Hướng dẫn học tiếng Anh qua phim

Cùng tham khảo những hướng dẫn học tiếng Anh qua phim nhé. Xem phim liệu có phải cách luyện nghe tiếng Anh hiệu quả, và để nó thực sự hiệu quả thì cần xem phim tiếng Anh như thế nào cho đúng cách? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn một cách chi tiết nhất.


Hướng dẫn chi tiết cách xem phim để luyện nghe tiếng Anh hiệu quả


Chắc hẳn bạn đã được nhiều lần được khuyên rằng:
  • Xem phim tiếng Anh là một cách luyện nghe tiếng Anh hiệu quả
  • Bạn nên xem phim tiếng Anh thường xuyên để nghe tốt hơn.
  • Xem phim tiếng Anh là cách rất tốt và thú vị để bạn vừa học, vừa tiếp xúc với tiếng Anh.
Tôi cũng từng được khuyên, và cũng từng khuyên người khác như vậy trong một số bài viết trước đây. Nhưng tôi sớm nhận ra rằng, phần lớn những bạn nhận được lời khuyên trên thường rơi vào 2 trường hợp sau:
 
Trường hợp 1: Trong đầu bạn ngay lập tức có một suy nghĩ phản kháng nổi lên: “Tôi rất kém tiếng Anh thì xem phim làm sao mà hiểu!”, “Đùa chắc, nghe có một đoạn tí xíu còn không hiểu. Ở đó mà xem phim tiếng Anh!…”, “Cách này mình không áp dụng được đâu!” …
Trường hợp 2: Bạn hào hứng xem phim tiếng Anh. Phim thì xem liên tục, còn kỹ năng tiếng Anh cũng… “như xưa”. Phim hay thì ta cứ xem, còn kỹ năng nghe thì … tới đâu thì tới.
 

Xem phim có phải là cách luyện nghe tiếng Anh hiệu quả không?

 
Tôi có thể trả lời ngay là “Có”. Bản thân tôi đã nâng cao kỹ năng nghe rất nhiều qua việc xem phim tiếng Anh. Bạn cũng có thể làm được như vậy nếu bạn thực hiện theo những gợi ý và hướng dẫn bên dưới.
 

Những TV Series là nguồn tư liệu tốt giúp bạn luyện nghe tiếng Anh hiệu quả
 
Xem phim tiếng Anh giúp gì cho bạn?
 
Thứ nhất, phần lớn chúng ta thường chỉ luyện nghe tiếng Anh qua những bài nghe trong sách vở, giáo trình. Điểm dở của những bài nghe này là tiếng Anh được dùng không tự nhiên như những gì người bản xứ sẽ dùng trong thực tế, đặc biệt là trong các tình huống giao tiếp.
 
Bạn muốn luyện nghe tiếng Anh để giao tiếp tự nhiên, đúng không? Vậy thì khi xem phim, bạn sẽ học được người bản xứ dùng tiếng Anh như thế nào trong vô số các tình huống thực tế. Bạn còn học được từ lóng, cách phát âm, cách thể hiện cảm xúc, …
 
Thứ hai, nếu bạn chỉ nghe không thôi thì sẽ rất khó hiểu và nhàm chán. Nhất là nếu bạn nghe yếu, bạn nghe không được vài chữ, bạn có thể không hiểu gì luôn và dễ bỏ cuộc.
 
Nhưng nếu bạn xem phim, bạn sẽ có thể xem được sự việc đang diễn ra thế nào. Bạn có thể cảm nhận được cảm xúc của nhân vật buồn, vui … như thế nào. Bạn có thể xem được cảnh tượng, bối cảnh xung quanh…
 
Tất cả điều đó kết hợp với những gì bạn nghe được giúp bạn vừa dễ nắm bắt nội dung, vừa dễ ghi nhớ nội dung mình nghe được. Bởi lẽ bạn không chỉ ghi nhớ những từ ngữ bạn nghe, mà bạn ghi nhớ luôn cả câu chuyện và hình ảnh mà những từ ngữ đó diễn đạt.
 
Những trở ngại bạn có thể gặp phải khi xem phim tiếng Anh:
 
Bạn nên xác định rõ là kỹ năng nghe của bạn chưa tốt, và bạn chọn cách xem phim để cải thiện kỹ năng nghe. Do đó việc bạn nghe mà không hiểu là chuyện bình thường. Bạn có thể gặp phải một số trở ngại như bên dưới:
  • Vốn từ vựng ít. Nhiều từ bạn mới bắt gặp lần đầu nên không hiểu.
  • Tốc độ nhân vật nói nhanh, bạn nghe không kịp.
  • Diễn biến phim liên tục. Phim điện ảnh thường kéo dài từ 60 phút trở lên khiến bạn không theo dõi kịp và khó duy trì được sự tập trung. Nghe một hồi thấy mệt rồi bỏ cuộc.
  • Không chú ý nghe mà chỉ lo đọc phụ đề tiếng Việt.
Hướng dẫn chi tiết:
 

Star World là kênh phát sóng rất nhiều TV Series hấp dẫn phù hợp cho việc luyện nghe tiếng Anh

Mục đích chúng ta hướng đến không phải là nghe được bao nhiêu từ, bao nhiêu câu, mà là hiểu được bao nhiêu % nội dung tập phim truyền tải khi không cần phụ đề.
 
Đầu tiên, bạn cần chọn phim phù hợp để luyện nghe. Bạn không nên xem phim điện ảnh có sẵn trên tivi như HBO hay Cinemax, hay Disney Channel … Bởi lẽ những phim trên đó có sẵn hết phụ đề tiếng Việt, và tôi biết rằng bạn xem một hồi sẽ chỉ đọc phụ đề thôi mà chẳng thèm nghe nữa.
 
Do đó, bạn hãy chịu khó mua hoặc tải về phim có phụ đề (subtitle) trên mạng. Bạn cần tìm phim có phụ đề tiếng Anh (nếu có kèm theo tiếng Việt thì tốt).
 
Như đã ở trên nói, những bộ phim dài trên 60 phút khiến bạn dễ bỏ cuộc. Do đó, loại phim tốt nhất bạn dùng để luyện nghe đó chính là phim truyền hình dài tập (thường chiếu trên kênh truyền hình Star World).
 
Những phim này một tập chỉ khoảng 20 – 25 phút đổ lại nên dễ theo dõi. Ngoài ra những phim loại này nhân vật giao tiếp với nhau rất nhiều, có rất nhiều tình huống giao tiếp đa dạng, khác nhau… rất thích hợp cho việc luyện nghe của bạn.
 
Những phim tôi gợi ý bạn nên xem: Extr@ English, Friends, How I met your mother, Desperate Housewives…

Season 1 bộ phim How I met your mother
 
Lưu ý: Nếu bạn mới bắt đầu học thì chưa nên xem phim truyền hình vội mà nên xem những đoạn video clip dạy tiếng Anh bằng tiếng Anh hoặc video clip cho thiếu nhi. Những đoạn clip này phát âm chậm, rõ ràng và từ vựng thông dụng hơn.
 

Bạn có thể bắt đầu luyện nghe tiếng Anh với những clip ngắn có phụ đề như thế này
 
Cách luyện nghe tiếng Anh qua việc xem phim như sau:
  • Bước 1: Xem qua 1 lần tập phim với phụ đề tiếng Việt để hiểu được nội dung phim là gì. (Nếu bạn mới bắt đầu luyện nghe theo cách này, hoặc sợ không hiểu thì có thể dùng để yên tâm hơn. Nhưng tôi không khuyến khích bước này. Bạn có thể bỏ qua và bắt đầu ngay với bước 2.)
  • Bước 2: Xem lại với phụ đề tiếng Anh. Lúc này bạn xem để biết cách người ta phát âm từ vựng như thế nào, học được từ mới, xem được những từ bạn chưa nghe được là gì …
Nếu cần bạn có thể dùng từ điển để tra nghĩa từ mới. Hoặc bạn có thể ghi lại những câu không hiểu để hỏi bạn bè, thầy cô. Câu nào nghe không được thì có thể tua lại vài lần cho quen.
  • Bước 3: Từ lần xem thứ 3 trở đi tắt phụ đề, thưởng thức phim. Chú ý đến cách phát âm, cách biểu đạt cảm xúc của nhân vật.
Hoặc bạn có thể áp dụng cách sau:
  • Bước 1: Xem toàn bộ phim từ đầu đến cuối không cần phụ đề.
  • Bước 2: Xem lại lần 2, phần nào thấy khó nghe đi nghe lại hoài không được thì bật phụ đề lên. 
  • Bước 3: Từ lần xem thứ 3 trở đi không cần phụ đề.
Hãy áp dụng ngay…
 
Tất nhiên, chỉ đọc hướng dẫn thôi sẽ không đem lại kết quả gì. Bạn hãy tìm ngay một tập phim tiếng Anh và áp dụng ngay những hướng dẫn bên trên xem kết quả như thế nào!
 
Tôi đã tìm sẵn cho bạn trọn bộ Extr@ English để bạn có thể xem và áp dụng ngay.
 
Sau khi bạn luyện nghe theo hướng dẫn trên, hãy để lại bình luận bên dưới để cho tôi biết kết quả thế nào nhé. Nếu bạn có phương pháp khác thì cũng đừng ngại chia sẻ bên dưới cùng mọi người nhé.
 
Tái bút: Luyện nghe đòi hỏi đầu tư nhiều công sức và rèn luyện thường xuyên. Kết quả sẽ không đến trong ngày một ngày hai.
 
Chúc những bạn kiên trì và có lòng quyết tâm sẽ đạt được kết quả tốt nhất!
 
Nếu bạn có câu hỏi hay cần thảo luận thêm, hãy để lại ý kiến của mình ở phần bình luận nhé!


Bí quyết học tiếng anh qua các bộ phim phụ đề song ngữ

Học tiếng Anh qua phim có phụ đề song ngữ sẽ giúp bạn ham mê môn tiếng Anh và không còn cảm thấy khó khăn trong việc học tiếng Anh nữa.
Hơn nữa, qua phim bạn sẽ có những phản xạ về kỹ năng nghe, nói mà không thể học được từ các giáo trình.Toomva.com đã biên soạn lại phim để đáp ứngtốt nhất cho việc học của bạn.Khỏi bàn nhiều về lợi ích của việc "Học tiếng Anh qua phim", xem rồi bạn sẽ hiểu.


Trước khi xem các bộ phim bạn nên tham khảo một số cấu trúc động từ thông dụng sau:


100 PRASAL VERB CƠ BẢN NHẤT
* Lưu ý:
- s.o: viết tắt cho someone (người nào đó)
- s.th: viết tắt cho something (cái gì đó)


Beat one’s self up: tự trách mình (khi dùng, thay one's self bằng mysel, yourself, himself, herself...)

Break down:
bị hư

Break in:
đột nhập vào nhà

Break up with s.o:
chia tay người yêu, cắt đứt quan hệ tình cảm với ai đó

Bring s.th up:
đề cập chuyện gì đó

Bring s.o up:
nuôi nấng (con cái)

Brush up on s.th:
ôn lại

Call for sth:
cần cái gì đó; Call for s.o : kêu người nào đó, cho gọi ai đó, yêu cầu gặp ai đó

Carry out:
thực hiện (kế hoạch)

Catch up with s.o:
theo kịp ai đó

Check in:
làm thủ tục vào khách sạn

Check out:
làm thủ tục ra khách sạn

Check sth out:
tìm hiểu, khám phá cái gì đó

Clean s.th up:
lau chùi

Come across as:
có vẻ (chủ ngữ là người)

Come off:
tróc ra, sút ra

Come up against s.th:
đối mặt với cái gì đó

Come up with:
nghĩ ra

Cook up a story:
bịa đặt ra 1 câu chuyện

Cool down:
làm mát đi, bớt nóng, bình tĩnh lại (chủ ngữ có thể là người hoặc vật)

Count on s.o:
tin cậy vào người nào đó

Cut down on s.th:
cắt giảm cái gì đó

Cut off:
cắt lìa, cắt trợ giúp tài chính

Do away with s.th:
bỏ cái gì đó đi không sử dụng cái gì đó

Do without s.th:
chấp nhận không có cái gì đó

Dress up:
ăn mặc đẹp

Drop by:
ghé qua

Drop s.o off:
thả ai xuống xe

End up:
có kết cục = wind up

Figure out:
suy ra

Find out:
tìm ra

Get along/get along with s.o:
hợp nhau/hợp với ai

Get in:
đi vào

Get off:
xuống xe

Get on with s.o:
hòa hợp, thuận với ai đó

Get out:
cút ra ngoài

Get rid of s.th:
bỏ cái gì đó

Get up:
thức dậy

Give up s.th:
từ bỏ cái gì đó

Go around:
đi vòng vòng

Go down:
giảm, đi xuống

Go off:
reo, nổ (chủ ngữ thường là chuông, bom)

Go on:
tiếp tục

Go out:
đi ra ngoài, đi chơi

Go up:
tăng, đi lên

Grow up:
lớn lên

Help s.o out:
giúp đỡ ai đó

Hold on:
đợi tí

Keep on doing s.th:
tiếp tục làm gì đó

Keep up sth:
hãy tiếp tục phát huy

Let s.o down:
làm ai đó thất vọng

Look after s.o:
chăm sóc ai đó

Look around:
nhìn xung quanh

Look at sth:
nhìn cái gì đó

Look down on s.o:
khinh thường ai đó

Look for s.o/s.th:
tìm kiếm ai đó/ cái gì đó

Look forward to something/Look forward to doing something:
mong mỏi tới sự kiện nào đó

Look into sth:
nghiên cứu cái gì đó, xem xét cái gì đó

Look sth up:
tra nghĩa của cái từ gì đó

Look up to s.o:
kính trọng, ngưỡng mộ ai đó

Make s.th up:
chế ra, bịa đặt ra cái gì đó

Make up one’s mind:
quyết định

Move on to s.th:
chuyển tiếp sang cái gì đó

Pick s.o up:
đón ai đó

Pick s.th up:
lượm cái gì đó lên

Put s.o down:
hạ thấp ai đó

Put s.o off:
làm ai đó mất hứng, không vui

Put s.th off:
trì hoãn việc gì đó

Put s.th on:
mặc cái gì đó vào

Put sth away:
cất cái gì đó đi

Put up with s.o/ s.th:
chịu đựng ai đó/ cái gì đó

Run into s.th/ s.o:
vô tình gặp được cái gì / ai đó

Run out of s.th:
hết cái gì đó

Set s.o up:
gài tội ai đó

Set up s.th:
thiết lập, thành lập cái gì đó

Settle down:
ổn định cuộc sống tại một chỗ nào đó

Show off:
khoe khoang

Show up:
xuất hiện

Slow down:
chậm lại

Speed up:
tăng tốc

Stand for:
viết tắt cho chữ gì đó

Take away (take sth away from s.o):
lấy đi cái gì đó của ai đó

Take off:
cất cánh (chủ ngữ là máy bay), trở nên thịnh hành, được ưa chuộng (chủ ngữ là ý tưởng, sản phẩm..)

Take s.th off:
cởi cái gì đó

Take up:
bắt đầu làm một họat động mới (thể thao, sở thích,môn học)

Talk s.o in to s.th:
dụ ai làm cái gì đó

Tell s.o off:
la rầy ai đó

Turn around:
quay đầu lại

Turn down:
vặn nhỏ lại

Turn off:
tắt

Turn on:
mở

Turn sth/s.o down:
từ chối cái gì/ai đó

Turn up:
vặn lớn lên

Wake up:
(tự) thức dậy Wake s.o up: đánh thức ai dậy

Warm up:
khởi động

Wear out:
mòn, làm mòn (chủ ngữ là người thì có nghĩa là làm mòn, chủ ngữ là đồ vật thì có nghĩa là bị mòn)

Work out:
tập thể dục, có kết quả tốt đẹp

Work s.th out:
suy ra được cái gì đó



Có nên cho trẻ học Tiếng Anh sớm
Kế hoạch học Tiếng Anh hiệu quả
Cách dạy con học tiếng anh hiệu quả trẻ hào hứng, yêu thích
Cách tự học tiếng Anh hiệu quả nhất
Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh
Cách tự học tiếng Anh nhanh nhất bằng phương pháp đơn giản
Cách tự học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả, kinh nghiệm hay cho bạn


(St)