Hướng dẫn hít thở trong Yoga đúng cách
Hướng dẫn gấp con vật bằng giấy cực xinh
Cùng tham khảo những hướng dẫn học kiếm đạo Nhật Bản nhé. Được sáng lập bởi tổ sư Iizasa Ienao, năm 1960 Katori Shinto-ryu là môn võ thuật đầu tiên được chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Nhật Bản.
Kiếm đạo Katori: Di sản văn hóa Nhật Bản
Kiếm đạo Nhật Bản
Như mọi người đã biết, Angel là một người rất thích văn hóa Nhật Bản. Văn hóa Nhật độc đáo là bởi lẽ nó có sự kết hợp của nét truyền thống và hiện đại, trong đó, kiếm đạo là một nét đặc trưng mà người Nhật tự hào. Zồ Hôm nay sẽ giới thiệu với mọi người một chút về kiếm đạo Nhật Bản , định làm hẳn về chủ đề samurai nhưng nó lớn quá, không thể nói hết trong một entry được. Kiếm được người Nhật sử dụng nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh thời phong kiến, nghe nói có nguồn gốc đầu tiên là từ Trung Quốc. Từ hình dạng thắng, cấu trúc đơn giản, khi qua Nhật Bản, nó đã được cải tiến với đường gươm lượn cong, cán dài, mang tính đặc thù của Nhật. Nói về thời gian ra đời thì có tài liệu ghi là thế kỷ thứ 8 nhưng có tài liệu lại cho là thế kỉ thứ 10 thanh kiếm đậm chất Nhật Bản mới xuất hiện. Ý nghĩa: Với một samurai thì thanh kiếm là một thứ không thể thiếu , nó không những chỉ là một công cụ chiến đấu lợi hại mà còn đại diện cho tinh thần chiến đấu, phẩm giá và danh dự của họ. Nó như tâm hồn của mỗi võ sĩ samurai vậy, kiếm và người như hòa làm một. "Kiếm còn người còn, kiếm mất người cũng mất" . Chính vì vậy mỗi samurai coi thanh kiếm như mạng sống của mình, không ai được quyền sở hữu, những thanh kiếm quý sẽ được lưu truyền trong dòng tộc, thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Đấy là về phần ý nghĩa, còn bây giờ Angel sẽ giới thiệu cho mọi người về các chủng loại kiếm: Nếu chia theo độ dài, cấu tạo thì kiếm Nhật có 3 loại:
Nếu chia về chức năng thì kiếm Nhật gồm 2 nhóm:
Cặp kiếm chiến đấu thường sử dụng khi samurai mặc giáp phục. Còn khi đã cởi bỏ áo giáp thì họ chuyển sang sử dụng cặp Katana và Wakazashi. Katana có cấu tạo giống Tachi, chỉ khác một chút là Tachi có thêm bộ phận phụ ở vỏ bao để đeo bên hông. + Tachi: lưỡi gươm có cấu tạo cong, chuôi dài có thể nắm bằng cả hai tay. Vỏ bao có bộ phận phụ để đeo bên hông. Dùng khi mặc giáp phục. + Tanto: cấu tạo giống Tachi nhưng ngắn, gần giống như dao găm. Dùng khi giáp chiến hoặc trong nghi thức Seppuku (mổ bụng tứ sát ) Sau đây là Tanto:
+ Katana: có cấu tạo giống Tachi nhưng không có bộ phận phụ để đeo bên hông, và dùng khi cởi bỏ áo giáp.
+ Wakazashi: có cấu tạo dài hơn Tanto và hợp với Katana thành một cặp song kiếm.
Có thể nói sau một khoảng thời gian dài phát triển, môn kiếm thuật Nhật Bản Kenjitsu, với những đặc trưng riêng mới được hình thành. Những kiếm sĩ thành danh thường xây dựng một hệ thống kỹ thuật riêng, để lập nên những trường phái rồi cứ thế truyền từ đời này sang đời khác. Tinh hoa nghệ thuật cũng theo đó dần dần phát triển thêm lên. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 bài tập đối luyện kiếm thuật (Kata) với tổ hợp động tác công - thủ - phản công có quy ước mới được nghiên cứu và đưa vào hệ thống huấn luyện. Mãi cho tới cuối thế kỷ 15, kiếm gỗ (Bokken) mới bắt đầu được sử dụng trong những buổi tập luyện. Thời kỳ này lư thuyết chung về kiếm thuật đă được hoàn thiện nhằm mục đích huấn luyện trong giới Samurai. Không chỉ vậy lư thuyết này còn được kết hợp với tư tưởng Nho Giáo để xây dựng một triết lí về phong cách sống và hành động của giới vơ sĩ đạo (Bushido). Kiếm gỗ (Bokken) Theo một số thư tịch cổ để lại th́ từ thế kỷ 15 - 17 trên toàn nước Nhật có khoảng 600 trường phái kiếm thuật, chưa kể đến các môn võ thuật khác. Có thể nói thời kỳ này đánh dấu một bước phát triển của nghệ thuật sử dụng kiếm, bởi trước đó thanh kiếm chỉ được coi là thứ vũ khí giết người. Khởi đầu của bộ môn nghệ thuật kiếm phải kể tới kiếm sư Sekishu - người sáng lập trường phái Yagyu Shinkage dưới sự bảo trợ của tướng quân Tokugawa Ieyasu. Ông đã truyền giảng cho môn sinh của mình khái niệm về sự cảm nhận tâm linh đạt được qua việc tập luyện kiếm thuật. Con trai của ông là Munenori (1571 - 1646), một kiếm sĩ tài ba sau này đã biên soạn cuốn Fudochi - shinmyoroku mà nội dung chủ yếu kể về kinh nghiệm trực ngộ "Thiện đạo" trong kiếm thuật. Yagyu Shinkage cũng như Maniwa Nen, Shinkatato, Ono hay Intto là những trường phái tiên phong trong khuynh hướng chuyển từ Kiếm thuật sang Kiếm đạo (Kendo). Đồng thời đưa kiếm tre (Shinai) vào luyện tập và thi đấu. Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lại đút vào một cái bao dài bằng da cóc hoặc da thuộc chưa có miếng lá chắn che tay (Tsuba). Sau này nó được cải tiến với bao vải thay thế bao da, thêm miếng lá chắn vào và có trọng lượng gần bằng kiếm thuật song có hình dạng thẳng. Đến thế kỷ 18, kiếm tre và sàn tập bằng gỗ trở nên phổ biến tại các trường phái dạy kiếm, hơn thế có các dụng cụ hỗ trợ tập luyện như: giáp che ngực, mũ che đầu, găng tay bảo vệ... cũng được cách tân từ binh giáp truyền thống để trang bị cho môn sinh theo học kiếm đạo. Sang thế kỷ 19, kiếm đạo phát triển rộng trong quần chúng cũng như nhiều môn võ khác, và nó không chỉ thu hẹp trong giới Samurai. Bằng chứng là đă có rất nhiều cuộc biểu diễn kiếm đạo được tổ chức cho công chúng xem tại những nơi sinh hoạt công cộng. Cuối cùng, giờ đây kiếm đạo đã trở thành một trong những nét văn hoá đặc trưng truyền thống mà mỗi khi nhắc tới văn hoá Nhật Bản chúng ta không thể không kể tới sự góp mặt của nó. Có một sự kiện làm thay đổi làng võ Nhật Bản, ảnh hưởng trực tiếp đến kiếm đạo xảy ra vào năm 1882, khi võ sư thiên tài Jigoro Kano bắt đầu truyền bá môn Nhu đạo (Judo). Ông đã dày công nghiên cứu sửa đổi, sáng tạo thêm từ môn Nhu thuật (Jujitsu) cổ truyền, và cũng từ đó kiếm đạo bắt đầu thâm nhập vào học đường. Đến năm 1912, cùng với Nhu đạo, Kiếm đạo được chính thức đưa vào chương trình huấn luyện thể dục ở bậc Trung học áp dụng trên toàn nước Nhật. Tìm hiểu Văn hoá Nhật Bản nói chung và kiếm đạo nói riêng chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua cái mốc quan trọng đó. |