Hướng dẫn học tiếng Indonesia

Cùng tham khảo những hướng dẫn học tiếng Indonesia nhé các bạn. Chỉ cần sự chăm chỉ và kiên nhẫn, các bạn sẽ thành công đấy



ALPHABET, PROUNCIATION / BẢNG CHỮ CÁI, PHÁT ÂM TRONG TIẾNG INDONESIA

Hôm nay, mục Indonesia Grammar xin giới thiệu với các bạn bảng chữ cái Indonesia và cách phát âm. Đối với người Việt Nam mình, mình nghĩ các bạn sẽ thấy bảng chữ cái này rất đơn giản với cách phát âm tương tự như bảng chữ cái tiêng Việt
Các bạn có thể xem qua video sau để thấy được sự đơn giản:
http://www.youtube.com/watch?v=PxhNqbIDG10

Một số sự khác biệt như sau:

1. Có 4 chữ cái nằm ngoài bảng chữ cái tiếng Việt, đó là:
• F -> phát âm như "PH"
• J -> phát âm như "GI"
• W -> phát âm như "G"
• Z -> phát âm như "D"

2. Một số chữ phát âm khác:
• Chữ C -> phát âm là "CH", không phải là "C"!!!
Chỉ có chữ K -> phát âm là "C" thôi nhé
VD: Kucing (con mèo) -> "Ku - ching"
• Chữ E -> phát âm là "Ơ" hoặc "E". Nguyên âm này không có nguyên tắc, thường phát âm là "Ơ" nhưng trong một số trường hợp thì là "E"
VD: Kembang (bông hoa) -> "Kơm - bang"
• Chữ V -> thường phát âm là "PH"
VD: Java -> "Gia - pha"
• Chữ Y -> phát âm như Y trong "Yeah!!!!"

3. Môt số chữ cái đi liền với nhau có cách phát âm riêng:
• NG -> phát âm như "NG" và không có âm g (gừ gừ) ở cuối
VD: Jangan (đừng) -> "Giang - an"
• NGG -> Phát âm như "NG" và có âm g ở cuối
VD: Tunggu (đợi) -> "Tung - gu"
• NY -> phát âm như "NH"
VD: Nyanyi (hát) -> "Nha - nhi"

• AI -> phát âm là "AI" thôi
• AU -> phát âm là "AU" thôi
• OI -> phát âm là "OI" thôi
• OE -> phát âm là "U"

Nhìn chung rất là đơn giản, thậm chí còn dễ hơn là người những nước nói tiếng Anh học tiếng Indonesia. Tập qua một số từ nhé

Apel (quả táo) -> "A - pel"
Eskrim (kem) -> "Éts - krim"
Nanas (quả dứa) -> "Na - Náts"

Sekolah (trường học) -> "Sơ - kô - lah"
Binatang (động vật) -> "Bi - na - tang"

Mahasiswa (sinh viên) -> "Ma - ha - sits - gua"
Terima kasih (cảm ơn) -> "Tơ - ri - ma ka - sih"

Đơn giản cực đúng không nào? Selamat belajar


*-----------------------------------------------*
Today, Indonesia Grammar shall present to you the Indonesian alphabet and its pronunciation system. For Vietnamese, its extremely easy as the pronunciations are nearly identical, but for those whose English is the mother tongue, it might get you into some trouble getting used to it
At first, you can take a look at this video to have the idea:
http://www.youtube.com/watch?v=PxhNqbIDG10


Some notes:

4. Common diphthongs:
• AI -> pronounced as "eye"
• AU -> pronounced as "ow" in Cow
• OI ->pronounced as "oi" in Boy
• UE -> pronounced as "

5. Others:
• NG -> pronounced as "ng" in Sing (no hard "g" sound)
• NGG -> pronounced as "ng" in Finger ("ng" plus a hard "g" sound)
• NY -> pronounced as "ny" in Canyon
• V -> pronounced as "f" in Phone
• C -> pronounced as "ch" in China
• E can be the first or second "e" in BEttEr
Usually the second "e"

Pretty easy right? Try some

Apel (Apple)
Eskrim (Ice-cream)
Nanas (Pineapple)

Sekolah (School)
Binatang (Animal

Mahasiswa (Studetn)
Terima kasih (Thank you)

Selamat belajar






Cách xưng hô trong tiếng Indonesia

Chào các bạn, kỳ này chúng ta sẽ cùng nhìn vào một khía cạnh khá nhạy cảm trong giao tiếp hàng ngày với người Indonesia, đó là cách xưng hô. Những bạn mới học tiếng Indonesia rất cần biết một số điều về quan hệ xã hội của người Indo và cách xưng hô tương ứng.

Đầu tiên, 2 từ Bapak và Ibu nên được chú ý đặc biệt trong giao tiếp hàng ngày. Dạng viết tắt của chúng, Pak và Bu, thường được dùng trước tên của người mình muốn gọi, giống như tước hiệu Mr. hoặc là Ms. Vậy. Tuy nhiên, chúng còn được dùng theo nghĩa rộng hơn là tước hiệu rất nhiều và trong ngữ cảnh rộng hơn rất nhiều.Trong hội thoại hàng ngày, Pak và Bu thường (nên/phải) được dùng trước tên của người mình muốn gọi. Bạn chỉ nên gọi tên không khi bạn đã rất thân quen với một ai đó, nếu không thì sẽ không thích hợp. Một hướng dẫn cho bạn là bạn nên tập dùng các từ chỉ quan hệ thay vì sử dụng tên hoặc "kamu/anda" . Làm theo hướng dẫn này sẽ giúp bạn tránh được việc vô ý làm mếch lòng ai đó hoặc gây ra những tình huống khó xử.

Ví dụ:
• Bapak mau minum apa?
Câu này dịch nghĩa đen thì là: "Quý ngày muốn uống gì?, nghe rất trang trọng những thực chất đây chỉ là cách nói lịch sự: "Bạn uống gì không" khi bạn nói với một người đàn ông hơn hoặc bằng tuổi. Chú ý rằng, trong giao tiếp hàng ngày, người Indonesia không cần phải dùng từ "bạn".

Ví dụ khác:
• Ibu baru datang, betul?
Nghĩa đen của câu này là: "Quý bà mới đến, đúng không ạ?" Đây là cách nói lịch sự của "Bạn mới đến à" khi bạn nói chuyện với một phụ nữ bằng hoặc hơn tuổi bạn.

Tương tự, khi người Indonesia gặp nhau, họ thường dùng tên hoặc từ chỉ quan hệ thay vì "saya/aku" (tôi) và "anda/kamu" (bạn). Cách nói này tương tự như cách nói trong tiếng Anh:
Do as Momy (mẹ) tells you (con)! (Hãy làm như mẹ bảo con!)

Vì vậy, đừng ngạc nhiên nến một người bạn của bạn, Yustika, muốn nói rằng "tôi chưa đến đó được" bằng cách nói:
• Yustila belum pernah kesana
(Yustika chưa đến đó được)

Cuối cùng, bạn có thể thấy rằng một số từ chỉ quan hệ, trên thực tế không phân biệt giới tính nam hoặc nữ. Bạn có thể gọi một người đàn ông hoặc phụ nữ lớn tuổi hơn bạn là Kakak, có thê gọi một người đàn ông hoặc phụ nữ ít tuổi hơn bạn là Adik. Kakak nên chỉ được dùng khi bạn tương đối thân quen.

*-------------------------------------------------------*

Learners of Indonesian need to know a number of guidelines concerning social relations that have implications in day to day language.

The terms Bapak and Ibu deserve special attention. In an abbreviated form, namely Pak and Bu, they serve as titles before names, like "Mr." and "Mrs.". They are used much more than then English "Mr." and "Mrs.", and show that we recognize the person's social status. In conversation, they are used before the name of person being addressed. To use the bare name, without Ibu or Bapak, would suggest a degree of intimacy that would be improper in most cases.
One guideline that may take some getting used to is the use of a kinship term rather than the Indonesian equivalent of "you". This guideline helps you to avoid giving offence and social awkwardness.

Here is an example:
• Bapak mau minum apa?
This translates literally as "Mr. would like to drink what?", but is a polite way of saying "What would you like to drink?" to a male of older age of a similar-aged male with whom we are not familiar. Notice the Indonesians does not require a world for "you".

Here is another example:
• Ibu baru datang, betul?
Literally, this means "Mrs. Has only arrived, correct?" It is polite Indonesian for "Have you just arrived?" when speaking to an older female or a similar-aged female with whom we are not familiar.

Similarly, people sometimes use their name or kinship title in place of "I" or "me". This is similar to the English construction "Do as Momy (=I) tells you!". So, do not be confused if you friend Yustika, wishing to say "I have not been there" says:

• Yustika belum pernah ke sana.
(Yustika has not been there)

Finally, you will note that some kinship words, in fact, have no gender distinction, You can address a younger male or female with adik, and an older male or female with kakak. This latter term however, should only be used with someone with whom you are very familiar. Apart from theirs use as terms of address, the words, adik and akak, are also nouns, meaning "younger sibling" and "older sibling" respectively.

Feel a bit more confident ? Great!, stay tuned for more useful tips and lessons ya?






Hướng dẫn học tiếng Trung hiệu quả
Hướng dẫn học tiếng Anh trực tuyến
Hướng dẫn học tiếng Anh qua phim
Hướng dẫn học tiếng Anh thiếu nhi
Hướng dẫn học tiếng Anh nhanh nhất
Hướng dẫn học tiếng Anh sơ cấp đơn giản

(St)
đừng buồn nữa bạn dịch sang tiếng indonesia
hơn 1 tháng trước - Thích
An com
hơn 1 tháng trước - Thích
Các bạn có thể tìm hiểu thêm giáo trình trực tuyến học tiếng Indonesia nha: tiengindonesia.blogspot.com
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận