Hướng dẫn học tiếng Đức online nhanh mà hiệu quả

Cùng tham khảo những hướng dẫn học tiếng Đức online nhanh mà hiệu quả nhé các bạn.


Hướng dẫn học tiếng Đức

Bản đồ những vùng nói tiếng Đức ở Châu Âu:


Tiếng Đức thuộc nhánh tây của hệ ngôn ngữ German, ngôn ngữ được nói tại Đức, Áo, Thụy Sĩ khu vực nói tiếng Đức, Liechtenstein, Luxemburg, đông Bỉ, tây Tirol, ở Elsass và bởi những cộng đồng thiểu số trong nhiều quốc gia thuộc Trung Âu khác. Ngoài ra, tiếng Đức được kể vào hàng những tiếng quốc ngữ của Namibia. Thuộc về, những khác biệt của tiếng Đức có tiếng Đức chuẩn- được hình thành dựa trên nền tảng ngôn ngữ nói chuẩn, tiếng Đức chuẩn ngầm chỉ văn viết tiếng Đức hay còn gọi là văn chương Đức- và rất nhiều thổ ngữ Đức- được chia ra trong những kiểu nói tiếng Đức vùng hạ và vùng thượng.

Tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ của đại đa phần dân cư trong công đồng chung Châu Âu và được kể vào hàng ngũ mười ngôn ngữ quan trọng nhất của thế giới.

Ngữ pháp tiếng Đức:

Giảng giải ngữ pháp cơ bản

Tất cả các ngôn ngữ đều rất khác nhau, nhưng tất thẩy đều giống nhau ở những điểm chung sau đây: tất thấy các ngôn ngữ đều có các loại từ có tên gọi giống nhau đó là tính từ,đại từ, động từ, danh từ, đại từ, trạng từ, giới từ và những từ để hỏi.
Trước khi học một ngôn ngữ mới người học tối thiểu phải hiểu danh từ, đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, tính từ, động từ, trạng từ là gì? Nếu không hiểu và ý thức loại từ, thì chưa thể bắt đầu học ngoại ngữ được. Chung chung, thì người lớn và trẻ em tiếp xúc ngoại ngữ rất khác nhau, tôi đang hướng dẫn việc học tiếng Đức cho đối tượng người lớn- người lớn trong khuôn khổ học ngoại ngữ là từ 15 tuổi trở lên. Có nghĩa từ độ tuổi này, cách tiếp thu không còn tự nhiên mà phải phải học bằng cách hiểu, dùng lí trí và ý thức để chinh phục. Tôi cũng viết cho những người muốn học tiếng Đức trên nước Việt Nam, chứ không nhằm vào đối tượng đã sang Đức, vì rằng môi trường học rất khác biệt nhau, nên việc tôi hướng dẫn đây không thể đáp ứng được các đối tượng học tiếng Đức được.

Trong tiếng Việt, ngoài những vị trí cố định cái gì ở đâu, chúng ta không cần chia hay thêm cái gì vào các từ đang dùng cả. Tuy nhiên, trong tiếng Đức không đơn giản như vậy, danh từ tiếng Đức có ba nhóm, danh từ giống cái (Feminin) giống trung (Neutrum) và giống đực (Maskulin), danh từ phải luôn viết hoa và ngoài ra phải học số nhiều và số ít của danh từ. Động từ gồm có ba nhóm chính: bất qui tắc (Irreguläre/ unregelmäßige Verben), động từ mạnh (starke Verben) và động từ yếu- động từ hợp qui tắc (regelmäßige/ schwache Verben), tiếng Đức có thì quá khứ trong ba dạng: quá khứ phân từ (Perfekt) , quá khứ đơn (Präteritum) và quá khứ hoàn thành (Plusquamperfekt), rồi thì hiện tại (Präsens) và tương lai- gồm tương lai 1 và 2 (Futur I und Futur II). Tính từ bổ nghĩa cho danh từ phải chia, tùy theo số ít hay số nhiều lại còn tùy vào thuộc cách chủ từ Nominativ, hay thuộc cách Akkusativ hay Dativ. Vị trí loại từ trong tiếng Đức rất chặt chẽ, sự linh động trong lúc viết hay sử dụng câu chữ chỉ dẫn tới 1 hậu quả chung đó là câu sai. Việc tuân thủ trật tự từ trong câu là luật đầu tiên trong việc học tiếng Đức. Một điều hết sức đặc biệt trong tiếng Đức: động từ luôn đứng vị trí thứ hai trong câu, trong câu có hai mệnh đề chính phụ hay câu liên hệ, động từ trong câu phụ và câu liên hệ luôn đứng cuối câu; còn câu có trợ động từ, thì trợ động từ luôn đứng vị trí thứ hai trong câu còn, động từ còn lại đứng ở cuối câu. Động từ là linh hồn và định hướng nội dung ngữ pháp sau đi theo.

Sau động tự, có thể là một túc từ trực tiếp (trả lời cho câu hỏi was và wen), có thể là túc từ Dativ (những động từ buộc chia theo thuộc cách Dativ, hoặc túc từ gián tiếp- trả lời cho câu hỏi wem), có thể là một bổ túc bắt đầu bằng một giới từ (trả lời câu hỏi woher, wohin, wo…), có thể là một tính từ (trả lời cho câu hỏi wie) có thể là một trạng từ (trả lời cho câu hỏi wie, wie lange, wann, …), có thể là một bổ túc từ đồng từ (zu + Verb-Infinitiv), có thể là một danh từ (trả lời câu hỏi wer und was). Qua đó, người học tiếng Đức có thể nhận thấy việc nhận ra từ để hỏi và động từ là hai yếu tố hết sức quan trọng để biết mình trả lời thế nào hay lập câu ra sao.

Những điểm ngữ pháp sau đây, người học phải nắm rõ và phải chinh phục được, đó là: Nominativ, Akkusativ, Dativ, Präpositionen mit Akkusativ, Präpositionen mit Dativ, Präpositionen mit Genitv, Verben mit Akkusativ, Verben mit Dativ, Verben mit Genitiv, Modalverben, Adjektive, Adverbs, Nebensätze, Passivform, Futur, Partizip, Konjunktionen.
Bên cạnh việc hiểu và nắm bắt cách dùng những điểm ngữ pháp, người học ngay từ ban đầu đừng xem thường vấn đề luyện âm. Phát âm trong tiếng Đức cũng có nhiều điểm tương đồng trong phát âm trong tiếng Việt, dựa vào sự tương tự trong việc phát âm bảng chữ cái. Tuy nhiên, việc rèn luyện phát âm là vấn đề hàng đầu của học tiếng Đức, vì nếu phát âm không rõ, hay chuẩn sẽ dẫn đền người nghe không hiểu.

Đây là bảng chữ cái tiếng Đức:



8 bí quyết giúp bạn học tiếng Đức 1 cách hiệu quả

Du học Đức từ lâu đã là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ trên thế giới vì đây không chỉ là một cường quốc trên thế giới mà còn bởi hệ thống giáo dục với chất lượng đào tạo tuyệt vời. Chính phủ Đức đầu tư  mạnh  tay vào lĩnh vực giáo dục vì thế hầu hết các trường đại học tại Đức đều miễn học phí cho sinh viên. Thế nhưng để đến được với ước mơ du học Đức trước hết chúng ta phải học tiếng Đức. Học tiếng Đức không chỉ đơn thuần là học ngôn ngữ mới để biết mà hơn thế phải thành thạo. Bởi lẽ khi đặt chân tới nước Đức thì tiếng Đức không còn là ngoại ngữ đối với chúng ta mà đó là sinh ngữ. Trước khi đi du học Đức, bạn nên tranh thủ học tiếng Đức càng nhiều càng tốt vì điều đó sẽ tạo nền tảng tốt cho bạn cũng như rút ngắn thời gian học tiếng Đức nếu bạn đến Đức và không biết chút nào. Để việc học tiếng Đức trở nên dễ dàng có một số lời khuyên thú vị sau đây

1.      Sử dụng phương pháp học song song :

Có một điểm thú vị giữa tiếng Việt và tiếng Đức đó là 2 thứ tiếng này đều dung hệ chữ cái Latinh vì thế chúng ta găp lợi thế trong việc nhận dạng mặt chữ. Học từ mới là hết sức quan trọng đối với việc ngoại ngữ nói chung vì thế cố gắng nắm bắt các từ vựng từ cơ bản trở đi. Đối với những bạn đã có vốn tiếng Anh nhất đinh thì việc này còn trở nên dễ dàng hơn thế bởi tiếng Anh và Đức có nhiều từ có mặt chữ gần giống nhau. Ví dụ như der garten (garden), das Haus ( house), schwimmen (swim),…vì vậy có thể học từ mới thông qua tiếng Anh như vậy càng bổ trợ thêm cho vốn ngoại ngữ sẵn có của bản thân cũng như giúp bạn tiếp thu một cách khoa học hơn.

2.      Học một ngoại ngữ đồng nghĩa với học một lối tư duy mới cho dịch thuật tiếng Đức!

Das Erlernen einer neuen Sprache ist das Erlernen einer neuen Denkweise- Hyde Flippo
Hãy rèn luyện cách tư duy của người Đức thông qua học tiếng Đức. Tất nhiên điều nay không thể có được ngay mà sẽ dần dần hình thành trong quá trình học. Điều nay giúp bạn tư duy nhạy bén hơn và tiếp thu nhanh hơn.

3.      Đừng để việc học ngoại ngữ bị ảnh hưởng từ ngôn ngữ sẵn có của bạn!

Đôi khi ngoại ngữ bạn học có những nét tương đồng với ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Điều này rất tốt cho người học ngoại ngữ thế nhưng nó cũng là một nguyên nhân là cho việc học ngoại ngữ của bạn bị trì trệ bởi nó làm cho bộ não của bạn lười hoạt động, khi gặp một từ và cấu trúc câu khó bạn không biết làm gì hơn là áp dụng các quy tắc, cách suy diễn sẵn có trong đầu bạn của tiếng Việt hay tiếng Anh áp dụng vào. Vì thế bạn nên chú ý tránh lối suy nghĩ này không làm nó ảnh hưởng tới tiếng Đức.

4.      Học cách nhận biết giống của danh từ:

Giống như một số ngôn ngữ la tinh khác như Pháp hay Nga, Dịch thuật tiếng Pháp áp dụng giống đực hoặc cái cho mỗi danh từ cụ thể ví dụ dùng der trước danh từ giống đực, die trước danh từ  giống cái và das cho danh từ trung tính. Nhiều người khi mới học tiếng Đức không để tâm tới việc này nên thường gặp nhiều lỗi sai trong diễn đạt cũng như nghe-hiểu.

5.      Không được dịch!

Cũng giống như việc học tiếng Anh, việc dịch thầm trong đầu mọi ý nghĩ bằng tiếng Việt sẽ làm cho bạn học ngoại ngữ rất mất thời gian. Điều tốt nhất bạn nên làm là lượm nhặt vốn từ và khi có đủ vốn từ bạn hãy cố gắng nói một cách tự nhiên nhất mà không phải dịch thầm như khi bạn nói tiếng Việt.

6.      Hãy mua từ điển 

Một quyển từ điển cỡ trung với khoảng 40,000 mục từ sẽ là thích hợp với một người mới bắt đầu như bạn. Nhưng chúng ta cần phải học cách sử dụng từ điển một cách hợp lí. Không nên học 1 từ với một nghĩa duy nhất. Bạn nên học các nghĩa khác của từ đó và đặt câu với bối cảnh phù hợp với từng nghĩa của từ như vậy vừa giúp bạn nhớ lâu lại vừa rèn khả năng tư duy.

7.     Học tiếng Đức thường xuyên:

Và có lẽ một lời khuyên nhỏ cuối cùng là bạn nên kiên trì tích lũy vì học ngoại ngữ là một quá trình cần có sự tích lũy lâu dài chứ không phải ngày một ngày hai có được. Nên học theo một thời gian biểu đều đặn, bạn không cần tốn nhiều thời gian miễn là đều điều đó giúp bạn cảm thấy không cảm thấy khó khăn, áp lực và giúp bạn tiếp thu nhanh hơn.

8.      Hãy mua từ điển

Một quyển từ điển cỡ trung với khoảng 40,000 mục từ sẽ là thích hợp với một người mới bắt đầu như bạn. Nhưng chúng ta cần phải học cách sử dụng từ điển một cách hợp lí. Không nên học 1 từ với một nghĩa duy nhất. Bạn nên học các nghĩa khác của từ đó và đặt câu với bối cảnh phù hợp với từng nghĩa của từ như vậy vừa giúp bạn nhớ lâu lại vừa rèn khả năng tư duy.

9.      Học nghe nói trước khi học viết:

Đó là kỹ năng học ngoại ngữ một cách tự nhiên của con người. Như khi còn là một đứa trẻ bạn phải nghe rất nhiều trước khi nói được từ đầu tiên, điều này giúp việc học tiếng Đức của bạn không bị gò ép vào các kỹ năng học thuật nhiều. Hãy nghe thật nhiều bằng cách xem các kênh tiếng Đức, video website học tiếng Đức có phụ đề, nghe các bài hát của các ban nhạc Đức,…bạn sẽ tiếp nhận thông tin một cách tự nhiên nhất và điều đó dần hình thành kỹ năng nghe tiếng Đức trong bạn


Hướng dẫn học tiếng Trung hiệu quả
Hướng dẫn học tiếng Anh trực tuyến
Hướng dẫn học tiếng Anh qua phim
Hướng dẫn học tiếng Anh thiếu nhi
Hướng dẫn học tiếng Anh nhanh nhất
Hướng dẫn học tiếng Anh sơ cấp đơn giản

(St)