Video clip: Hướng dẫn làm món gỏi tai heo giòn, ngon
Hướng dẫn làm roi điện đơn giản
Hướng dẫn học Sketchup bằng tiếng Việt
Ngữ pháp tổng hợp tiếng bồ đào nha ( những khái niệm chung )
Những khái niệm chung:
1. Nguyên âm đơn (vogal)
Được chia làm 2 loại là:
- Nguyên âm miệng: luồng hơi phát ra từ miệng.
Papá, vi, só, tu…
- Nguyên âm mũi: luồng hơi phát ra từ mũi.
Lã, lento, mim, som, rum
Sự phát âm bằng mũi thường được chỉ ra bởi:
+ Dấu ngã “~”
+ Chữ “m” đứng trước “b” hoặc “p” hoặc “m” đứng ở cuối từ
+Chữ “n”
Ví dụ:
Antes, ambos, tambor, tempo, tão…
Nguyên âm đơn gồm: e, é, ê, i, a, á, â, o, ó, ô, u
2. Nguyên âm đôi (ditongo)
Nguyên âm đơn là sự tổ hợp của 2 nguyên âm đôi hoặc bán nguyên âm mà khi phát âm chỉ cho một âm.
- Nguyên âm kép miệng:
- ai, au: pai, pau
- ae: chỉ gặp trong Caetano
- ao: chỉ gặp ở dạng “ao”
- ei, éi: eirado, farnéis
- eu, éu: deu, ilhéu
- iu, ui: mediu, uivar
- oi, ói: goivo, lençóis
- ou: passou, andou
Riêng nguyên âm kép “oi” cũng có thể được thay thế bởi “ou” trong một số từ (mà nghĩa giống nhau):
- touro = toiro
- ouro = oiro
- Nguyên âm kép mũi:
- ãe: mãe
- ão, am: mão, sótão, deviam, puseram
- em, en: bem, bens, cem, enquanto
- õe: põe, Camiões, orações
- ui: muito
3. Phụ âm:
B, C, D, F, G, J, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, V, W, X, Z
4. Bảng chữ cái trong tiếng Bồ Đào Nha:
A (á), B (bê), C (cê), D (dê), E (é), F (efe), G (gê), H (agá), I (i), J (jota), L (éle), M (éme), N (éne), O (ó), P (pê), Q (quê), R (érre), S (ésse), T (tê), U (u), V (vê), X (xis), Z (zê).
Ngoài ra, những chữ cai K, W và Y không thuộc bảng chữ cái tiếng Bồ Đào Nha, nhưng vẫn được sử dụng để viết tên người nước ngoài, những từ phát sinh, những ký hiệu và những chữ viết tắt:
5. Phép chính tả (ortografia)
Phép chính tả là viết đúng, chính xác từ ngữ. Trong tiếng Bồ Đào Nha, một âm có thể tương ứng với nhiều chữ khác nhau, và ngược lại, một chữ có thể được phát âm theo nhiều cách khác nhau:
- Một âm tương ứng với nhiều chữ:
Sala, massa, moço: những chữ S, SS, và Ç chỉ được phát ra với cùng một âm.
- Một chữ nhưng có nhiều cách phát âm:
+ dedo, queda, vale: chữ E có 3 cách phát âm khác nhau.
+ toda, homem, tudo: chữ O có 3 cách phát âm khác nhau.
+ casa, sala, todos: chữ S có 3 cách phát âm khác nhau.
Những trường hợp viết hoa ở đầu từ:
1. Viết tên người:
D. Sebastião, Camões, Eça, Ana, José
2. Biệt hiệu, tên họ:
D. Dinis, o Lavrador, o Desejado
3. Tên các lục địa, các nước, các tỉnh thành, lâu đài, địa điểm, sông, núi, đồng bằng:
Europa, Portugal, Estremadura, Lisboa, Mafra, Montargil, Serra da Estrela, Tejo…
4. Tên của dân tộc, chủng tộc mà được dùng như danh từ:
Os Portugueses, os Minhotos, os Índios
Nhưng chúng lại được viết thường khi dùng như một tính từ:
O homem transmontano é diferente do homem alentejano
5. Tên đường, đại lộ, quảng trường, nơi họp chợ, nơi công cộng:
Estrada da Luz, Avenida da Liberdade, Praça da Espanha…
6. Ở đầu một đoạn:
7. Ở đầu mỗi câu thơ
8. Tên của những thực thể, lễ hội tôn giáo:
Deus, Céu, Santo Antónia
9. Tên của những vị thần hoặc tên thiên văn:
Vénus, Lua, Marte, Cupido, Ursa Menor
10. Tên của các mùa và các tháng:
Primavera, Verão, Março, Novembro
11. Chức vụ của những vị quan chức chính trị hoặc tôn giáo:
Presidente da Republica, Papa Cardeal Patriarca
12. Trong những từ ngữ ứng xử, xưng hô:
Ex.moSenhor, Sua Santidade
13. Những dạng đại từ chỉ thực thể thần thánh hoặc những nhân vật chức vụ cao:
Nós devemos amá-LO (a Deus), Messias
14. Tên của những tổ chức tôn giáo, chính trị:
Igreja, Estado, Pátria, Justiça
15. Tên của những trụ sở chính quyền, trường học, và hành chính, công cộng
Museu de Arte Antiga, Escola Secundária do Restelo, Repartição de Finanças…
16. Tên những môn học:
Português, Matemática
17. Tên những kỷ nguyê, thời kỳ, gia đoạn lịch sử, lễ hội dân tộc, những sự kiện lịch sử quan trọng:
Idade da Pedra, Renascimento, Questão Coimbrã
18. Tên của những cuốn sách. Tên sách còn thường được viết nghiêng, có gạch chân hoặc đặt giữa dấu ngặc kép: “tên sách”
19. Những chữ viết tắt được viết toàn bộ bằng chữ hoa:
TAP, ONU, MARCONI
20. Tên của các phương Đông, Tây, Nam, Bắc và các từ được hình thành từ nó (từ phụ):
Norte, Sul, Leste (cũng có thể viết Este)
Ngữ pháp tiếng Bồ Đào Nha: Phần 2
Ngữ pháp tổng hợp tiếng Bồ Đào Nha (mạo từ)
Mạo từ:
A. Khái niệm
- Mạo từ là từ đứng trước danh từ để xác định hoặc không xác định rõ danh từ đó. Do đó ta có 2 loại mạo từ là Mạo từ xác định và Mạo từ không xác đinh:
+ Mạo từ xác định: xác định và cá thể hóa danh từ đó. VD: O João: Cậu João, chỉ rõ là cậu João chứ không phải một người nào khác.
+ Mạo từ không xác định: chỉ diễn tả danh từ ở mức độ chung chung, không cá thể hóa danh từ đi sau nó. VD: Uma moça: Một cô gái, một cô gái nào đó chứ không xác định rõ cụ thể cô gái nào cả.
- Mạo từ phải phù hợp về giống và số của danh từ đi theo sau nó:
Mạo từ |
Mạo từ xác định |
Mạo từ không xác định |
||
Giống |
Số ít |
Số nhiều |
Số ít |
Số nhiều |
Giống đực |
O |
Os |
Um |
Uns |
Giống cái |
A |
As |
Uma |
Umas |
B. Cách dùng
B.1. Mạo từ xác định:
1. Sử dụng với tên riêng:
Eu sou o António
2. Sử dụng kèm với tên họ (là “họ” trong “họ và tên”):
O Santos abriu hoje a loja
Ở tiếng Bồ Đào Nha, khi đề cập đến những người có tuổi hoặc để bày tỏ sự tôn trọng người ta thường dùng tên họ - là từ đứng cuối (trái ngược với tên họ của người Việt ta).
3. Dùng với tên khu vực, vùng miền, địa danh:
O Porto
A Guarda
Tuy nhiên, ta không dùng mạo từ xác định trước tên khu vực, vùng miền, địa danh khi tên đó bắt nguồn từ danh từ chung được kết hợp với một tính từ hoặc ở danh từ ở dạng số nhiều:
VD:
Vila Real: là kết hợp của danh từ chung (vila) và một tính từ (real)
Chaves: bắt nguồn từ danh từ chung (chave) và đã chuyển thành số nhiều.
4. Dùng để phân biệt những từ đồng âm khác nghĩa:
O caixa – A caixa
O lente – A lente
5. Dùng để danh từ hóa những từ loại khác:
O comer está na mesa (Comer là động từ, nhưng ở đây được biến thành danh từ)
Eu prefiro mais o sim que o não (Sim và Não là trạng từ được danh từ hóa)
6. Dùng trước danh từ chung để phân biệt với những cá thể khác trong cùng nhóm:
O ladrão foi detido
7. Dùng mạo từ để diễn tả sở hữu trong những trường hợp sau:
a. Những phần, bộ phận của cơ thể:
Ela passa constantemente a mão pela cabeça
b. Quần áo, đồ dùng cá nhân:
A Lucília veste as saias a condizer com os sapatos e as pulseiras
c. Khả năng về tinh thần:
O pensamento está sempre a voar
d. Dùng để diễn tả mối quan hệ họ hàng, huyết thống:
Os sobrinhos só me falaram enquanto lhes dei dinheiro
8. Dùng mạo từ đứng trước đại từ sở hữu để nhấn mạnh, cụ thể hóa sở hữu. Hãy xem 2 ví dụ sau:
a. Esta gramática é minha: … của tôi (chung chung).
b. Esta gramática é a minha: …là cái của tôi (chi tiết hơn, nhấn mạnh hơn).
Những trường hợp không dùng mạo từ xác định:
1. Không dùng mạo từ xác định cùng với đại từ sở hữu được dùng trong các cách đối xử hoặc diễn đạt kiểu như:
Nosso Senhor, Nossa Senhora, Deus
2. Không dùng mạo từ xác định trong những câu nhằm vào ai đó:
Olá Ana!
3. Không sử dụng mạo từ xác định trong những diễn đạt kiểu như:
Em minha opinião…
Em meu poder
Em nome de…
4. Không dùng mạo từ xác định trước tên của một tháng nào đó hoặc trước tên của các cung hoàng đạo:
Ela nasceu em Março e é Peixes
5. Không dùng mạo từ xác định trước ngày của tháng:
O veredicto foi dado a 15 de Fevereiro (“a” ở đây là giới từ chứ không phải mạo từ)
Tuy nhiên, ta lại sử dụng mạo từ xác định đối với những ngày lễ, ngày kỷ niệm:
O 5 de Outubro é feriado em Portugal
Ta cũng sử dụng mạo từ xác định trước tên của những ngày trong tuần được diễn đạt ở số nhiều:
Aos domingos, levanto-me tarde
6. Không dùng mạo từ xác định trước giờ trong ngày, trước "meio-dia" và "meia-noite":
São dez horas
O relógio marca meio-dia
7. Không dùng mạo từ xác định với những danh từ chỉ những nước hoặc những miền sau:
Portugal, Angola, Moçambique, Israel, São Tomé e Príncipe, Cabo Verde, Cuba, Timor, Macau, Andorra, Malta, Marrocos, São Salvador, Aragão, Castela, Leão.
Tên một số nước có thể không dùng mạo từ xác định (vốn có) khi có giới từ đứng trước (ví dụ như: Espanha, França,Inglaterra, Itália):
Ela viveu muitos anos em França
8. Không dùng mạo từ xác định trước tên của các thành phố, địa phương và trước tên của phần lớn các đảo:
Ví dụ:Lisboa, Madrid, Faro, Paris, Braga, Portalegre…
9. Không dùng mạo từ xác định trước tên của các hành tinh các sao:
Marte, Júpiter, Vénus, Saturno, Sírius
10. Không dùng mạo từ xác định trong những câu diễn đạt mang tính liệt kê:
Quero que me compres: leite, batatas, cenouras…
11. Không dùng mạo từ xác định trước những từ chỉ tài liệu học tập, môn học được sử dụng với những động từAPRENDER, ESTUDAR, ENSINAR và những từ đồng nghĩa với chúng:
Ele anda a estudar Português B.2.
Mạo từ không xác định:
1. Mạo từ không xác định được dùng trong trường hợp diễn tả một đối tượng không xác định đối với người nghe hoặc người đọc, không được cá thể hóa, không định rõ đối tượng:
Ele tem uns livros muito bonitos
2. Mạo từ không xác định được dùng trong trường hợp một danh từ số ít được dùng để diễn tả cho tất cả một lớp đối tượng:
O Português é um homem com grande capacidade de trabalho
3. Mạo từ không xác định được dùng trước một con số để diễn tả sự xấp xỉ với số đó:
Lisbos fica a uns 300 km do Porto
4. Mạo từ không xác định được dùng để diễn tả một người thuộc một dòng dõi, dòng họ nào đó:
D. Duarte é um Bragança
5. Mạo từ không xác định dùng với những công trình, tác phẩm nghệ thuật (phần lớn là những bức vẽ của các danh họa):
Gostava de ter um Dali
Không dùng Mạo từ không xác định trong những trường hợp sau:
1. Không dùng Mạo từ không xác định khi một danh từ số ít được dùng để diễn đạt cho cả nhóm hoặc lớp đối tượng của nó, ta thường gặp dạng này trong các câu tục ngữ, thành ngữ:
A maioria das pessoas tem carro
Amigo não empata amigo
Cão que ladra não morde
Palavras sem obras são tiros sem balas
2. Không dùng Mạo từ không xác định khi đằng trước danh từ có những đại từ chỉ định IGUAL, SEMELHANTE vàTAL, hoặc đại từ bất định CERTO, OUTRO, QUALQUER và TANTO:
Certo amigo meu disse-me o mesmo
Eu tomo os medicamentos a qualquer hora
C. Các dạng kết hợp của mạo từ với giới từ:
Mạo từ |
||||||||
Giới từ |
O |
A |
OS |
AS |
UM |
UMA |
UNS |
UMAS |
A |
AO |
À |
AOS |
ÀS |
- |
- |
- |
- |
DE |
DO |
DA |
DOS |
DAS |
DUM |
DUMA |
DUNS |
DUMAS |
EM |
NO |
NA |
NOS |
NAS |
NUM |
NUMA |
NUNS |
NUMAS |
POR |
PELO |
PELA |
PELOS |
PELAS |
- |
- |
- |
Ngữ pháp tiếng Bồ Đào Nha: Phần 3
ngữ pháp tổng hợp tiếng bồ đào nha ( tính từ )
Tính từ
I. Khái niệm
Nhìn chung, tính từ được biến đổi theo:
- Giống: Casa pequena, Prédio pequeno
- Số: Casa pequena -> Casas pequenas
- Cấp độ: Casa pequena > Casa mais pequena > Casa pequeníssima
Trong tiếng Bồ Đào Nha, tính từ thường đi sau danh từ mà nó bổ nghĩa. Trường hợp này tính từ chỉ bổ nghĩa một cách thông thường cho danh từ đứng trước nó:
- A Débora tem um vestido lindo
Tuy nhiên, nó cũng có thể đứng trước danh từ. Trường hợp này tính từ sẽ bổ nghĩa nhưng lại nhấn mạnh hơn cho danh từ đứng sau, thường dùng trong các câu biểu cảm cao như để khen hoặc chê:
- A Idalina tem um simpático sorriso
II. Giống của tính từ:
Tất cả các tính từ thường biến đổi theo số và cấp độ, nhưng một số tính từ lại bất biến về giống:
- Biến đổi về giống:
Bom – Boa
Lindo – Linda
- Không thay đổi về giống:
Feliz, fiel, comum, alegre, pateta, livre…
Trong những tính từ ghép, chỉ có từ tố đi sau bị biến đổi về giống:
O João é luso-brasileiro
A Ana é luso-brasileira
Nhưng ngoại trừ:
Surdo-mudo -> Surda-muda
III: Số và sự tương hợp của tính từ (bạn cần xem thêm cách biến đổi về số của danh từ):
- Tính từ khi bổ nghĩa cho danh từ thì phải phù hợp về giống và số của danh từ mà nó bổ nghĩa.
- Số ít: Caneta pequena
- Số nhiều: Canetas pequenas
- Khi một tính từ đồng thời bổ nghĩa cho nhiều danh từ mà các danh từ này ở dạng số ít thì tính từ vẫn cứ phải ở dạng số nhiều (vì bổ nghĩa cho nhiều danh từ):
Caneta e esferográfica pequenas
- Trong những tính từ ghép, chỉ từ tố đứng sau bị biến đổi về số khi chuyển sang số nhiều:
Luso-brasileiro -> luso-brasileiros
Tuy vậy, cũng có những tính từ ghép mà cả hai từ tố trước và sau đều biến đổi về số khi chuyển sang số nhiều:
Social-democrata -> Sociais-democratas
- Với những tính từ ghép mà từ tố sau là một danh từ, thì bất biến về số (không bị biến đổi về số ít hay số nhiều theo danh từ mà nó bổ nghĩa):
Cavalo puro-sangue -> Cavalos puro-sangue
IV. Cấp độ so sánh của tính từ:
Ngoài những biển đổi phù hợp về giống và về số, tính từ còn bị biến đổi tùy theo cấp độ.
- Cấp độ bình thường: chỉ bổ nghĩa ở cấp độ bình thường
A Ana é estudiosa
- Cấp độ so sánh: cho thấy mức độ mà tình từ bổ nghĩa khi so sánh với cá thể khác
- So sánh cao hơn:
A Ana é mais estudiosa do que o João
- So sánh ngang bằng:
A Débora é tão estudiosa como a Idalina
- So sánh thấp hơn:
O João é menos estudioso do que a Ana
1. So sánh cấp độ cao:
So sánh cấp độ cao được chia là 2 loại: “So sánh tuyệt đối” và “So sánh tương đối”
a. So sánh tuyệt đối:
So sánh tuyệt đối là dạng so sánh diễn tả ở mức cao nhất của một tính từ mà không có mối quan hệ nào với những cá thể khác. Loại so sánh này lại được chia làm 2 loại:
- Phương pháp tổng hợp: Trong phần lớn các trường hợp, được tạo thành với sự thay thế của hậu tố “-íssimo”, “-ílimo” hoặc là “-érrimo” vào sau chữ cuối của tính từ ở dạng thường:
A Isabel é estudiosíssima
Isto é facílimo
Camões é celebérrimo
- Phương pháp phân tích: được hình thành với các trạng từ muito, bastante, bem, assaz, extremamente… vào cấp độ bình thường của tính từ:
A Idalina é muito estudiosa
A Idalina é bastante estudiosa
b. So sánh tương đối:
So sánh tương đối diễn tả đặc tính của một đối tượng là cao hơn hoặc thấp hơn trong mối quan hệ với những cá thể khác cùng loại.
So sánh tương đối được chia làm 2 loại:
- So sánh cao hơn:
So sánh cao hơn được hình thành bởi mạo từ xác định, trạng từ “mais”, cấp độ thường của tính từ và giới từ “de”
A Idalina é a aluna mais estudiosa da escola
- Số sánh thấp hơn:
So sánh thấp hơn được hình thành bởi mạo từ xác định, trạng từ “menos”, cấp độ thường của tính từ và giới từ “de”:
A Idalina é a aluna menos estudiosa da escola
Chú ý rằng, giới từ “de” trong nhiều trường hợp sẽ có thể được thay thế bởi “entre” hoặc “dentre”. Dù vậy, nhiều trường hợp cũng bị lược bỏ bỏ đi:
Este é o mais velho de todos os jogadores
A Fernanda é a mais bonita das raparigas
O Fernando era o mais inteligente entre (dentre) eles
Tóm lại:
* Cấp độ thường: A Ana é forte
* Cấp độ so sánh:
- So sánh cao hơn: … mais + tính từ + (do) que (Ex.: … mais forte do que…)
- So sánh ngang bằng: … tão + tính từ + como/quanto (Ex.: … tão forte como…)
- So sánh thấp hơn: …menos + tính từ + (do) que… (Ex.: … menos forte do que…)
Chú ý:
- Ngoài ra, những trạng từ “mais” và “menos” còn được tăng cường bởi “ainda”, “bem” hoặc “muito”:
Ela é bem mais linda do que parecia
- Khi vế thứ 2 của câu so sánh có một động từ, thì luôn dùng “do que” trong câu so sánh:
Ela era mais linda do que eu pensava
- Nếu tính từ để so sánh là anterior, exterior, inferior, posterior, superior và ulterior, thì giới từ đi sau lại là “a” (chứ không phải là “de”):
Este filme é superior àquele (àquele = a + aquele)
V. Những trường hợp đặc biệt của so sánh tuyệt đối theo phương pháp tổng hợp:
1. Những tính từ kết thúc bởi đuôi “-vel” sẽ chuyển thành đuôi “-bilíssimo”:
Agradável -> Agradabilíssimo
Amável -> Amabilíssimo
2. Những tính từ có đuôi “-az”, “-iz”, và “-oz” sẽ biến thành đuôi “-císsimo”
Audaz -> Audacíssimo
Feliz -> Felicíssimo
Feroz -> Ferocíssimo
3. Những tính từ được kết thúc bởi nguyên âm mũi nguyên âm đôi mũi, được chuyển thành đuôi “-níssimo”
Comum -> Comuníssimo
Pagão -> Paganíssimo
4. Một số tính từ đặc biệt khi biến đổi:
Benéfico – beneficentíssimo
Magnifico – magnificentíssimo
Benevolente – benevolentíssimo
Malévolo – malevolentíssimo
Amargo – amaríssimo / amarguíssimo
Amigo – amicíssimo
Antigo – antiquíssimo
Cristão – cristianíssimo
Cruel – crudelíssimo
Doce – dulcíssimo / docíssimo
Fiel – fidelíssimo
Frio – frigidíssimo
Geral – generalíssimo
Inimigo – inimicíssimo
Magnífico – magnificentíssimo
Nobre – nobilíssimo
Pessoal – personalíssimo / pessoalíssimo
Pródigo – prodigalíssimo
Sábio – sapientíssimo
Sagrado – sacratíssimo / sagradíssimo
Simples – simplicíssimo / simplíssimo
Soberbo – superbíssimo
Terrível – terribilíssimo
Volúvel – volubilíssimo
5. Một số tính từ khi chuyển sang dạng so sánh này, lại chuyển thành đuôi “-érrimo” và đuôi “-ílimo”
Célebre – celebérrimo
Mísero – misérrimo
Pobre – paupérrimo (também pobríssimo)
Difícil – dificílimo
Fácil – facílimo
VI. Những tính từ biến đổi bất quy tắc
Dạng thường |
So sánh thường |
So sánh cao cấp |
|
Dạng tuyệt đối |
Dạng tương đối |
||
Bom |
Melhor |
Óptimo |
O melhor |
Mau |
Pior |
Péssimo |
O pior |
Grande |
Maior |
Máximo |
O maior |
Pequeno |
Menor |
Mínimo |
O menor |
* Chú ý:
1. Khi so sánh tính chất của 2 đối tượng, ta không thể dùng “mais bom”, “mais mau” và “mais grande”, mà phải dùng“melhor”, “pior” hoặc “maior”. Tuy nhiên, nếu so sánh 2 tính chất của cùng một đối tượng thì lại có thể dùng “mais bom”, “mais mau” và “mais grande”:
Ele foi mais mau que desgraçado
Ele é bom e inteligente, mais bom do que inteligente
Riêng về trường hợp của “menor”, ta cũng có thể dùng “mais pequeno”, đây là cách dùng phổ biến ở Bồ Đào Nha.
2. Song song với “óptimo, péssimo, máximo và mínimo”, tồn tại những dạng so sánh tuyệt đối theo quy tắc khác:boníssimo và muito bom, malíssimo và muito mau, grandíssimo và muito grande, pequeníssimo và muito pequeno.
3. Riêng “grande” và “pequeno” có 2 dạng so sánh cao nhất:
Grande: “o maior” và “o máximo”
Pequeno: “o menor” và “o mínimo”
4. Một số cấp so sánh và cấp so sánh cao nhất không theo dạng thường:
Cấp so sánh |
Cấp so sánh cao nhất |
Superior |
Supremo hoặc Sumo |
Inferior |
Ínfimo |
Posterior |
Póstumo |
Ulterior |
Último |
Những dạng thức “superior” và “inferior”, supreme (hoặc sumo) và ínfimo có thể được sử dụng như là “alto” và“baixo” một cách tương ứng.
5. Biến tính từ thành trạng từ:
Những tính từ có thể tạo thành trạng từ bằng cách thêm hậu tố “-mente” vào dạng thường của tính từ ở giống cái:
Feliz -> Felizmente
Linda -> Lindamente
VII. Vị trí của tính từ so với danh từ mà nó bổ nghĩa:
1. Tính từ đứng sau danh từ:
a. Nhằm phân hạng danh từ:
Animal selvagem
Água mineral
b. Nhằm làm nổi bật những đặt tính của trạng từ, như là hình thái, kích thước, trạng thái, màu sắc của danh từ đó:
Saia azul
Mulher alta
2. Những tính từ được theo sau bởi một bổ ngữ:
Um assunto difícil de contar
3. Tính từ đứng trước danh từ:
a. Một số tính từ chỉ đứng trước danh từ:
* Trường hợp của: o melhor, o pior, o maior và o menor
O pior meio de desperdiçar é gastar
O maior dom do homem é raciocinar
b. Những tính từ một âm tiết kết hợp với danh từ để tạo thành một từ tương đương với danh từ ghép:
Boa tarde
Má hora
c. Những tính từ mà có nghĩa đặc biệt, như là “simples (=mero, só, único). Ta hãy xem những ví dụ sau:
Naquela altura ele era um simples poeteiro (= mero porteiro)
Este poeta tem um estilo simples (= um estilo não complexo)
d. Ngoài ra, khi tính từ đặt trước danh từ, thường thì nghĩa của nó được hiểu theo ẩn dụ hay cách nói bóng bẩy:
Um rico homem (= grandeza figurada)
Um homem rico (= grandeza material)
Um pobre homem (= um homem infeliz)
Um homem pobre (= um homem sem recursos)
Ngữ pháp tiếng Bồ Đào Nha: Phần 4
Đại từ nhân xưng
I. Khái niệm chung
Đại từ nhân xưng là những đại chỉ chỉ những người nói. Ta lấy ví dụ một câu tiếng Việt: “Tôi nói với anh về cô ấy”. Như vậy câu này gồm 3 chủ thể: “Tôi”, “Anh” và “Cô ấy”. Trong tiếng Việt ta gọi là “ngôi”. Vậy ta có 3 ngôi lần lượt gọi là ngôi thứ nhất (Tôi), ngôi thứ 2 (Anh) và ngôi thứ 3 (Cô ấy):
- Ngôi thứ nhất: là người đang nói.
- Ngôi thứ 2: là người mà ngôi thứ nhất đang nói chuyện, trao đổi.
- Ngôi thứ 3: là người được ngôi thứ nhất đề cập đến để cho ngôi thứ 2 biết.
Trong tiếng Bồ Đào Nha cũng vậy. Ta có những ngôi sau:
- Ngôi thứ nhất: Eu, Nós
- Ngôi thứ 2: Tu, Você, Vocês
- Ngôi thứ 3: Ele, Ela, Eles, Elas
Đại từ nhân xưng có nhiều chức năng khác nhau trong câu:
- Đại từ nhân xưng là chủ ngữ:
Eu falo
Eles vão
- Đại từ nhân xưng là bổ ngữ trực tiếp:
Encontrei-te na praia
Comprei a revista e li-a depressa
- Đại từ nhân xưng là bổ ngữ gián tiếp:
Deram-lhe o jornal
Dei-vos o recado
- Đại từ nhân xưng là bổ ngữ tình huống:
Falaram com ele
Estiveram contigo
Ta có bảng Đại từ nhân xưng như sau:
Ngôi |
Bổ ngữ |
||||
Trực tiếp |
Gián tiếp không có giới từ |
Gián tiếp có giới từ |
Gián tiếp với giới từ “COM” |
Phản thân |
|
Eu |
me |
me |
mim |
comigo |
me |
Tu |
te |
te |
ti |
contigo |
te |
Você |
o, a |
lhe |
si |
consigo |
se |
O Senhor |
o |
lhe |
si |
consigo (com o senhor) |
se |
A senhora |
a |
lhe |
si |
consigo (com a senhora) |
se |
Ele |
o |
lhe |
ele |
com ele |
se |
Ela |
a |
lhe |
ela |
com ela |
se |
Nós |
nos |
nos |
nós |
connosco |
nos |
Vocês |
vos |
lhes |
vocês |
com vocês |
se |
Os senhores |
vos |
lhes |
os senhores |
convosco |
se |
As senhoras |
vos |
lhes |
as senhoras |
convosco |
se |
Eles |
os |
lhes |
eles |
com eles |
se |
Elas |
as |
lhes |
elas |
com elas |
se |
- Sự lược bỏ chủ ngữ: trong tiếng Bồ Đào Nha, thường lược bỏ chủ ngữ như eu, nós, tu, você, vocês, ele, ela, eles và elas, bởi vì sự biến tố của động từ cũng đã đủ để chỉ ngôi và số nhiều hay số ít của nó.
Como
Bebes
Brincamos
Puderes
- Chúng ta dùng tu, te, ti với nghĩa rất thân mật. Thường thì không dùng giữa những người lớn mà chưa quen biết nhau. Chúng chỉ được dùng giữa giữa trẻ em hoặc lứa tuổi thiếu niên với nhau. Chúng cũng được dùng giữa những người lớn nhưng phải có mối quan hệ gia đình và thân thuộc.
- Những dạng như mim, ti, si chỉ xuất hiện khi trước nó có một giới từ (ngoại trừ giới từ COM):
Vou comprar isto para ti
A Faculdade não sabia nada de mim nem de ti
- Những dạng như -migo, -tigo, -sigo, -nosco, -vosco không bao giờ xuất hiện đơn lẻ, mà phải gắn với giới từ COM:
Ele foi comigo ao cinema
Eu vou consigo!
Ele está connosco desde ontem
II. Sự thu gọn của đại từ nhân xưng
Khi trong một câu có sự xuất hiện của hai bổ ngữ của đại từ nhân xưng: một bổ ngữ trực tiếp và một ngổ ngữ gián tiếp, thì ta có thể viết gọn lại theo quy luật sau:
me + o = mo |
me + a = ma |
me + os = mos |
me + as = mas |
te + o = to |
te + a = ta |
te + os = tos |
te + as = tas |
lhe + o = lho |
lhe + a = lha |
lhe + os = lhos |
lhe + as = lhas |
nos + o = no-lo |
nos + a = no-la |
nos + os = no-los |
nos + as = no-las |
vos + o = vo-lo |
vos + a = vo-la |
vos + os = vo-los |
vos + as = vo-las |
lhes + o = lho |
lhes + a = lha |
lhes + os = lhos |
lhes + as = lhas |
O João deu o boné à Ana
O João deu-o (o boné) à Ana
O João deu-lhe (à Ana) o boné
O João deu-lho (o boné à Ana)
III. Tính đặc thù của những đại từ nhân xưngO, A, OSvàAS
1. Những đạng bổ ngữ trực tiếp của đại từ nhân xưng O, A, OS, AS không bị biến đổi khi đứng trước động từ:
Alguém o viu no supermercado
Já a (a revista) comprei na tabacaria
2.Khi bổ ngữ trực tiếp O, A, OS, AS đứng sau động từ, thì phải được nối liền với động từ bởi dấu gạch ngang “–”.
Tới đây, ta lại có 2 trường hợp:
a. Chúng không bị biến đổi nếu động từ được kết thúc bởi nguyên âm hoặc nguyên âm đôi miệng:
A Joana comprou um casaco; eu provei-o e usei-o
b. Nếu động từ đứng trước chúng được kết thúc bởi –r, –s và –z thì biến thành –lo, –la, –los, –las:
Vou pôr a mesa -> Vou pô-la
Bebes o café? -> Bebê-lo?
Ele diz a verdade -> Ele di-la
Tương tự như vậy, khi nếu trước O, A, OS, AS là trạng từ Eis hoặc là các đại từ nos và vos:
Ei-lo aí!
Ele não no-lo disse
* Chú ý: Sau khi biến đổi như vậy, ta có 2 trường hợp đặc biệt:
1. Trước –lo, –la, –los, –las là “a” thì “a” được đánh trọng âm thành “á”
2. Trước –lo, –la, –los, –las là “e” thì “e” được đánh trọng âm thành “ê”
Ví dụ:
Vou provar o bolo -> Vou prová-lo
Ele fez o exercício bem -> Ele fê-lo bem
3. Bổ ngữ trực tiếp O, A, OS, AS sẽ biến thành –no, –na, –nos, –nas nếu động từ kết thúc bởi nguyên âm đôi mũi (phát âm bằng mũi):
Eles dão o dinheiro -> Eles dão-no
Ele põe a mesa -> Ele põe-na
* Chú ý: có những ngoại lệ sau:
Eu tenho-o
Tu tem-lo
Ele tem-no
Ele quere-o
4. Ở các thì Tương lai chưa hoàn thành, Tương lai hoàn thành, Điều kiện đơn và Điều kiện phức hợp thì đại từ–lo nằm ở giữa chứ không nằm ở cuối động từ đó:
Vendê-lo-ei
Vendê-lo-ia
Tê-lo-ei vendido
Tê-lo-ia vendido
IV. Đại từ nhân xưng phản thân:
1. Những đại từ biểu lộ bổ ngữ trực tiếp, bổ ngữ gián tiếp hoặc bổ ngữ tình huống mà mỗi bổ ngữ đó diễn đạt cùng một người hay vật là chủ ngữ thì gọi là đại từ phản thân:
Ele lava-se todos os dias
Ele falava consigo
2. Cách chia đại từ phản thân được thực hiện bởi những đại từ sau: me, te, se, nos, vos và se theo quy luật như sau:
Eu lavo-me
Tu lavas-te
Ele/Ela/Você lava-se
Nós lavamo-nos
Vocês/Eles/Elas lavam-se
* Lưu ý: khi thực hiện với ngôi Nós, ta cắt đi chữ “s” cuối cùng của động từ trước khi thêm đuôi “–nos”:
Nós levantamo-nos às 7 horas da manhã
3. Những đại từ phản thân se, si và consigo không đổi khi dùng cho ngôi thứ 3 bất kể là ngôi thứ 3 này ở số ít hay số nhiều:
Eles lavam-se rapidamente
A Ana fala sempre muito bem de si
A Alice não trouxe os papéis consigo
V. Phép chia thuộc đại từ tương hỗ:
Phép chia thuộc đại từ tương hỗ được hình thành nhờ những đại từ nhân xưng ở số nhiều –se, –nos và –vos, chúng diễn tả sự tương hỗ, tác động qua lại giữa các cá thể trong hành động được diễn đạt bởi động từ:
Eles abraçaram-se e cumprimentaram-se
(= Eles abraçaram-se e cumprimentaram-se um ao outro)
* Lưu ý: Theo cách chia thì ta thấy rằng trong nhiều trường hợp dễ nhầm lẫn giữa Phản thân và Tương hỗ. Ta xét ví dụ sau:
A Ana e o namorado enganaram-se
Câu này có thể hiểu theo 2 nghĩa:
- Nghĩa 1: Ana và người yêu cố ấy đã nhầm lẫn
- Nghĩa 2: Ana và người yêu cô ấy lừa dối lẫn nhau
Vậy thì:
- Nếu 2 người họ trao đổi với nhau về sự nhầm lẫn của họ về một điều gì đó, thì câu trên là câu phản thân, ta hiểu theo nghĩa 1.
- Nếu người thứ nhất (A Ana) lừa dối người thứ 2 (cậu người yêu - o namorado), đồng thời người thứ 2 (cậu người yêu - o namorado) lừa dối người thứ nhất (A Ana) thì câu trên thuộc về kiểu tương hỗ, ta hiểu theo nghĩa thứ 2.
Để tránh sự nhầm lẫn này, ta dùng những trạng từ hoặc những từ để diễn giải chi tiết. Ta có 2 trường hợp:
a. Để diễn tả ý phản thân, tùy theo tình huống, ta dùng “a mim mesmo”, “a ti mesmo” và “a si mesmo”:
A Ana e o António enganaram-se a si mesmos.
b. Để diễn đạt ý tương hỗ ta dùng các cụm từ “um ao outro”, “uns aos outros” và “entre si”, hoặc dùng trạng từreciprocamente và mutuamente:
A Ana e o António enganaram-se entre si
A Ana e o António enganaram-se um ao outro
A Ana e o António enganaram-se mutuamente
Tuy vậy, sự nhầm lẫn này cũng được làm sáng tỏ với những động từ đã có tiếp đầu ngữ “entre–”:
A Ana e o António entreolharam-se
VI. Những chức năng của đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 “SE”:
Đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 (bất kể về giống, số) có thể có những chức năng như sau:
1. Đại từ phản thân: Khi nó diễn tả cùng một người thực hiện hàng động được chỉ ra bởi động từ:
Ele lava-se todas as manhãs
2. Đại từ không xác định: Khi được dùng trong trường hợp không xác định rõ chủ ngữ:
Diz-se que rir faz bem à saúde
3. Đại từ nhân xưng tương hỗ: Khi được dùng với một dạng của động từ ở số nhiều diễn tả sự tác động qua lại hay tương hỗ lẫn nhau, giữa người này với người khác, cai này với cai khác:
Eles vêem-se muitas vezes
4. Tiểu từ bị động:
Tiểu từ bị động có giá trị như thể bị động, nhưng động từ được chia ở ngôi thứ 3 dạng chủ động và người thực hiện hành động không được xác định, cụ thể hơn người thực hiện hành động không được đặt ở vị trí chủ ngữ.
Nếu đối tượng của hành động là không xác định, động từ sẽ được chia ở số ít.
Nếu đối tượng của hàng động được xác định, thì động từ phải được chia phù hợp theo đối tượng là số ít hay số nhiều.
Ta xét những ví dụ sau:
Ví dụ 1: Aqui estuda-se: Câu này người thực hiện hành động không được xác định, đối tương của hành động cũng không được xác định. Vậy động từ chia ở ngôi thứ 3 số ít.
Ví dụ 2: Vendem-se casas: Chủ thể của hành động không được xác định, nhưng có đối tượng của hành động (casas: số nhiều), vậy động từ phải được chia ở ngôi thứ 3 số nhiều (phù hợp với số của đối tượng của hành động).
Ví dụ 3: Fala-se Português: Chủ thể hành động không xác định, đối tượng của hành động được xác định (Português: số ít), vậy động từ được chia ở ngôi thứ 3 số ít.
5. Ngoài những chức năng ở trên, “SE” còn có thể được dùng trong các trường hợp:
a. Trong các câu điều kiện ở thể giả định:
Se tiveres tempo telefona
b. Khi có thể thay thế bởi “embora” hoặc “se bem que”:
Se não é uma boa pessoa, é todavia apresentável
= Embora não seja uma boa pessoa, é apresentável
Ngữ pháp tiếng Bồ Đào Nha: Phần 5
Ngữ pháp tổng hợp tiếng bồ đào nha (Số từ)
Số từ
I. Khái niệm:
Số từ dùng để chỉ số lượng cá thể hoặc đồ vật. Nó có chức năng giống như danh từ:
Três e quatro são sete
Số từ có thể được chia làm những loại sau:
1. Số đếm:
- Dùng để chỉ số lượng người, vật hoặc đồ vật
Sete homens viram o fugitivo
- Phần lớn các số đếm không bị biến đổi về giống (đực hoặc cái), ngoại trừ số một “1” và số “2”. Số “1” và số “2” bị biến đổi theo giống (đực hoặc cái) và những hàng trăm của nó kể từ số “200”:
Um – Uma
Dois – Duas
Duzentos – Duzentas
- Từ “ambos – cả hai” khi được dùng như số đếm, thì cũng bọ biến đổi về giống:
Ambos os casacos – Ambas as camisolas
- Từ “Cem – 100” bất biến khi đứng trước danh từ hoặc đứng trước những số lớn hơn nó về thứ tự:
Cem vacas; Cem milhões
Tuy nhiên nó lại biến thành “Cento” khi theo sau nó là một số nhỏ hơn:
Cento e dez; Cento e vinte
2. Số thứ tự:
- Số thứ tự dùng để chỉ thứ tự của người, vật hoặc sự vật nằm trong một chuỗi não đó:
Este homem foi o sétimo a ver o fugitivo
- Số thứ tự bị biến đổi cả về giống (đực hoặc cái) và về số (số ít hoặc số nhiều):
Primeiro moço -> Primeira moça
Primeiros moços -> Primeiras moças
3. Số nhân:
- Số nhân dùng để chỉ tỷ lệ tăng lên bởi phép nhân:
O teu carro custo o dobro do meu
- Số nhân có thể có chức năng như là danh từ hoặc cũng có thể như một tính từ (để định lượng):
- Như danh từ: Este carro tem o triplo da velocidade daquele
- Như tính từ: Para o João, perder o emprego resulta numa tripla derrota
- Số nhân bị biến đổi khi được dùng như danh từ và thường được đặt trước bởi mạo từ “o”:
Tens o dobro da minha agilidade
- Số nhân cũng bị biến đổi cả về giống và số khi nó được dùng như là một tính từ:
Foi uma dupla alegria ter-te visto
4. Số chia:
- Số chia dùng để chỉ tỷ lệ giảm đi bởi phép chia:
Gastei um terço do dinheiro que tinha
- Số chia phải phù hợp về giống và số với số đếm khi chỉ số phần:
Dois quartos (2/4)
5. Số hợp:
- Số hợp là số mà ngay ở dạng số ít của nó cũng đã chỉ một nhóm cá thể và nó được dùng tương đương với danh từ.
Eles formam um trio muito conhecido
- Số hợp bị biến đổi về số (số ít hay số nhiều)
Quatro dezenas
II. Bảng số từ:
|
|
|
|
|
|
|
1 |
I |
Um, uma |
Primeiro |
|||
2 |
II |
Dois, duas |
Segundo |
Duplo, dobro (x2) |
Meio, metade (1/2) |
Duo, dueto: bộ đôi |
3 |
III |
Três |
Terceiro |
Triplo |
Terço |
Trio: bộ ba |
4 |
IV |
Quatro |
Quarto |
Quádruplo |
Quarto |
Quarteto: bộ bốn |
5 |
V |
Cinco |
Quinto |
Quíntuplo |
Quinto |
Quinteto; bộ năm |
6 |
VI |
Seis |
Sexto |
Sêxtuplo |
Sexto |
Sexteto, Meia dúzia: bộ sáu, nửa tá |
7 |
VII |
Sete |
Sétimo |
Séptuplo |
Sétimo |
|
8 |
VIII |
Oito |
Oitavo |
Óctuplo |
Oitavo |
|
9 |
IX |
Nove |
Nono |
Nónuplo |
Nono |
Novena: bộ chín |
10 |
X |
Dez |
Décimo |
Décuplo |
Décimo |
Dezena, década: bộ mười |
11 |
XI |
Onze |
Undécimo, décimo primeiro |
Undécuplo |
Undécimo, onze avos |
|
12 |
XII |
Doze |
Duodécimo, décimo segundo |
Duodécuplo |
Duodécimo, doze avos |
Dúzia: tá, bộ mười hai |
13 |
XIII |
Treze |
Décimo terceiro |
Treze avos |
||
14 |
XIV |
Catorze |
Décimo quarto |
Catorze avos |
||
15 |
XV |
Quinze |
Décimo quinto |
Quinze avos |
||
16 |
XVI |
Dezasseis |
Décimo sexto |
Dezasseis avos |
||
17 |
XVII |
Dezassete |
Décimo sétimo |
Dezassete avos |
||
18 |
XVIII |
Dezoito |
Décimo oitavo |
Dezoito avos |
||
19 |
XIX |
Dezanove |
Décimo nono |
Dezanove avos |
||
20 |
XX |
Vinte |
Vigésimo |
Vigésimo, vinte avos |
||
21 |
XXI |
Vinte e um, vinte e uma |
Vigésimo primeiro |
Vinte e um avos |
||
25 |
XXV |
Vinte e cinco |
Vigésimo quinto |
Vinte e cinco avos |
Quarteirão: bộ 25 |
|
30 |
XXX |
Trinta |
Trigésimo |
Trigésimo, trinta avos |
||
40 |
XL |
Quarenta |
Quadragésimo |
Quadragésimo, quarenta avos |
||
50 |
L |
Cinquenta |
Quinquagésimo |
Quinquagésimo, cinquenta avos |
||
60 |
LX |
Sessenta |
Sexagésimo |
Sexagésimo, sessenta avos |
||
70 |
LXX |
Setenta |
Septuagésimo |
Septuagésimo, setenta avos |
||
80 |
LXXX |
Oitenta |
Octogésimo |
Octogésimo, oitenta avos |
||
90 |
XC |
Noventa |
Nonagésimo |
Nonagésimo, noventa avos |
||
100 |
C |
Cem |
Centésimo |
Centésimo, cem avos |
Centena, cento: bộ trăm |
|
101 |
CI |
Cento e um, cento e uma |
Centésimo primeiro |
Cento e um avos |
||
200 |
CC |
Duzentos |
Ducentésimo |
Duzentos avos |
||
300 |
CCC |
Trezentos |
Tricentésimo |
Trezentos avos |
||
400 |
CD |
Quatrocentos |
Quadringentésimo |
Quatrocentos avos |
||
500 |
D |
Quinhentos |
Quingentésimo |
Quinhentos avos |
||
600 |
DC |
Seiscentos |
Sexcentésimo |
Seiscentos avos |
||
700 |
DCC |
Setecentos |
Septingentésimo |
Setecentos avos |
||
800 |
DCCC |
Oitocentos |
Octingentésimo |
Oitocentos avos |
||
900 |
CM |
Novecentos |
Nongentésimo |
Novecentos avos |
||
1000 |
M |
Mil |
Milésimo |
Milésimo, mil avos |
Milhar, milheiro: bộ nghìn |
|
1001 |
MI |
Mil e um, mil e uma |
Milésimo primeiro |
Mil e um avos |
* Lưu ý:
- Khi đếm số thế kỷ, đời vua, đời giáo hoàng mà nhỏ hơn hoặc bằng mười (<=10) thì dùng số thứ tự.
- Khi đếm số thế kỷ, đời vua, đời giáo hoàng mà lớn hơn mười (<=10) thì có thể dùng số đếm cho dễ dàng (điều này được chấp nhận trong tiếng Bồ Đào Nha):
“Rei D. João V” = “Rei D. João quinto”
“Papa João XXIII” = “Papa João vinte e três”