Hướng dẫn phá pass Access đơn giản
Hướng dẫn may khóa giọt lệ đơn giản
Cùng tham khảo những hướng dẫn học trượt patin nhé các bạn. Trượt patin là một môn thể thao bổ ích và khá phổ biển hiện nay. Nhưng không phải ai cũng biết cách chơi môn thể thao này. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản cho người mới nhập môn.
1.Tư thế của thân.
Cơ thể bạn phải thoải mái, hơi cong, nếu bạn thẳng người quá thì trọng tâm sẽ cao và sẽ gây khó khăn trong di chuyển. Càng thấp thì chúng ta càng thăng bằng . Cần chú ý là chân bạn cũng phải cong chứ không riêng gì thân. Nếu bạn mới tập mà muốn thử gập người không cong chân thì tôi khuyên bạn nên có đủ đồ bảo vệ.
Hình ảnh xquang khi đi giay patin
2.Mắt nhìn
Khi trượt patin thì mắt luôn nhìn thẳng ra phía trước, tất nhiên là để nhìn thấy và tránh những chướng ngại vật. Nếu bạn nhìn xuống đất hay chân bạn, thứ nhất bạn không có thăng bằng, thứ hai như đã nói phản xạ của bạn chưa đủ để tránh “hòn gạch” với khoảng cách gần.
3 . Đầu gối
Lúc trượt patin thì đầu gối của bạn phải hơi cong về phía trước và đươc thả lỏng để tránh tình trạng lưng bị gập lại và khi đó bạn sẽ bị ngã ngửa ra đằng sau.
4. Tay
Hơi cong và được đặt ở phía trước. Gan bàn tay úp xuống, nên nhớ là không bao giờ nên cứng tay vì khi trượt, tay vung nhịp nhàng sẽ giúp bạn thăng bằng hơn.
5 . Chân
Hai chân cong sẽ giúp bạ thăng bằng hơn và tránh được những cú sốc trên đường (như ổ gà hay những trướng ngại vật mà bất ngờ va phải)
6 . Cách phanh
Khi bạn đã đứng vữnng trên các đôi giày trượt patin rồi thì dĩ nhiên bạn rất thích thú và muốn đi nhanh hơn nhưng đôi khi nếu đi nhanh mà không dừng lại kịp thời thì đôi khi sẽ rất phiền phức nên sau đây sẽ có 1 vài cách phanh patin cơ bản.
-) Phanh cơ bản
giay truot patin
Lúc đầu mua giày patin bạn sẽ có 1 cái phanh khá to, khá dài ở phía sau (thường là chân phải). Không khó khăn gì bạn sẽ nghĩ ngay ra làm thế nào để phanh, nhưng cứ thử 1 lần rồi xem bạn sẽ thấy nó cũng không đơn giản lắm. Kĩ thuật thì chỉ có thế này : 2 chân tách ra, 1 trước 1 sau. Chân sau trùng xuống làm trụ, chân phanh đằng trước thì ngửa lên để tì cái phanh xuống và phanh. Lúc đầu mới tập bạn nên ấn nhẹ nhẹ thôi không là bạn sẽ phanh kiểu mới (phanh bằng mặt đấy). Kiểu phanh đầu tiên đã xong. Lúc này bạn có thể tập slalom, bạn sẽ thấy cái PHANH no to thế nào, dài thế nào. Hãy vứt cái phanh đi và tập kiểu phanh khác, bằng bánh đã có kiểu phanh khác với đôi giày patin nhỏ gọn hơn .
- ) Phanh chữ T
Đúng như tên gọi, bạn để 1 chân đi thẳng, chân đó là chân trụ của bạn, chân còn lại đưa ra sau và đặt ngang ra để 4 bánh mài xuống đất, thế là phanh được. Chân sau của bạn có thể đặt 45° hay 90° so với chân trước. Có 3 cách đặt chân sau : chân sau sát với chân trước, chân sau cách xa chân trước (tốc độ càng nhanh thì khoảng cách 2 chân càng lớn), và kiểu phanh từng chân một. Cái khó của kiểu này là khi bạn đặt chân ngang ra thì bạn sẽ bi quay 1 vòng, thế nên chân trụ của bạn phải hơi mở ra ngoài.
Học patin không phải đơn giản nhưng cũng đâu phải là khó phải không nào . Chỉ cần các bạn có 1 niềm đam mê môn patin này thì trả mấy chốc sẽ thành Pro thôi ^^ . Các bạn nên sắm một đôi giày trượt patin để thoải mái luyện tập nếu bạn là dân mới chơi patin chưa biết cách chọn giày hay mua giày ở đâu thì hãy đến với chúng tôi thethaoduongpho.vn luôn chào đón các bạn .
Hướng dẫn cách trượt patin cơ bản
Kỹ thuật trượt patin cho người mới
Hướng dẫn chơi, trượt freelines skate
Hướng dẫn chơi freeline skates
1 chú ý nho nhỏ là khi mới chơi đạt chân lên bản freeline bên phải (R) đặt vào giữa và đặt từng chân, đạt chuẩn 1 chân rồi hãng lên chân còn lại. Khi lên bản thì đặt bản nằm nghiêng dùng mũi chân dễ giữ thăng bằng cho vững, khi đặt chuẩn cả 2 chân rồi thì hãng cho bản đứng lên.1 điều nữa là chỉ tập 1 bên freeline cho biết đi trước đã.
Đến khi có thể đi khá vững vàng, không dễ ngã, không nhanh bị mỏi chân thì bạn có thể tiếp tục chơi freeline ở mức độ bài bản hơn
Tăng tốc:
Thực ra có rất nhiều cách tăng tốc trượt freeline sketes. Mỗi người mỗi kiểu. Nhưng tựu chung có 1 vài điểm sau: biên độ, tần số của 2 chân và phối hợp của toàn thân.Nghe có vẻ hơi to tát, nói nôm na là khoảng cách xa nhất giữa 2 chân, tốc độ giữa mối lần lên xuống của chân,phối hợp của cơ thể. Khoảng cách giữa 2 chân càng xa thì trượt càng nhanh nhưng lại khó khống chế bản,tốc độ của chân càng nhanh thì trượt càng nhanh. Tùy vào mỗi người mà lựa chọn cho mình cách tăng tốc hợp lý nhất. Khi tập luyện có thể hơi cúi thấp 1 chút để giữ thăng bằng dễ hơn. Với người mới tập chơi khi tập nên vung tay giống như đang chạy rồi người cũng chuyển động theo như thế, có gắng làm sao để chân cũng lên xuống cùng với nhịp vung tay. Khi ấy sẽ có cảm giác như đang chạy bộ vậy. Khi đã quen với freeline thì bạn có thể trượt khá nhanh mà lại tiết kiệm khá nhiều lực, sẽ đỡ mệt hơn rất nhiều so với bình thường.
Giảm tốc:
Khá đơn giản, chỉ cần trượt theo hình chữ S là có thể giảm tốc. Cua càng rộng thì tốc độ giảm càng nhanh Hoặc nhảy ra khỏi bản freeline là nhanh nhất
Phanh:
Đây là 1 động tác cực kỳ quan trọng trong khi chơi freeline. Bạn không cần quan tâm là phanh kiểu gì, chỉ cần làm sao trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể làm cho tốc độ về 0 là ok. Tập phanh có thể tập từ cua gấp tập đi. Khi tập có thể đặt 1 vật gì đấy làm mốc rồi trượt từ xa đến, đến nơi cua đúng nửa vòng bạn sẽ thấy tốc độ giảm rất nhanh. Khi đã khống chế tốt bạn có thể tập phanh. Phanh tớ nói ở đây không phải là power slide mà chỉ là cách phanh driftboard đơn giản thích hợp với tốc độ vừa phải thôi. phanh thực hiện cũng giống như khi cua gấp có điều trọng tâm dồn hết về chân trước (VD là chân phải) chân sau (chân trái) thuận theo chiều quay người xoay bản 90* để 2 bánh vuông góc với hướng đang di chuyển sau đó đẩy đi là ok.Với tốc độ nhanh hơn bắt buộc phải tập power slide ( bạn có thể tham khảo clip hướng dẫn của ryno).
Đi freeline driftboard hướng ngược lại:
Tập cái này bạn chỉ cần bê nguyên cách tập ban đầu vào + chút kiên nhẫn là ok
180:
Động tác này các bạn có thể tham khảo clip hướng dẫn . Tớ không nói lại nữa. Chỉ thêm 1 chút chú ý nho nhỏ mà clip tớ quên chưa nói đến là khi quay người thì trọng tâm của bạn vẫn phải chuyển động về phía trước với tốc độ trước khi bạn quay người. Nhiều bạn hỏi tớ tại sao quay người xong thường dừng lại luôn, nguyên nhân chính là do khi quay người trọng tâm đã dừng lại rồi nên quay xong sẽ không còn tốc độ ban đầu nữa.
360:
Động tác này thực ra có rất nhiều cách nhưng mà khuyến khích mọi người tập theo clip của tớ
Đến lúc này bạn có thể cùng lúc tập 1 vài động tác sau:
720:
Động tác này nguyên lý giống hệt 360. Khi 360 nhuần nhuyễn 720 sẽ dễ dàng khá nhiều. Chỉ cần giữ trọng tâm ở giữa, quay với 1 lực lớn hơn 1 chút sẽ thành 720