Hướng dẫn học lập trình plc s7-200 đơn giản

Cùng tham khảo những hướng dẫn học lập trình plc s7-200 đơn giản và dễ hiểu nhé các bạn.



Các Lệnh Cơ Bản Lập Trình PLC Siemens S7 200/300

Khi vừa mới làm quen ngôn ngữ lập trình PLC và bắt tay lập trình những chương trình cơ bản PLC của Seimens PLC S7 200/300. Thật sự, chúng ta chỉ cần nắm và thấu hiểu rỏ bản chất của các lệnh cơ bản cũng đã đủ dùng trong các dự án thực tế nhỏ hoặc mô phỏng trong lúc học. Sau đây là một số lệnh cơ bản mà chúng ta cần phải nắm rỏ khi viết lập trình PLC. Với ngôn ngữ lập trình Ladder logic (lập trình hình thang, thích hợp lập trình trong điện công nghiệp).
A. CÁC LỆNH TIẾP ĐIỂM
I. Bit logic ( các lệnh tiếp điểm)

1. Thường hở: Thường dùng tiếp điểm này để biểu thị hở mạch. Khi có dòng điện DC 24v đi vào tiếp điểm thì nó sẻ đóng lại.

Tiếp điểm thường hở
Mạch này sẻ đóng khi có dòng điện đi vào I0.1 và làm cho I0.1 đóng lại
 

Hoặc dùng nối tiếp, song song:

Mạch dùng nối tiếp và song song tiếp điểm thường hở


Mạch này chỉ đóng lại khi có dòng điện đi vào cả 3 tiếp điểm thường hở là I0.1/.2/.3 cùng đóng lại

2. Thường đóng: Thường dùng tiếp điểm này để biểu thị mạch đóng. Khi có dòng điện đi vào tiếp điểm thường đóng này mạch sẽ mở.
 

Tiếp điểm thường đóng

Mạch này sẽ mở ra khi có dòng điện đi vào I0.1.
Hoặc dùng nối tiếp song song như trên tiếp điểm thường đóng.

3. Lệnh Out: dùng để phát tín hiệu để điều khiển ngỏ ra hoặc các trung gian.

Lệnh Out và ví dụ



Với mạch trên ta điều khiển ngỏ Out Q0.1 bằng 2 ngỏ vào thường hở là I0.1 và I0.2. Khi đó nếu ngỏ thường hở I0.1, I0.2 đóng lại thì Q0.1 sẻ được đóng lại. Tới khi I0.1 và I0.2 không còn tác động thì Q0.1 sẻ mở lại trở ra. Do đó ta cần viết thêm mạch để duy trì cho mạch như sau:

Mạch điều khiển ngỏ ra có dùng tự duy trì


  1. 4. Lệnh set và Reset

Lệnh set (đưa giá trị lên 1 khi có điện)


Lưu ý: Hai lệnh luôn đi cùng nhau song song

Lệnh Reset (đưa giá trị về 0 khi có điện)


5. Tiếp điểm phát hiện cạnh lên:

Tiếp điểm lên P


6. Tiếp điểm phát hiện cạnh xuống

Tiếp điểm xuống N


Ghi chú: Hai lệnh phát hiện cạnh lên và phát hiện cạnh xuống được dùng khi chúng ta muốn ngỏ ra tác động chính xác.

Các Lệnh Cơ Bản Lập Trình PLC Seimens S7 200/300 (P 2 - Tiếp điểm đặc biệt)

Trong PLC Seimens S7 ngoài các tiếp điểm logic vào và ra (in, out), còn có các tiếp điểm đặc biệt. Nó là các tiếp điểm nằm trong bộ nhớ máy chúng ta thường gọi nó là các tiếp điểm đặc biệt.
1. Tiếp điểm luôn đóng SM0.0:
Là tiếp điểm luôn đóng dùng để cung cấp nguồn liên tục
Lệnh tiếp điểm luôn đóng SM0.





Với mạch trên Q0.0 luôn có điện vì SM0.0 là tiếp điểm luôn đóng.
2. Tiếp điểm phát một xung đầu tiên SM0.1:
Là tiếp điểm phát một xung khi PLC bật on và chuyển chế độ từ Stop sang Run
Lệnh phát một xung đầu tiên SM0.1
Khi PLC được chuyển từ chế độ Stop sang Run ta thấy Q0.1 được set lên on. 
Ví dụ:
Mạch sử dụng tiếp điểm phát xung lên đầu tiên SM0.1
Với mạch trên khi bật run PLC ta sẽ thấy SM0.1 tác động lên on và làm cho Q0.1 set. Khi nào tác động I0.2 thì Q0.1 mới reset.
3. Tiếp điểm tạo xung liên tục SM0.4, chu kỳ 60 giây:
Lệnh tiếp điểm tạo xung liên tục SM0.
Tiếp điểm này tạo xung liên tục trong chu kỳ 60 giây. Trong 30 giây đầu ở mức thấp, 30 giây sau ở mức cao.

4. Tiếp điểm tạo xung liên tục SM0.5, chu kỳ 1 giây:
Lệnh tiếp điểm tạo xung liên tục SM0.5
Tiếp điểm này tạo xung liên tục trong chu kỳ 1 giây. Trong 0.5 giây đầu ở mức thấp, 0.5 giây sau ở mức cao.
Bài tập:
1. Điều khiểm đèn sáng tắt với chu kỳ tự động liên tục là 1 giây.

2. Nhấn nút On lần đầu - đèn A sáng, thả ra B sáng. nhấn nút On lần 2 - đèn C sáng, thả ra D sáng.
Nhấn nút Off cả 4 đèn cùng tắt.



Lập trình viên
Cách tự học lập trình hiệu quả nhất
Cách tư duy lập trình giúp công việc bạn nhanh hơn
Hướng dẫn học ngôn ngữ lập trình Python căn bản
Hướng dẫn học lập trình Excel căn bản

(St)
TOI MUON HOC CACH LAP TRINH PLC S7-200
hơn 1 tháng trước - Thích
TOI MUON HOC CACH LAP TRINH PLC S7-200
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Gửi hỏi đáp - bình luận