải phải thể hiện một cách rõ ràng, mạch lạc, từng bước một. Vì bài toán nào cũng phải qua trình tự các bước giải chắc chắn thì mới đến được đáp số đúng).
4 Sớm học lại ngay bài vừa được học (làm nhiều bài tập). Học càng sớm chừng nào thì ta sẽ tiết kiệm được thời gian và sức lực càng nhiều. Ví dụ bài học của thứ hai, ta học lại ngay vào ngày thứ ba thì chỉ cần 1 giờ là đã nắm vững nội dung. Nhưng nếu để đến thứ bảy mới học thì chắc chắn rằng ta phải dùng không phải là một giờ mà là nhiều giờ hơn để đạt cùng một kết quả như trước. Cứ thử nhẩm tính do cách học hợp lý nói trên mỗi bài học ta tiết kiệm được một giờ thì chắc chắn trong một tuần ta tiết kiệm không ít hơn 10 giờ, nhờ đó có được thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe. Các bạn hãy thử thực hiện phương pháp rất hiệu quả này xem.
Lời khuyên & Cảnh báo
Để học tốt môn toán, phương pháp chung đó là học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới, giải bài tập thật nhiều để thuộc những định nghĩa, định lý. Khi gặp một bài toán lạ và khó thì bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc, sau đó giải đi giải lại nhiều lần cho nhuần nhuyễn. Chú ý nghe giảng bài trên lớp, khi thắc mắc phải hỏi ngay tránh tồn đọng lâu ngày sẽ gây thành lổ hổng kiến thức. Ngoài ra, tạo điều kiện sắp xếp học theo nhóm một cách tích cực cũng sẽ rất dễ tiến bộ. Chú ý tránh lệ thuộc vào sách giải và nhất là nên sớm học lại ngay bài vừa được học, giải bài tập thật nhiều từ cơ bản đến nâng cao.
Kinh nghiệm học tốt môn Toán
Đa số học sinh cho rằng môn toán khó nhất, Tuy nhiên những học sinh học khá môn toán cho rằng học toán dễ nhất. Điều khó khăn nhất để giỏi môn toán là phải dành cho nó nhiều thời gian. Sau đây là những kinh nghiệm để học tốt môn Toán
Kinh nghiệm học tốt môn Toán
Môn toán như một chuỗi dây xích, khi nắm chắc A ta có thể dựa vào đó để tìm được mắt xích B bên cạnh. Để học tốt được môn toán cần phải bắt đầu từ căn bản tới nâng cao...
Điều khó khăn nhất để học tốt môn toán là phải dành cho nó nhiều thời gian. Dù không phải nhớ nhiều nhưng trước hết chúng ta phải nhớ các định nghĩa, các tính chất, các định lý và các hệ quả.
Để nhớ và hiểu sâu sắc các định nghĩa và định lý, chúng ta phải làm nhiều bài tập. "Trăm hay không bằng tay quen". Khi đến 1 khu phố lạ ta bị lạc đường nhưng 1 đứa bé 10 tuổi có thể dẫn ta đi bất cứ ngóc ngách nào mà không lạc, đó chính là do "quen".
Để hiểu hết 1 cuốn sách toán ta cần hiểu từng trang, để hiểu hết 1 trang ta chỉ cần hiểu từng dòng và để hiểu mỗi dòng có lẽ là không khó lắm. Thật ra học toán là chúng ta học tại sao có dấu bằng ? Tại sao có dấu lớn hơn ? Tại sao có dấu nhỏ hơn? Tại sao có dấu suy ra và tại sao có dấu tương đương ? Để hiểu một bài toán ta cần phải nhớ các kiến thức căn bản chứa đựng trong định nghĩa và định lý. (Để nhớ các định nghĩa và định lý ta cần làm nhiều bài tập).
Có khi chúng ta nghe giảng thì hiểu nhưng không thể tự làm lại được. Để kiến thức thực sự là của ta thì ta phải tự làm lại những bài tập từ dễ đến khó. Hãy kiên nhẫn học lại những điều rất cơ bản và làm cả những bài tập đơn giản.
Chính những kiến thức cơ bản giúp ta hiểu được những điều nâng cao sau này. Một vấn đề phức tạp là tổ hợp của nhiều vấn đề đơn giản, 1 bài toán khó là sự nối kết của nhiều bài toán đơn giản. Chỉ cần nắm vững những vấn đề căn bản rồi bằng óc phân tích và tổng hợp chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều bài toán khó.
Tóm lại, để học tốt môn toán chúng ta cần phải :
- Học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới.
- Phải thuộc những định nghĩa và định lý bằng cách làm nhiều bài tập.
- Gặp một bài toán lạ và khó, bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc.
- Để có hiệu quả cao, cần phải có một chút yêu thích môn học.
- Phải học đều từ đầu năm chứ không phải đợi gần thi mới học.
Kinh nghiệm học giỏi môn Toán
Kinh nghiệm thi đại học môn Toán
Kinh nghiệm học môn Toán để vượt qua mọi kì thi
Kinh nghiệm thi đại học môn Hóa để đạt kết quả cao
Kinh nghiệm học môn hóa để luôn đạt điểm cao
(St)