Hướng dẫn học thủ ngữ khi tiếp xúc với người khiếm thính
Hướng dẫn khắc phục IDM hết hạn
Quan niệm phòng thủ của karate
Quan niệm phòng ngự của Karate không mang ý nghĩa thụ động, chờ đợi và chống chọi những trận tấn công của đối phương. Quan niệm vể phòng ngự của Karate đồng nghĩa với tấn công, để chặn đứng mọi cuộc tấn công khi đối phương mới bắt đầu.
Giống như câu nói “Karate ni sente nashi” (Karate không tấn công trước), và thông qua tất cả những bài quyền, Karate đều bắt đầu bằng đòn đỡ. Tinh thần của Karate là không gây hấn”, nhưng trong trường hợp phải bảo toàn thì phòng ngự sê trở thành những kỹ pháp quyết liệt. Qua 4 lưu phái Karate có tổ chức lớn nhất (thường gọi là Tứ đại lưu phái) tại Nhật Bản, chúng ta sẽ hiều rõ hơn về những quan niệm và kỳ thuật phòng ngự của Karate.
SHOTOKAN’RYU (Tùng Đào quán lưu):
Trong Shotokan, “phòng ngự là tấn công, đỡ phải triệt để”. Với quan niệm một đòn đỡ cũng là đòn tấn công. Kime (sự bộc phát năng lực ở cường độ cao nhất) đóng vai trò quyết định cho mọi đòn thế, Kime được kết hợp từ 2 yếu tố: tốc độ và sức mạnh. Tốc độ càng nhanh sức càng mạnh, Kime càng mãnh liệt. Từ 2 yếu tố của Kime, kỹ thuật đỡ của Shotokan chia ra 2 loại là hình thức nắm tay (quyền) và hình thức mở tay (khai thủ).
Trường hợp đầu, kỹ thuật đỡ như phá vỡ đòn tấn công bằng tay hoặc chân của đối phương tung đến. Trọng sức mạnh hơn tốc độ. Trường hợp sau, vừa đỡ vừa xoay chuyển thân. Cần tốc độ hơn sức mạnh. Nói cách khác, hình thức đỡ bằng nắm tay là chặn đứng đòn tấn công của đối phương từ trực tiếp, lấy sức mạnh để đánh vỡ sức mạnh của đối phương. Hình thức mở tay, bằng cách xoay chuyển để tránh đỡ trực tiếp vào lực của đối phương hầu tạo thế có lợi cho đòn phản công ngay sau đó. Dù với hình thức nào, quan niệm đỡ đòn chia làm 2 loại sẽ giúp người luyện tập khả năng hội đắc được kỹ thuật phòng ngự. Tuy nhiên, có những ý thức cần phải duy trì khi tập luyên kỹ thuật đỡ.
Hình thức nắm tay: cảm nhân chính xác đường vận hành và hình trạng của kỹ thuật để phát huy sức mạnh tối hạn của lực học.
Hình thức mở tay: suy đoán đúng hướng lực của đối phương cùng lúc hoàn thiện nghệ thuật chuyển thân, tạo tốc độ nhanh nhẹn và thời điểm phát huy kỹ thuật.
Những kỹ thuật cơ bản được tập luyện thường xuyên như Jodan age-uke, Chudan uchi-uke, Gedan-baral, . . bằng cách nắm tay võ sinh sẽ học cách phát lực hiệu quả, sự chuẩn xác phương hướng. Sau đó tăng tốc độ và chuyển thân theo đòn tấn công của đối phương, những kỹ thuật trên biến đổi thành kỹ thuật mở tay. Điều này cũng áp dụng trong các bài quyền (kata) của Shotokan-ryu: quyền thức dành cho người nhập môn phần lớn là kỹ thuật nắm tay. Theo trình độ tăng tiến, quyền thức dành cho cấp cao sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật mở tay.
Lực phá hủy của Kime là một đặc trưng của Shotokan-ryu. Ngoài mặt lý luận, để phá vỡ đòn tấn công của đối phương còn có phương pháp đoàn luyện vùng va chạm trong kỹ thuật đỡ (cánh bàn tay, cổ tay trong, ngoài vv..) đánh vào trụ rơm Maklwara.
WADO-RYU (Hòa Đạo lưu)
“Đòn đỡ luôn là điều kiện để tấn công”. Điều này được nhấn mạnh một cách đặc bịêt. Trong Wado-ryu đòn đỡ sẽ không cần thiết nếu không vì mục đích tấn công. Đòn đỡ phải luôn là động tác dự bị để tấn công.
Như vây, đòn đỡ phải tràn đầy khí thế công kích. Và tùy theo đòn thế tấn công của đối phương, những kỹ thuật như Nagashi (lưu nghĩa là trôi chảy). Inashi (vãng nghĩa là đi qua). Nori (thừa nghĩa là cưỡi lên) sẽ được thực hiện. Đây là những kỹ thuật do lưu tổ của Wado-ryu, võ sư Otsuka Hironoki hội đắc từ Nhu thuật Yoshi- ryu (Dương Thần lưu) kết hợp vào Karate.
Giống như một quả bầu nổi trôi trên mặt nước, nó không đối chọi với trìên sóng. Đỡ đòn cũng vậy, đỡ nương theo chiều tấn công của đối phương, không chống lại. Và rồi động tác xuôi theo chiều tấn công sẽ trở thành đòn phản công. Khi 10 phần công lực của đối phương tung đến. Bằng những kỹ thuật thích ứng của Nagashi, lnashi, Nori, lực của đối phương sẽ bị triệt thoái xuống 9,8,7.. Ngay lúc đó ta sẽ phản công đối phương đủ 10 phần công lực. Điều quan trọng hơn nữa là kỹ thuật của ta phát huy ra sao để khống chế đối phương. Đỡ đòn không đơn giản là một cánh tay, phải sử dụng tất cả. Đỡ bằng chân, nương theo bằng thân. quét bằng chân. tiến thoải xoay trở bằng thân. Dĩ nhiên không chỉ ứng dụng trong phòng ngự, nó hoàn toàn đồng dạng với những kỹ thuật đấm hoặc đá.
Thí du: hãy suy nghĩ trường hợp một đòn đấm đến giữa thân ta. Giả như đòn đấm cách thân ta 30cm, ta sẽ đỡ nương theo đòn tấn công được chia đều cho các kỹ pháp: Ten-I (chuyển vị: thay đổi vị trí bằng chân) là 10cm. Tentai (chuyển thể: xoay chuyển thân thể bằng hông) là 10cm và Tengi (chuyển kỹ biến đổi kỹ pháp) là 10 cm. Như vậy không cần trông cậy vào sức mạnh vô ích của đôi ậiy ta vẫn có thế đỡ nương với một lực nhỏ đối lại. Khi đã quán triệt được chuyển vị, chuyển thể, chuyển kỹ (tam vị nhất thể: Cả 3 là 1) sẽ hình thành kỹ thuật “Uke” (đòn đỡ), là căn nguyên đầu tiên của
Wado-ryu.
Những gì đã trình bày đến đây, dù như thế nào vẫn là quan niêm đặt trên thực tế. Theo trình tự tập luyện trước hết kỹ thuật đã phải được rèn luyện chu đáo, thân thể phải đưa vào đúng quỹ đạo. Phải luôn ý thức rằng phòng ngự là tấn công”. Tấn công là phòng ngự, nếu quan niêm phòng ngự là đỡ, người võ sinh sẽ bị chi phối như đỡ Soto-uke chỉ là Soto-uke. Điều cốt lõi là người võ sinh cần cố gắng đạt thành quả khả năng ứng phó trong vô thức, có nghĩa là “vô pháp”, “vô chiêu”.
SHITO’RYU (Mịch Đông lưu)
Quan niêm về phòng ngự của Shito-ryu đặt trên 5 nguyên tắc:
1- Rakka (Lạc hoa): đòn tấn công của đối phương tung đến và ta đỡ chặn lại (uke dome) như hoa rơi và mặt đất nhận lấy. Kỹ thuật phòng ngự này mang tên “hoa rơi”, qua sự chiêm nghịêm như vậy.
2- Ryusui (Lưu thủy): không đỡ trực tiếp vào đòn tấn công đối phương mà đỡ nương theo hướng lực đòn đánh của đối phương như trôi theo dòng nước chảy (Lưu thủy).
3- Ten-i (Chuyển vị): để tạo hoàn cảnh thích hợp phản công, ta sẽ di chuyển theo một trong 8 hướng ứng với đòn tấn công của đối phương.
4- Kusshin (Khuất thân): là cách hóa giải đòn tấn công của đối phương bằng sự co duỗi chân và thân thể. Thí dụ: chân sau co lại, khoảng cách trở nên xa mang thân thể tay vào vị trí mà đòn tấn công không đến được. Ngay sau đó. chân lại duỗi ra tạo khoảng cách đưa đòn phản công đến đối phương.
5- Hangeki (Phản kích): là kỹ thuật “công phòng nhất thể”, ta dự đoán trước đòn tấn công của đối phương và phản công phá vỡ ngay cử động đầu tiên của hắn.
Trong thức tế không phải mỗi cách vừa nêu được áp dụng đơn độc. Tất cả là một phức hợp tương trợ nhau để phát huy hịêu quả tuyệt đối. Những kỹ thuật này được luyện tập từ căn bản quyền thức. đối luyện và ứng dụng giao đấu. Trong quyền thức, ta phải luôn quán tưởng một trân đấu và “nhìn thấy” đòn tấn công của đối phương. Trong giao đấu, luôn ước lựơng thể cách, sức mạnh, tốc độ của đối phương. Phải suy nghĩ và áp dụng kỹ thuật có lợi nhất cho ta. Nếu cảm thấy đòn tấn công không có lực hãy sử dụng toàn bộ kỹ thuật Rakka để đỡ và phản công. Hãy luôn tìm kiếm đòn tấn công cho tất cả đòn đỡ. Những nguyên tắc không phải là sự đặt định, điều quan trọng là sự lựa chọn tập luyện kỹ thuật phù hợp với tố chất mỗi người.
OKINAWA GOJU-RYU (Cương Nhu lưu)
Sở trường của Goju-ryu là phòng ngự bằng nguyên lý của chuyển động tròn”. Với chuyển động tròn thì một lực nhỏ sẽ hóa giải được một lực lớn hơn, đồng thời cũng là đòn phản công nhắm vào các huyệt đạo.
Chuyển động tròn hình thành bởi sự chuyển thân, xoay hông, vai, khuỷu tay và đến cổ tay làm trung tâm tạo nên hình tròn cho tay đỡ. Thí dụ trường hợp đòn đỡ cao Jodan-uke, cổ tay làm trục cùng với chuyển động xoắn của cánh tay. Quỹ tích đó vẽ thành hình tròn. Hình thức này còn đựơc lý giải là sự xoay chuyển của con vụ. Trong lúc con vụ xoay, moment lực mạnh nhất sẽ phát sinh vào giai đoạn giữa, khi đó nếu đối phương khác chạm vào sẽ bị con vụ đẩy bật ra. ứng dụng trong phòng ngự (hoặc tấn công), hịêu quả lớn đựơc tạo ra bởi sự xoay chuyển liên động của các thành phần, chân, hông, vai, cánh tay, tất cả là một nhất quán mạch lạc.
Trong Goju-ryu, như tên gọi, Cương và Nhu cùng song luyện và theo năm tháng, vịêc tập luyện di chuyển từ Cương sang Nhu. Những sức mạnh vô ích bị loại bỏ dần, cuối cùng suy đoán theo hơi thở đối phương.Ước lượng tốc độ sức mạnh của hắn để phòng ngự một cách nhu nhuyễn. Có 3 cách tập luyện riêng nhằm bổ trợ việc tập luyện kỹ thuật: Hachisabaki (Bát bát) là cánh tay xoay chuyển theo hình số 8, tạo sự linh hoạt cho đôi chân và hông; Kakie (quải thủ tạo sự niêm dính của đôi tay; và bài quyền Sanchin (Tam chiến) giúp tấn pháp kiên cố, phát triển nội lực.
Tập luyện kỹ thuật đỡ, dĩ nhiên phải được tiến hành thường xuyên Nhưng nếu trong sự đơn địêu. lựơng tập nhiều bao nhiêu cũng không thể nào tiến bộ. Do vậy. chú tâm vào từng đòn tấn công của đối phương là điều tối quan trọng. Điều này cũng đồng dạng trong tập luyện thể lực. Khi cử tạ 4kg mà quán tưởng là 20kg ta sẽ đat được hiệu quả.
Việc tập luyện Karate hiện đại được chia làm ba phần chính:
+ kỹ thuật cơ bản ("Kihon" 基本 theo tiếng Nhật)
+ Quyền ("Kata" 型)
+ và tập luyện giao đấu ("Kumite").
- Kihon được tập luyện từ các kỹ thuật cơ bản như kỹ thuật đấm, đá và các thế. Đây là thể hiện "mặt chung" của môn võ mà phần lớn mọi người thừa nhận.
- Kata là các bài mẫu vận động và chiêu thức thể hiện các nguyên lý chiến đấu trong thực tế. Kata có thể là chuỗi các hành động cố định hoặc di chuyển nhằm vào các kiểu tấn công và phòng thủ khác nhau. Mục đích của Kata là hệ thống hóa lại các đòn thế cho dễ nhớ dễ thuộc và những bài kata đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ và quá trình tập luyện của môn sinh. Tuy nhiên nó không phải là các động tác múa.
- Kumite là các kỹ thuật đấu đối khán bằng tay chân. Có hai hình thức đấu đối khán trong Karate là đấu va chạm và bán va chạm. Hiện nay, luật Karate thế giới tổ cức cho các kỳ thi dành cho thế giới và khu vực như Seagames, Asiad… chỉ dành cho thể loại đấu bán va chạm. Còn thể loại đấu va chạm chỉ dành riêng cho các giải đấu của hệ phái Kyokushin và một số hệ phái Karate được người Mỹ kết hợp với môn Kickboxing.
Lịch sử Karate - Do Thế Giới
Karate hay Karate-Do (Không Thủ Đạo) là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở.
Karate-Do
空手道
Karate hay Karate-Do (Không Thủ Đạo) là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Trong Karate còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những kỹ thuật đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức mạnh cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.
Trước đây, Karate chỉ giới hạn ở Okinawa, môn võ này được gọi là Totei theo ngôn ngữ ở đây, và được viết là 唐手 (tangsho, Đường thủ, tức các môn võ thuật có gốc từ Trung Hoa). Vào thời kỳ Minh Trị, môn võ này bắt đầu được truyền vào lãnh thổ chính của Nhật Bản, thì chữ 唐手 được phát âm theo tiếng Nhật là Karate và giữ nguyên cách viết này. Tuy nhiên, do 唐手 thường bị hiểu không đúng là "võ Tàu", cộng thêm việc môn võ này thường chỉ dùng tay không để chiến đấu, nên người Nhật bắt đầu từ thay thế chữ 唐 bằng một chữ khác có cùng cách phát âm và mang nghĩa "KHÔNG", đó là 空. Tên gọi Karate và cách viết 空手 bắt đầu như vậy từ thập niên 1960. Giống như nhiều môn khác ở Nhật Bản (Trà đạo, Thư đạo, Cung đạo, Kiếm đạo, Côn đạo, Hoa đạo...), Karate được gắn thêm vĩ tố "Đạo", phát âm trong tiếng Nhật là "DO" (viết là 道). Vì thế, có tên Karate-Do (空手道) cho đến ngày nay.
Theo nghiên cứu gần đây, người ta chỉ có thể đưa ra được những giả thiết về nguồn gốc của Karate là do tập đoàn người Hoa từ Phúc Kiến di cư theo con đường thương mại tới Okinawa và định cư tại thôn Kuninda ở Naha. Họ bắt đầu truyền các môn võ thuật Trung Quốc tại đây. Về sau, người dân địa phương kết hợp những kỹ thuật, đòn thế tinh hoa của các môn võ Trung Hoa cùng các điệu múa dân gian của vùng Okinawa tạo nên phương thức chiến đấu nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ. Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của môn võ này còn chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch cổ nào ghi chép về môn võ này. Ngày nay, môn Karate được phát triển khá mạnh trên toàn thế giới và được chia ra rất nhiều nhánh hệ phái khác nhau như: Shotokan Ryu, Shito Ryu, Shorin Ryu, Wado Ryu, Goju Ryu, Kyokushinkai,… Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 4 hệ phái được chính thức sát lập vào hệ thống Karate trên toàn thế giới đó là: Shotokan Ryu, Shito Ryu, Wado Ryu và Goju Ryu.
Tuyệt chiêu Karate
Chúc các bạn thành công trên con đường mình đã chọn!
Các thế tấn của Karate
Karate có nhiều thế tấn, chúng được dùng để biểu diễn nghệ thuật và thể thao. Những người chủ trương phòng thủ cũng như những vận động viên thể thao phải tận dụng chúng để tìm dịp tốt nhất để tung ra các cú đá hoặc đánh thích hợp.
Trong Karate, các thế đứng tấn đều tùy thuộc vào động tác của tay và chân. Chính thế đứng của cơ thể sẽ quyết định được sức mạnh của một cú đấm hoặc đỡ. Nếu thế đứng vững và thăng bằng thì động tác tay sẽ rất mạnh và hiệu quả. Một số tư thế đứng tấn cho phép người tập có thể dễ dàng tiến tới phía trước để tấn công hoặc lùi về sau để tránh né. Một số thế khác giúp người tập có thể tung ra các đòn nhanh và mạnh. Các thế đướng không chỉ sử dụng để giao đấu, chúng còn giúp ổn định thể lực khi chúng ta bị mệt và căng thẳng.
Môn võ Karate sử dụng rất nhiều thế đướng tấn, mỗi thế đều có một mục đích khách nhau. cũng cố một số thế đứng tấn rất đơn giản như thế đướng bình thường, trong khi những thế khác đòi hỏi sự phối hợp của cơ thể để giữ thăng bằng và tăng lực cho động tác.
Những thế tấn bình thường
Hãy bắt đầu với những thế tấn đơn giản nhất. Ở đâychúng tôi chia những thế tấn làm 2 loại; loại thế đứng dùng để khởi động kata (bài tập cơ bản) hoặc để cúi chào, và loại bình thường.
Vào lúc bắt đâu buổi tập, các môn sinh sẽ đứng hai chân chụm lại để chứng tỏ họ đang chú ý và sẵn sàng luyện tập. Ở đây cũng ó 2 kiểu đứng:
Heisoku-dachi
Một là hai chân đứng song song, thế này được gọi là Heisoku-dachi.
Musubi-dachi
Hai là kiểu hai gót chân chụm vào nhau, mũi chân hướng ra ngoài gọi là Musubi-dachi.
Các thế đứng bình thường bao gồm các thế đứng hai chân rộng bằng vai.
Heiko-dachi
Nếu hai chân song song thì gọi Heiko-dachi.
Hachiji-dachi
Nếu hai mũi chân quay ra ngoài thì gọi là thế Hachiji-dachi.
Trong thế đứng chữ T (Teiji-dachi) mũi chân sau sẽ hướng ra ngoài, còn mũi chân trước thì thẳng hàng với đầu.
Teiji-dachi
Nếu vẽ thêm một đường dọc theo bàn chân sau, ta sẽ được một chữ L vì vậy đây gọi là thế L hoặc Renoji-dachi
Renoji-dachi
Tất cả các thế đứng nêu trên đều thuộc loại bình thường. Tuy chúng không áp dụng các động tác karate đặc biệt nhưng chúng là thế khở đầu cho những thế võ liên hoàn của Karate.