Hướng dẫn hít thở trong Yoga đúng cách
Một số mẫu hang đá noel đơn giản mà đẹp
Cùng tham khảo những hướng dẫn học lái xe máy cực đơn giản nhé.Không ít người tin rằng, đi xe máy còn dễ hơn cả xe đạp. Bởi xe máy chắc, bánh to nên dễ cân bằng, và vì hầu hết người học lái xe máy đã biết đi xe đạp nên việc giữ cân bằng không còn là vấn đề. Trong khi đó chân luôn để ở tư thế thoải mái, không phải đạp.
Lỗi phổ biến của người mới đi xe máy
Tư thế cầm lái bẻ cổ tay làm giảm khả năng bóp phanh, về ga trong tình huống khẩn cấp là sai lầm phổ biến.
Chiếc xe sẽ không phù hợp cho việc tập lái nếu người điều khiển phải kiễng gót khi chống chân. Dù thích môtô phân khối lớn, nhưng tập lái với một chiếc xe nhỏ, dễ điều khiển sẽ tốt hơn. Bởi khi chưa hình thành kỹ năng, tốc độ xử lý tình huống chậm và lâu hơn với chiếc xe khó điều khiển, người mới lái dễ bị bất ngờ trước sự thay đổi trạng thái của xe.
Quá nhiều quá nhanh
Người mới lái thường thích lái ở mọi nơi, nhưng lại chưa đủ khả năng xử lý các tình huống bất ngờ ở những nơi mật độ phương tiện cao, hoặc tốc độ di chuyển nhanh. Vì thế hãy dành nhiều thời gian luyện tập trên những đoạn đường vắng, bởi sẽ tập trung hơn vào việc luyện tập kỹ năng thay vì lo lắng về các mối nguy hiểm xung quanh. Những kỹ năng đầu tiên vô cùng quan trọng, nó giúp người mới lái có thêm niềm tin sẵn sàng đối mặt với các tình huống phức tạp hơn
Không bao quát tình huống giao thông xung quanh
Có quá nhiều thứ cần phải quan tâm hơn là chỉ chăm chăm nhìn về phía trước. Liệu rằng chiếc xe phía xa có dịch dần sang phải lấn làn của bạn? Liệu cánh cửa của xe đỗ bên đường có bất ngờ mở ra? Người lái xe phía sau có nhận biết rằng bạn đang giảm tốc trước đèn đỏ?
Nhìn xung quanh và đảm bảo rằng kiểm soát tốt tình hình. Ở mức độ cao hơn phải nhận thức được mối nguy hiểm, phán đoán tình huống. Không chỉ quan sát phía trước, bạn cần để ý cả hai bên, thi thoảng cũng cần nhìn gương hậu.
Không giả định về những gì không nhìn thấy
Sẽ rất hữu ích nếu bạn nghĩ rằng những người lái xe xung quanh không phận ra sự hiện diện của bạn. Dù đi đúng phần đường cũng đừng giả định rằng những xe khác không cắt ngang phía trước. Nhìn thấy lái xe cũng không thể chắc chắn, người ấy sẽ không đột nhiên đẩy bạn vào tình huống nguy hiểm.
Cuối cùng, hãy luôn để một ngón tay trên cần phanh để đối phó với tình huống nguy hiểm. Phanh trước và tay ga thường bố trí bên phải. Trạng thái vít ga tăng tốc thường đưa cổ tay xuống thấp, ngón tay rời xa cần phanh. Khi kéo phanh, lòng bàn tay tỳ lên tay ga và có xu hướng về ga. Nhưng nếu ở giai đoạn giữ ga, cổ tay bẻ sâu, nó sẽ làm giảm khả năng cơ động của bàn tay, thậm chí ngón tay không thể với tới cần phanh.
Vội vã chở người khác
Khi có người ngồi sau, động học của xe sẽ khác, tay lái nặng, xe khó kiểm soát hơn. Người mới lái cũng dễ bị kích thích khi lái xe trong một nhóm, háo hức thể hiện mình thường kiến họ chạy nhanh hơn khả năng.
Trong giai đoạn đầu tập lái hãy dành nhiều thời gian tự luyện tập để có cảm nhận tốt hơn về trạng thái làm việc của 2 bánh, sự thay đổi tốc độ.
Đi xe máy không dễ
Không ít người tin rằng, đi xe máy còn dễ hơn cả xe đạp. Bởi xe máy chắc, bánh to nên dễ cân bằng, và vì hầu hết người học lái xe máy đã biết đi xe đạp nên việc giữ cân bằng không còn là vấn đề. Trong khi đó chân luôn để ở tư thế thoải mái, không phải đạp.
Nếu quan niệm rằng lái xe chỉ đơn giản là biết mở khóa điện, đề khởi động, vào số, vít ga, phanh, đánh lái thì có lẽ việc học lái chưa cần đến 3 phút. Nhưng nếu muốn đạt tới tầm kiểm soát tốc độ chủ động, linh hoạt thì phải cần đến nhiều năm rèn luyện với thái độ nghiêm túc mới có thể đạt được.
Ảnh: Thế Hoàng |
Làm quen với tay ga
Công suất động cơ tăng theo góc vít ga. Máy gầm lên nếu vặn nhanh và mạnh. Nếu xe đã vào số 1, nó sẽ chồm lên khiến người điều khiển giật mình. Vì thế, việc học ga nên được bắt đầu từ thao tác nguội, khi chưa nổ máy nhằm làm quen với độ nặng của tay ga trên từng loại xe, rồi mới tiến hành khởi động nóng tại chỗ. Chuyển số về Mo, nổ máy, lặp lại thao tác vít ga để cảm nhận mối tương quan giữa lực vặn, góc xoay với công suất động cơ. Bước cuối cùng là luyện tập thực tế, kinh nghiệm cho thấy, khi gài số cao (số 4 hoặc 3), công suất động cơ và tốc độ xe tăng chậm hơn số thấp (số 2 hoặc 1) tránh được hiện tượng xe chồm.
Kết hợp phanh đồng thời bằng cả tay và chân
Thói quen chỉ dùng phanh trước ở người mới lái không hiếm, đặc biệt ở nữ giới. Đó là dấu ấn của thói quen đi xe đạp. Dùng phanh tay không xấu, thậm chí còn rất hiệu quả nhưng không tận dụng được khả năng phanh tối đa, đồng thời dễ bị ngã vì mất cân bằng.
Giai đoạn đầu mới tập, người chưa quen thường mất thời gian suy nghĩ chân phanh ở bên trái hay bên phải? Ngay cả khi đã chọn, họ cũng mất thời gian để đưa chân vào vị trí đạp.
Khẩu khuyết ở đây là “tay nào, chân ấy”. Cả phanh tay và phanh chân đều được bố trí bên phải là bên thuận của hầu hết mọi người. Hãy đừng chờ tới lúc đạp phanh mới điều chỉnh chân. Ngay từ khi ngồi lên xe, bạn đã cần đặt chân vào tư thế sẵn sàng phanh. Tác dụng lực đủ để cảm nhận của sự hiện diện của nó.
Không chỉ lúc cần mới đạp phanh, trong quá trình luyện tập, hãy thường xuyên quan tâm tới nó. Tưởng tượng quá trình phối hợp tay chân khi phanh. Bạn sẽ thấy bất ngờ về về khả năng thao tác của bản thân.
Phanh gấp thường kèm theo hiện tượng chúi đầu về phía trước, nếu không sẵn sàng sẽ rất dễ đổ xe hoặc mất lái. Vì vậy khi phanh cần giữ cả xe và thân ở tư thế đứng, hai cánh tay trong tư thế chịu lực.
Lái xe bằng thân
Điều này có vẻ là nghịch lý, nhưng đó là thực tế. Đánh lái bằng tay có vẻ khá dễ ở tốc độ thấp, không hề đơn giản khi chạy nhanh bởi mọi khối lượng đều có xu hướng chuyển động theo quán tính. Cơ thể thay đổi vị trí, hướng chuyển động của xe sẽ thay đổi theo. Bạn sẽ nhận thấy xe rất khó lái nếu người ngồi sau lắc lư.
Lựa tầm quan sát theo tốc độ
Khi thói quen chưa nhuần nhuyễn, người học lái thường chú tâm nhiều vào xe, mà qua việc quan sát hoặc chỉ chú ý trong phạm vi gần, phản ứng chậm không bắt kịp diễn biến của tình huống. Để các thao tác không lệ thuộc vào mắt, điều quan trọng bạn cần cảm nhận vị trí điều khiển (tay phanh, chân phanh, cần số, tay côn…) và di chuyển về trạng thái sẵn sàng khi cần thiết10 kỹ năng người đi xe máy cần có
Sở hữu bằng lái A1, A2 trong tay nhưng nhiều người vẫn chạy xe máy theo bản năng nhiều hơn là nắm vững những kỹ năng cần thiết. Với tốc độ thấp, có vẻ những hành động bản năng này vẫn an toàn, nhưng ở tốc độ cao thì mọi chuyện không hề đơn giản. Cần thiết ghi nhớ 10 nguyên tắc sau để an toàn trên xa lộ.
1. Tỉnh táo nhận biết các dấu hiệu
Điều khiển xe máy là bạn đang rời vào hoàn cảnh vừa chủ động vừa bị động, vì thế hãy tỉnh táo quan sát, lắng nghe những dấu hiệu giao thông như xi-nhan, đèn tín hiệu, còi…để phản ứng kịp thời với bất cứ tính huống nào trên đường.
2. Vượt xe khác khi cần thiết
Phần lớn mọi người cho rằng đi tốc độ chậm, không nên vượt xe khác, đặc biệt các xe to như ôtô tải, container…là an toàn. Tuy nhiên, thực tế trong nhiều trường hợp, nên vượt những xe to này khi có đủ khoảng trống và thời gian để chủ động tay ga, nếu không rất dễ bị động bởi những tình huống bất ngờ như xe phía trước phanh gấp, rẽ sang hai bên.
Chỉ vượt xe khác khi quãng đường phía trước đủ an toàn. Ảnh: Lazymotobike. 3. Quan sát rộng Quan sát rộng đặc biệt cần thiết khi bạn di chuyển trên những con đường nhỏ, hẹp nhiều đoạn cắt trong khu dân cư. Luôn sẵn sàng phanh bất cứ lúc nào bằng cách đặt 1 hoặc 2 ngón tay trên tay phanh làm điểm tựa phản ứng. 4. Luồn lách Với tình trạng giao thông hỗn loạn như ở Việt Nam, kỹ năng luồn lách cũng rất quan trọng với bạn để tiết kiệm thời gian đồng thời giảm tắc đường. Nhưng hãy lưu ý cho xe di chuyển qua những khoảng không gian nhỏ hẹp ở đúng làn đường và sử dụng đầy đủ các tín hiệu cảnh báo giao thông như đèn xi-nhan và còi. 5. Tốc độ phù hợp Đi với tốc độ đủ để bạn làm chủ các tình huống trên đường đồng thời không vi phạm luật giao thông, đặc biệt chỉ tăng tốc khi nhận thấy khoảng trống phía trước mặt là đủ để phanh nếu có tình huống bất ngờ.
6. Đi đúng cấp số Rất nhiều người đặc biệt là phụ nữ chỉ đi ở 1 cấp số, điều khiển xe số như xe ga. Hãy lên, xuống số phù hợp với tốc độ di chuyển để đảm bảo an toàn cho bạn và độ bền của xe. Nếu di chuyển ở đường núi nhiều đèo dốc, sử dụng cấp số thấp và ghi nhớ nguyên tắc “lên số nào, xuống số đó”. Bởi khi lên dốc, số thấp sẽ giúp truyền mô-men lực lớn, còn khi xuống dốc số thấp sẽ ghì xe không chạy theo quán tính, gọi là phanh động cơ. 7. Quan sát bánh xe ôtô trong tầm mắt Điều này đặc biệt cần thiết khi bạn lưu thông trên đường quốc lộ, cao tốc. Khi bạn đang bám đuôi một chiếc ôtô hoặc gặp tại ngã tư, quan sát bánh xe của ôtô là điều cần thiết để đưa ra quyết định hợp lý bởi bánh xe sẽ là bộ phận phản ứng đầu tiên trên xe khi gặp ổ gà hay rẽ sang hai bên. 8. Di chuyển theo nhóm Trên những cung đường “phượt”, an toàn nhất là di chuyển theo nhóm hàng 1, hàng 2 tùy thuộc độ rộng của đường. Mỗi người cần nghiêm khắc tuân thủ vị trí của mình trong nhóm, điều khiển xe sao cho không vào vùng điểm mù của người phía trước và đảm bảo quan sát thấy người phía sau trong gương chiếu hậu.
9. Vào cua đúng cách Giảm tốc độ, trả về số thấp, quan sát mặt đường trước khi vào cua, đặc biệt không được ngắt côn. Khi góc cua đủ rộng, tốc độ cao cần nghiêng người theo xe, hạ thấp đầu gối để mở rộng trọng tâm người và xe, khi đó xe sẽ vào cua an toàn. Rất nhiều người theo phản xạ tự nhiên nghiêng người sang phía ngược lại với xe khi vào cua, đây là một sai lầm bởi khi đó người và xe không cùng một phương chuyển động, cộng với tốc độ cao, xe mất trọng tâm rất dễ ngã. 10. Sử dụng phanh đúng cách Kết hợp cả phanh trước và phanh sau, với lực phanh trước bằng 60-70% so với phanh sau, nhấp phanh sau chậm hơn phanh trước một chút để đảm bảo xe chuyển trọng tâm dần từ trước ra sau mà không gây ra hiện tượng rê bánh sau sang hai bên hoặc chúi mũi về trước. Hạn chế sử dụng phanh khi trời mưa, đường trơn ướt, thay vào đó đi với số thấp và tốc độ vừa phải. |