Hướng dẫn học võ Judo căn bản

Cùng tham khảo những hướng dẫn học võ Judo căn bản nhé. Judo là một môn võ cá nhân, nghĩa là ngay cả trong các giải đồng đội cũng do từng cá nhân trong đội lần lượt lên đấu, chứ không có a la xô mười mấy người nhào vô... loạn đả.



  Tập Judo là phải có người cùng luyện tập với mình. Việc thành thạo các kỹ thuật té (Ukemi Waza) trong Judo trước tiên là vì... an toàn của chính bản thân (khi bạn đấu, chắc chắn không ai có thể tự tin nói mình là "Độc cô cầu bại" được, trong thể thao nói chung và Judo nói riêng, có đấu thì phải có thua, và trong Judo, thua đồng nghĩa với... té , mà nếu không té được là hơi phiền cho các... bác sĩ đó!) và tiếp đến, như cô nói, có té giỏi mới đánh giỏi được!

Xét về khía cạnh tâm lý, đừng quên trong Judo tiến bộ thường là "song phương", mình đánh thì bạn té và ngược lại, khi bạn đánh, mình cũng phải té cho bạn. Nếu bạn là một Uke tốt, bạn té "đàng hoàng", giúp cho người tập chung cảm nhận được hoàn toàn đòn đánh của mình thì khi đến lượt bạn ra đòn, với tâm lý thoải mái vì đã "hoàn thành nhiệm vụ", bạn có thể đánh hết sức mà không bị "dằn vặt". Mặt khác, khi làm Uke lâu ngày, bạn không chỉ cảm nhận được đòn đánh dùm Tori để giúp Tori đánh tốt hơn mà còn rút ra được kinh nghiệm cho chính mình. Khi Tori đánh sai chính bạn là người biết rõ nhất (te tua quá xá hông biết mới lạ!), nhưng nhờ vậy bạn sẽ nhớ lâu hơn điểm sai của Tori để tránh không bước vào "vết xe đổ".
Tiếp đến, khi bạn tự tin là bạn té ngon lành nghĩa là bạn... không sợ thua trong khi tập song đấu (thua thì có gì nghiêm trọng lắm đâu, té là cùng!). Với tinh thần này, Judo của bạn sẽ thiên về hướng tấn công chứ không chăm chăm thủ vì sợ thua. Điều này cực kỳ quan trọng, vì có tấn công nhiều bạn mới kiểm nghiệm được tính thực chiến của các kỹ thuật đã học và dần dần "định hướng" được một lối đánh thích hợp cho cá nhân mình. Một sensei người Nhật có nói: "Việc quan trọng nhất khi tấn công 1001 lần Osoto Gari là đánh được người ta té ở lần thứ 1001 chứ không phải việc bị té suốt... 1000 lần trước đó!" Mà muốn 1000 lần té đó trở nên... không quan trọng thì nhất thiết là bạn phải... té giỏi.


Mae Ukemi


Mae Ukemi nghĩa là (Ukemi) phía trước (Mae), được áp dụng khi đang đi mà vấp té về phía trước (bị "bạn" nào buồn buồn thò chân ra ngáng chẳng hạn :p: ). Trong trường hợp té về phía trước, còn một kiểu té lăn tròn nữa, Mi' sẽ nói cụ thể ở phần sau.
Như mọi kỹ thuật té trong Judo, việc đập mạnh tay khi "tiếp đất" rất quan trọng vì làm tăng diện tích tiếp xúc và giảm chấn động.

* Mới bắt đầu tập thì quì (để không phải té quá cao) rồi đổ người về phía trước, đập tay. Chú ý là đập bằng cả cánh tay chứ không phải chỉ phần bàn tay (nếu chỉ đập phần bàn tay, gọi cách khác là chỏi tay, rất có nguy cơ bị bong gân cổ tay).



* Khi quen dần thì ngồi xổm để tập






* Và sau cùng là tập té Mae Ukemi khi đang đứng










[SIZE="4"][COLOR="Blue"]
Ushiro Ukemi
[/COLOR][/SIZE]


Có trước thì phải có... sau :o: . Ushiro Ukemi nghĩa là té phía sau (Ushiro). Trong luyện tập thì cách này hữu dụng cho Uke khi Tori đánh các đòn có hướng làm mất thăng bằng về phía sau như Ouchi Gari, Kouchi Gari... Trong thực tế thì áp dụng khi đang đi mà đạp nhằm... vỏ chuối :o: .

* Khái quát: 2 tay để phía trước, từ từ ngồi xuống, ngả người về phía sau, đập mạnh tay. Chú ý khi đập tay là đập cả cánh tay, theo chiều dọc của cơ thể và khi té xuống phải ngóc đầu lên, tuyệt đối không để đầu chạm đất. Để dễ nhớ, bạn hãy thử làm sao cho cằm càng gần phần cổ càng tốt và mắt nhìn về hướng thắt đai.






* Mới tập thì nằm dưới đất, ngóc đầu lên và tập đập tay, tiếp đến là ngồi duỗi chân ra rồi từ từ ngả người về phía sau.







* Sau khi đã quen rồi thì chuyển sang tư thế ngồi xổm





* Cuối cùng là tập té phía sau khi đang đứng




Yoko Ukemi


Yoko Ukemi nghĩa là té nghiêng về một bên (Yoko). Yoko Ukemi chia ra làm 2 loại: Migi Yoko Ukemi (té nghiêng bên phải) và Hidari Yoko Ukemi (té nghiêng bên trái).

* Khái quát: Nếu té bên phải, trước tiên bạn bước chéo chân phải lên phía trước chân trái rồi ngả người về bên phải, khi tiếp đất chú ý đập tay (đập cả cánh tay xuôi theo chiều cơ thể) và ngóc đầu lên không để đầu chạm đất. Té bên trái thì cũng các bước như thế nhưng thực hiện ở bên trái.
Yoko Ukemi thường được sừ dụng nhiều nhất khi Tori thực hiện các đòn quét chân (De Ashi Barai, Okuri Ashi Barai...) hoặc một số đòn dạng Yoko Sutemi Waza (đòn hy sinh, Tori té nghiêng) như Yoko Gake... (hihi, đòn Yoko Gake té thế nào thì cứ hỏi bạn kiện-tướng-Uke, bạn ấy chắc chắn còn nhiều ấn tượng khó phai với đòn này đấy :d: ).






* Khi mới tập thì ngồi xổm cho nó... chắc ăn :o:

Migi Yoko Ukemi


Hidari Yoko Ukemi




* Thuần thục rồi thì tập té khi đứng:

Migi Yoko Ukemi








Hidari Yoko Ukemi






Zempo Kaiten Ukemi


Zempo Kaiten Ukemi (Ukemi) lăn tròn (Kaiten) về phía trước (trình độ cao hơn thì bay (Zempo) rồi mới lăn tròn). Zempo Kaiten Ukemi còn một kiểu gọi khác, như ở Minh Khai, là [COLOR="Blue"]Hidari Mae Ukemi[/COLOR] (té lăn tròn phía trước bên trái) và [COLOR="Blue"]Migi Mae Ukemi[/COLOR] (té lăn tròn phía trước bên phải).

Zempo Kaiten Ukemi có 2 cách kết thúc: cách thứ 1, té xong thì giữ nguyên người dưới đất. Cách thứ 2, té xong thì dùng đà để đứng dậy luôn, cách này được áp dụng chủ yếu trong Kata (khi làm Uke cho các đòn dạng Sutemi như Tomoe Nage, Sumi Gaeshi, Yoko Guruma, Uki Waza).

Zempo Kaiten Ukemi còn một biến thể (của cách thứ 1) là té không chống tay (dân gian hơn thì gọi là té nổ), là cách tập hiệu quả để sau đó áp dụng khi té cho hầu hết các đòn có hướng đánh về phía trước của Judo (như Ippon Seoi Nage, Uchi Mata, Morote Seoi Nage...).

Minh hoạ về áp dụng của Zempo Kaiten Ukemi:

Cách thứ 1




Cách thứ 2




* Khái quát: Té bên phải thì tuỳ trình độ mà bước chân phải lên hay quì đầu gối phải xuống, sau đó đặt cạnh bàn tay phải xuống đất sao cho cánh tay thành hình cung tròn (điều này quan trọng vì muốn lăn được thì phần cánh tay phải tròn, nếu... gấp khúc thì có nguy cơ cắm vai xuống đất gây chấn thương), bàn tay trái đặt cạnh tay phải, bạn nào mới tập, để tránh nguy cơ bị... cắm đầu xuống thảm thì quay đầu nhìn sang trái (trong trường hợp té bên phải và ngược lại khi té bên trái), tiếp đó dùng chân trái đẩy mạnh làm đà để lăn qua. Chú ý là khi tiếp đất phải đập cả phần cánh tay xuôi theo chiều cơ thể và hơi nghiêng người qua một bên, tuyệt đối tránh không để đập phần lưng xuống đất. (Thử tưởng tượng bạn bị quăng mạnh từ trên cao xuống mà để cho mọi chấn động dồn hết vào lưng thì chỉ cần tập vài bữa là rủ nhau đăng ký phòng trong bệnh viện hết. :i: ) Té bên trái thì làm theo hướng ngược lại.





Bạn nào thích "bay lượn" một tí thì như thế này:




* Việc đầu tiên khi bắt đầu tập là tập đập tay, cho tay chân vào đúng... vị trí chiến lược




* Tiếp đến là tập té từ tư thế quì

Hidari Mae Ukemi



Migi Mae Ukemi




* Sau cùng là té khi đang đứng và té xong thì "tiện thể" theo đà bật dậy luôn (Cách té thứ 2 của Zempo Kaiten Ukemi)

Hidari Mae Ukemi



Migi Mae Ukemi




Hướng dẫn học võ Aikido căn bản
Hướng dẫn học quyền Thái căn bản
Thông tin về diễn viên Lý Liên Kiệt
Hướng dẫn tập Muay Thai căn bản
Hướng dẫn khi đi du lịch Thái Lan

(St)