Cùng tham khảo những hướng dẫn huấn luyện thủ môn giỏi trong bóng đá cực chi tiết nhé các bạn.
Huấn luyện thủ môn giỏi
1. Khái niệm:
Chỉ những động tác của thủ môn, thông qua việc sử dụng hợp lý các bộ phận của cơ thể dể thực hiện hiệu quả những kỹ thuật đỡ bắt bóng hoặc giúp đồng đội triển khai tân công sau khi bắt được bóng.
2. Nhiệm vụ:
Giữ khung thành ngăn cản không cho đối phương đưa bóng vào lưới và đồng thời khi có bóng phải phối hợp với đồng đội triển khai tấn công.
*Yêu cầu: Thủ môn phải có thể lực tốt, kỹ thuật thuần thục và cơ bản.
3. Ý nghĩa:
Trong thi đấu bóng đá bất cứ một hình thức chiến thuật nào cũng đều phải ca một đội hình tương ứng
Việc sắp xếp và bố trí đội hình đòi hỏi phải đảm bảo sự cân bằng giữa công và thủ,
Lựa chon vị trí: Tùy theo góc độ sút bóng, tùy từng tình huống tấn công của đối phương mà thủ môn lựa chon vị trí sao cho phù hợp để cản phá không cho bóng vào lưới.
Tư thế: Hai chân đứng rộng bằng vai đàu gối hơi gập lại, gót chân hơi nâng lên, trọng tâm cơ thể rơi và một trong hai chân, thân trên nghiêng về phía trước hai tay hơi gấp để ở trước ngực, mắt nhìn thảng vào đường bóng đến.
Di chuyển: Thủ môn phải căn cứ vào sự biến đổi về khoảng cách với bóng để điều chỉnh vị trí của mình.
4. Yếu lĩnh kỹ thuật bắt bóng:
Bắt bóng lăn trên mặt đất, chia ra làm hai loại: Kỹ thuật bắt bóng thẳng chân và bát bóng quỳ gối chống một chân xuống đất.
Khi bắt bóng lên trên mặt đất thẳng chân, đứng ở tư thế hai chân song song, mũi chân hướng về trước thân người hơi ngả về phía trước khuỵu gối hai tay co tự nhiên.
Khi bắt bóng quỳ gối chống một chân thì động tác tay giống bắt bóng thảng chân.
Kỹ thuật bắt bóng thẳng: Kỹ thuật này được chia làm hai loại bắt tầm dưới ngực và cao ngang ngực
Bắt bóng tầm dưới ngực, trước hết phải xoay người về hướng bóng đến mở hai chân, thân trên hơi lao về phía trước hai tay duỗi tự nhiên lòng bàn tay hướng về phía bóng đến.
Bắt bóng tầm cao ngang ngực cũng xoay người về hướng bóng đến, hai chân mở, hai tay hơi gập khuỷu, lòng bàn ty hướng lên trên và hướng vào bóng
5. Kỹ thuật bắt bóng bổng
Đây là kỹ thuật đòi hỏi người thủ môn phải có năng lực phán đoán đẻ xác định điểm rơi của bóng
Khi bóng đến bật nhẩy lên cao bằng một chân, hai tay đưa lên cao và hơi gập kuỷu, lòng bàn tay hướng về phía trước, các ngón tay xòe ra tạo thành hình túi.
Khi tay chạm bóng, dùng lực bắt chặt bóng rồi gập khuỷu tay đưa bóng xuông ôm trước ngực. Khi rơi phải để chân giậm tiếp đất trước, chân kia xuống sau và hơi khuỵu để giảm xung
6. Kỹ thuật vồ bắt bóng
Khi đối phương sút bóng mà không thể thực hiện các kỹ thuật khác thì phải vồ bắt bóng.
Vồ bắt bóng hai bên: khi vồ bắt bóng thấp ở bên trái chân phải nhanh chóng đạp xuống đất, chân trái gập gối hướng sang bên trái bước một bước thân người ngả về bên trái.
7. Bay người vồ bóng
Khi bay trước hết gập gối hạ thấp trọng tâm. Khi thân người ngả về phía bóng đến thì chân cùng bên phải đồng thời dùng lực đạp mạnh xuống đất để đẩy thân người lên không trung
Vồ bắt bóng cao trung bình ở hai bên: trọng tâm cơ thể chuyển sang chân ở gần hướng bóng rồi lấy chân nay làm trụ bật nhảy sang bên
Vồ bóng trong chân đối phương:
Khi đối phương dẫn bóng áp sát cầu môn và chuẩn bị sút bóng ở sát cầu môn thì thủ môn xông lên phía trước để thu hẹp góc sút, khi đối phương đưa bóng lên phía trước thì phải xông ra vồ bóng ngay dưới chân đối phương
Kỹ thuật đấm bóng
8. Kỹ thuật đấm bóng.
Kỹ thuật này được thủ môn sử dụng khi thủ môn bị cầu thủ đối phương nhảy lên tranh chấp kỹ thuật đấm bóng được thực hiện bằng hai cách.
Đấm bóng bằng một tay thì thủ môn phải xác định chính xác đường bay và điểm rơi của bóng rồi lấy đà bật nhảy, vươn một tay lên cao đến vị trí thuận lợi nhất thì đấm thẳng vào phần dưới của bóng
Đấm bóng bằng hai tay sau khi xác định được đường bay và điểm rơi thì thủ môn bật nhảy lên, hai tay nắm lại để sát vào nhau và đấm thảng vào bóng.
Kỹ thuật bắt bóng
9. Kỹ thuật đẩy phá bóng.
Đây là kỹ thuật dùng để phá các đường bóng bổng bay theo đường vong cung hoạc những đường bóng cùng nguy hiểm.
Khi thực hiện thủ môn phải bật người ưỡn cong người về phía sau hai bàn tay, ngửa lòng bàn tay hướng vào bóng lên trên và dùng lực đẩy bóng ngược ra phía sau hoặc hai bên
Kỹ thuật đẩy bóng
10. Kỹ thật ném bóng.
Nếu ném hai tay thì phải đứng chân trước chân sau trong một khoảng cách hợp lý tay cầm bóng đưa lên cao trên vai xoay thân nghiêng sang bên lợi dụng lực đạp thân lực vung cánh tay và lực gấp cổ tay để ném bóng từ cao xuống về phía trước.
Kỹ thuật thủ môn
11. Kỹ thuật phát bóng.
Tung phát bóng là kỹ thuật truyền bóng trực tiếp của thủ môn cho đồng đội ở cự ly xa. Phát bóng tung có hai loại : phát bóng tung lên không và khi bóng chạm đất.
Cơ bản động tác tung phát giống như sút bóng bằng chình diện mu,nhưng do thường thực hiện trong khi chạycho nên khoảng cách và vị trí tung phất thích hợp để đảm bảo bóng sẽ được phát đi xa.
Kỹ thuật thủ môn
IV. Phương pháp giảng dạy:
Với hệ thống các hệ thống kỹ thuật thủ môn mọi người tham gia luyện tập môn bóng đá đều có thể tập các kỹ thuật thủ môn.
Đối với những người mới tham gia tập luyện bóng đá có thể cho họ quan sat các kỹ thuật thông qua tranh ảnh, bài tập cụ thể đi từ đơn giản đến phức tạp.
Sau khi tập di chuyển đã trở thành thuần thục thì chuyển sang tập các động tác nhưng không có bóng ở các tình huống để tạo ra cảm giác không sợ sệt.
Sau một thời gian tập luyện dẽ kiểm tra đánh giá với người học.
Luyện tập tư thế chuẩn bị của các kỹ thuật bắt bóng.
Tập bắt bóng thấp “lúc đầu đường bóng chậm, nhẹ, tập chung vào kỹ thuật đón bắt bóng”
Tập bắt bóng bên cạnh do cầu thủ đá nhẹ tới.
Tập vồ bóng ở trên đệm hay trên hố cát hay bãi cỏ do đồng đội ném tới.
Đứng trong tư thế vồ bắt bóng ở tầm trung bình và bổng ở hai chân ném tới.
Tập kỹ thuật ném bóng cao tay.
Tập kỹ thuật ném bóng thấp tay.
Tập bắt bóng ở các hướng khác nhau với tốc độ khác nhau.
Do kỹ thuật động tác chưa ổn định nên còn một số sai lầm cần có biện pháp khắc phục.
Để tập luyện kỹ thuật thủ môn thì người tập phải cao chiều cao thích hợp và cân đối, có tính dũng cảm và sự quyết đoán
Yêu cầu tập luyện với tinh thần tự giác tích cực để tạo các phản xạ nhanh nhẹn, hình thành các động tác kỹ thuật
Cần nắm được các kỹ thuật cơ bản nhất đó là nền móng là cơ sở đẻ tạo dựng nên những kỹ thuật phúc tạp khác
Giáo trình bóng đá
HƯỚNG DẪN BÀI TẬP
Sau đây là các bước tập luyện cơ bản để trở thành thủ môn
Động tác đỡ ngực
Bước1: tập luyện thể lực:đây là bước tập luyện cơ bản mà tất cả các VĐV đều phải thực hiện.
+ Tập thể dục thường xuyên
- như chạy bộ, tập thể hình
- Tập chống đẩy, nhảy dây, tập xà đơn xà kép v.v..
+ Tập luyện với bóng đá thướng xuyên như: đá bóng với đội, với các đội khác...
Bước 2: Tập luyện độ dẻo. Đây là bước tập luyện với vị trí thủ môn.
+ Tập không bóng: như tập xà đơn, xà kép, tập uốn dẻo thao các bài thể dục thông thường, tập nhảy cáo, nhảy xa.
+ Tập với bóng: cần 2 người càng tốt.
- Tập ngồi bệt bắt bóng ở cự li 5-7m: về hai phía trái và phải, lên trên, đằng sau
- Tâp đứng bắt bóng ở cự li ngăn: cũng như ở trên.
Bước 3: tập luyện độ nhanh.
+ Với vị trí thủ môn ngoài độ dẻo cần độ nhanh nhạy trong các tinh huống, bài này cần có chút năng khiếu và kinh nghiệm trận mạc. nhưng cũng cần có chút tập luyện.
- Tập chạy nhanh ở cự ly ngăn 20--50m.
- Tập ném bóng nhỏ vào tường và bắt băng 1 hoặc 2 tay.
Nói chung tất cả các môn đều phải tập luyện.
Các cụ đã nói văn ôn võ luyện mà hy vọng bài viết này sẽ giúp ích ít nhiều anh em.
mong có sự đóng góp và chia se cho bài viết. Nhất là có các hình ảnh minh hoạ thì càng tốt.
Rèn luyện thêm
Theo nguồn tin khác để trở thành thủ môn cần các điều sau
Thứ nhất : Bắt bóng cơ bản, cái này thật là khó nói , có lẽ bạn nên mua 1 quyển sách dạy kỹ thuật thủ môn để tham khảo hoặc tham gia thường xuyên ở DIV
Thứ hai : Khép góc, hãy nhìn vào hình dưới đây
Trên hình có 2 điểm đánh số 1 và 2 là vị trí bóng. Mỗi vị trí của bóng luôn tạo được với 2 cọc gôn 1 tam giác và bạn có thể thấy cái vạch đỏ ở giữa mỗi tam giác . Đó là hành lang di chuyển chính xác của thủ môn , hành lang đó được coi như 1 đường phân giác của mỗi tam giác ứng với mỗi vị trí bóng . Thủ môn di chuyển trên hành lang đó và chọn điểm đứng làm sao cho khi giang 2 tay ra có thể chạm tới được 2 cạnh bên của tam giác ( là 2 đường thẳng nối từ bóng đến cọc gôn ) . Đó là vị trí khép góc chuẩn . Để tập được vị trí này bạn cần có 1 người hỗ trợ . Người hỗ trợ sẽ dẫn bóng qua lại trước cấu môn trong (khoảng cách từ 7 -> 10m , đối với gôn 7 người) . Thủ môn nhìn theo vị trí bóng và di chuyển ngang cầu môn .
Thứ ba : Về cách ra vào, đây là vấn đề quan trọng nhất của thủ môn . Thủ môn hay hoặc dở được đánh giá qua chính là từ điểm này . Cái này không thể nói hay dạy được mà chính là tự các bạn trưởng thành qua từng trận đấu . Kỹ năng này ảnh hưởng từ tất cả mọi kỹ năng khác : quan sát, phán đoán, nhanh nhẹn, kỹ thuật ....còn đây là kĩ thuật về bắt bóng.
với bóng thẳng người và bóng đi sệt thì động tác là quỳ gối đưa 2 tay ra tạo thành một đường ray để bóng đi lên khi bóng gần đến ngực thì ôm chặt lại ,và lưu ý nhất là cách quỳ gối, phải là dạng 2 chân ra rồi khom người xuống bắt đâu ạ, bóng rất dễ lọt khỏi tay và chui qua háng,cách đúng ở đây là quỳ một chân gần như chạm đất với góc khép chặt vào giữa háng tránh lọt bóng qua háng.cách này bác có thể xem các trận bóng đá trên tivi và quan sát thủ môn họ thi đấu ntn...
Tham khảo thêm
Các bài tập cơ bản trong bóng đá
muốn sút được bóng mạnh cần 2 yếu tố :
1./ Đầu gối + đùi phải khỏe
_ Cách luyện tập : thông thường cầu thủ chuyên nghiệp họ thường tập = dây chun , hoặc gánh tạ nhưng chúng ta kô có điều kiện thì các bạn có thể tập " nhảy cóc " hoặc tìm 1 bậc cầu thang nào đó có tầm cao vừa đủ bật lên xuống lên xuống ( cả 2 điều này đều không đơn giản đâu )
2./ Kỹ thuật
_ Nói sơ qua về kỹ thuật sút bóng
+ Chân trụ nằm ngang với bóng cách bóng khoảng 20cm ( chú ý : khi tập nên cố gắng đặt chân trụ thật chuẩn , không nên để cao hơn hoặc thấp hơn vị trí bóng )
+ Động tác sút : bạn đứng cách bóng 1 khoảng từ 2 -->3 m tùy theo sao cho bạn thấy hợp lý . Chạy tăng dần tốc độ sao cho khi chân bạn đặt đến ngang bóng thì lúc đó vận tốc của bạn đạt đến mức cao nhất . Chân trụ đặt đúng vị trí và hơi trùng xuống . Thân người hơi gập . Khi chân sút bóng thì thả lỏng chân ra cho đến khi chân bắt đầu tiếp xúc đến bóng thì mới cứng cổ chân lại . Lúc tiếp xúc bóng thì thân người ( đang trong tư thế gập ) cũng bật ra theo nhịp của chân sút .
Cuối cùng quả bóng có đi trúng đích hay không là do điểm tiếp xúc của chân bạn với bóng , bóng đi thấp hay cao là do bạn đặt chân trụ cao hay thấp hơn vị trí bóng .
Bài 2: 1 số kỹ thuật cơ bản.
Có 3 kỹ thuật cơ bản 1.là tâng bóng,2.là chuyền bóng,3.là sút bóng và rê rắt(cái này tập trong khi đá nhiều hơn).
1.Tâng bóng rất quan trọng,nó tạo cảm giác rất tốt cho chân.Tập tâng bóng 1 chân làm cho chân trụ còn lại vững hơn.Tập tâng 2 chân làm cho 2 chân đều hơn. Đa phần ai biết tâng bóng giỏi đỡ bóng sẽ rất dễ kiểm soát vì đoán điểm bóng bật ra chuẩn.
Ai muốn đỡ bóng bổng tốt,cách dễ nhất tâng bóng thật cao lên trời,đỡ,lại tâng tiếp.
Ai tập qua cái này sẽ biết,khi mà lúc nào tâng cũng được trên 50 quả thấy cảm giác chân mình khác ngay,ngon hơn hẳn.
2.Chuyền bóng:trước khi bắt đầu một trận bóng,sau khi khởi động nên tập chuyền vài quả,nhiều càng tốt để lấy cảm giác.
3.Tập rê với sút:rê bóng 1 mình thì chỉ tập cách thay đổi hướng đi,đảo chân cho dẻo là nhiều.Còn tập sút,nên tập sút ở khoảng cách vừa,mà phải chuyền 1 nhịp có người đập rađể sút,hơn là sút bóng chết ở vị trí chính giữa như đội mình.Toàn đặt bóng chết,vị trị đẹp rồi cắm đầu cắm cổ sút,trong khi vào trận có bao giờ được bóng ở vị trí đó đâu.
Còn có cách hay hơn,ra sân chịu khó đá ma nhiều thì độ phối hợp nó sẽ nhuyễn hơn.
Bài 3: VỖ
Đây là 1 bài đánh trung lộ rất kinh điển trong 1 khoảng không gian chật hẹp, khi mà chúng ta không thể cầm bóng rê dắt. lúc đấy buộc chúng ta phải dùng kỹ thuật "vỗ"
Thực hiện: Cầu thủ cầm bóng ban bóng sệt, chuẩn xác cho cầu thủ đang đè mặt hậu vệ đối phương rồi nhanh chóng chạy chỗ, cầu thủ nhận bóng có thể ban ngay cho cầu thủ vừa chạy chỗ hoặc ban cho 1 cầu thủ khác ở vị trí trống trải hơn, dễ nhận bóng hơn. Ngay lập tức cầu thủ này thực hiện đường chuyền cho cầu thủ vừa chạy chỗ hoặc dẫn bóng tung cú dứt điểm từ xa ( vì người chạy chỗ và người đang cài mặt HV đã làm đối phương phải tập trung vào nên đây là cơ hội để có thể thoải mái sút xa )
Yêu cầu :
- Cầu thủ vỗ phải ban chuẩn xác, dễ đỡ đặc biệt vỗ xong phải lập tức chạy chỗ. Cầu thủ đè mặt phải có trụ tốt, có kỹ thuật cài người, nhả bóng tốt. Các cầu thủ từ tuyến 2 băng lên phải mạnh dạn dứt điểm hoặc phải quan sát thật nhanh để có thể chọc khe hoặc chuyền chính xác cho người chạy chỗ
Bài 4: Kỹ thuật " Dứ "
"Dứ" cũng là 1 kỹ thuật ở đẳng cấp tương đối, được rất nhiều các cao thủ lão luyện trong bóng đá phong trào sử dụng.
Dứ nói nôm na là giả vờ thực hiện 1 cú sút, khi đứng trước 1 cú sút, kể cả các hậu vệ bạo dạn nhất cũng có thói quen phòng thủ tự nhiên bằng cách giơ chân hoặc quay người hoặc đâm thật nhanh vào người đang cầm bóng. Đây là thời cơ để chúng ta loại bỏ cầu thủ này
Lợi điểm : Thoát khỏi sự đeo bám của đối phương, tạo ra được góc sút rộng hơn và đây là 1 cách hư hư thật thật, đối phương không biết đường nào mà lần
Thực hiện : Đẩy bóng sệt nhẹ cách người khoảng 30-50cm và làm động tác sút bóng, khi HV đối phương có động tác phản ứng lập tức gí bóng thêm 1 nhịp thật nhanh làm đối thủ không kịp phản ứng. Nói nôm na đây là kỹ năng biến tốc trong bóng đá, khi chúng ta đi bóng đối thủ chắc chắn vận toàn sức đuổi theo, khi chúng ta đứng lại chắc chắn đối thủ đứng lại, lúc này chúng ta bất ngờ tăng tốc thật nhanh hoặc quặt bóng thì chắc chắn đối phương ko theo kịp hoặc bị "trôi".
Bài 5: Nhả
Kỹ thuật Nhả là 1 trong những kĩ thuật khá khó vì nó bao gồm tới 4 động tác kĩ thuật là đỡ, che, cài, nhả.
Trước tiên chúng ta tạm thời bàn đến "đỡ". Hầu hết các cầu thủ đá phủi bây giờ đã khác với 4,5 năm trước. Rất nhiều cầu thủ khống chế bóng cực tốt, quả bóng mạnh đến mấy cũng được các bạn đỡ nhẹ nhàng, rất dính. Có được điều này sở dĩ là do được xem bóng đá nhiều hơn trước và không khí bóng đá, sinh hoạt bóng đá cũng mạnh hơn 4,5 năm trước nhiều
Tuy vậy đỡ sao cho thuận với tình huống lại là chuyện không phải ai cũng làm được. Cái này giới "chuyên môn" hay gọi là "đỡ bước 1" nghe như 1 khái niệm của môn bóng chuyền
Theo quan sát của người viết thì có đến 95% số cầu thủ biết cách đỡ bước 1 thường dùng chân không thuận để đỡ bóng, còn chân thuận trụ vững vàng, tay cài chắc giúp họ có được tư thế thuận lợi để có thể xử lý ở tình huống tiếp theo
Thế nào là cách đỡ bước 1 hợp lý ? Có 4 tình huống
1/ Trong tư thế trống trải, có thể dứt điểm. Trong tình huống này chúng ta phải đỡ bóng sao cho có thể sút ngay lập tức và lưu ý nên liếc thật nhanh xem TM đối phương ở đâu. Nếu khoảng cách là gần và trong tư thế đối mặt thì nên dứt điểm ngay, còn nếu ở tư thế quay lưng thì tùy theo 1 trong 3 tình huống còn lại sau đây để xử lý
2 /Nếu cầu thủ gần nhất của đối thủ ở bên trái, bạn đỡ quả bóng sao cho sang bên phải như vậy đối thủ phải mất vài mét mới có thể đuổi kịp bạn, khi đó ta đã kịp chuyền bóng hoặc sút bóng rồi. Nguyên tắc của bóng đá sân 7 rất khác với sân 11, nguyên tắc cực kì cơ bản của sân 7 là đừng để đối phương chạm vào người mình cho dù không gian có nhỏ hẹp
Tương tự đối nếu quan sát thấy đối phương bên phải ta đỡ bóng sang trái và đối phương ở trước ta giật bóng sang phía sau
PS : Còn điều này nữa là khi bắt đầu quả bóng đến người, bạn hãy giơ tay ngay về phía đối thủ để tự bảo vệ mình trước những cú lao hùng hục, chú ý là thấp tay kẻo dính thẻ vàng
Bonus cho hậu vệ:
- Bạn không luôn luôn cần truy cản đối thủ để đoạt bóng hoặc làm chậm nhịp độ của họ
- Che bóng sẽ khiến đối thủ mất thời gian và không gian. Như thế đó là chiến thuật hợp lý để chờ đồng đội trở về vị trí của họ.
Bước một
- Nghiêng người sang một phía, với hai vai dướn mở một chút để có thể tạo thành rào chắn chặn cầu thủ đối phương.
- Tư thế này cũng cho phép nhìn thấy cầu thủ đối phương rõ hơn ở phía trước mặt bạn.
- Nếu giữ hai đầu gối hơi cong, trọng lượng cơ thể dồn lên phía trước hai bàn chân, có thể dễ dàng chuyển hướng khi di chuyển lùi lại phía sau.
Bước hai
- Cần cố gắng và luôn luôn đứng ở phía 'khung thành', và cũng ở trước mặt đối thủ.
- Có thể làm được điều này bằng động tác di chuyển linh hoạt chân sau khi lùi.
Bước ba
- Cố gắng giữ một khoảng cách độ một cánh tay với đối thủ nhằm tăng cường sức ép.
- Nếu dang rộng hai cánh tay ra một chút hai bên sườn, sẽ tạo ra thêm nữa một rào chắn tự nhiên hơn.
- Song cố đừng sử dụng tay để đẩy đối phương
Tranh bóng
- Dù bạn chơi ở vị trí nào, bạn cũng cần biết tranh bóng.
- Nếu đội của bạn hiện không giữ quyền kiểm soát bóng, rõ ràng điều quan trọng là đoạt lại nó.
- Có rất nhiều cách để làm điều đó, song tranh bóng là cách tốt nhất và phổ biến nhất.
Bước một
- Tiến đến trước mặt đối thủ thật nhanh để không cho họ thời gian và không giản xử lý bóng.
- Che chắn trước mặt đối thủ và chờ cơ hội tốt nhất để tấn công
- Đôi khi chỉ đặt đối thủ dưới áp lực cũng khiến họ phạm lỗi nào đó.
- Tiến đến trước mặt đối thủ thật nhanh để không cho họ thời gian và không giản xử lý bóng.
- Che chắn trước mặt đối thủ và chờ cơ hội tốt nhất để tấn công
- Đôi khi chỉ đặt đối thủ dưới áp lực cũng khiến họ phạm lỗi nào đó.
Bước hai
- Khi bạn nghĩ có thể đoạt được trái bóng, sức nặng cơ thể nên dồn về phía trước để chuẩn bị tranh bóng bằng lòng trong bàn chân.
- Điều đó sẽ khiến đối thủ của bạn hoặc phải chuyền bóng hoặc phải đưa bóng qua bạn.
Bước ba
- Nếu quả bóng bị mắc giữa chân bạn và chân đối thủ, hãy để chân bạn bên dưới trái bóng để làm nó văng ra.
- Đảm bảo là chân và mắt cá của bạn thật vững chắc suốt pha tranh bóng.
- Bạn sẽ dễ bị thương hơn nếu bạn không thực sự chuẩn bị đầy đủ cho pha tranh bóng
Chuồi bóng
- Vào những thời điểm nhất định, cú chuồi bóng là một kĩ năng rất hiệu quả.
- Cú chuồi bóng nhìn cũng khá đẹp mắt, song hãy nhớ đó chỉ là biện pháp cuối cùng.
- Vấn đề với cú chuồi bóng là nó khiến người hậu vệ nằm trên sân và tạm thời không tham gia vào trận đấu.
- Và nếu bạn không chọn đúng thời điểm bạn sẽ bị mắc lỗi – có thể dẫn đến quả penalty nếu trong vòng cấm địa.
Bước một
- Cú chuồi bóng từ phía sau đã bị cấm trong bóng đá, do đó bạn cần cố gằng thực hiện nó từ bên cạnh và ngang qua đường đi của đối thủ.
- Nếu bạn đang chạy về hướng khung thành đội nhà và đối thủ đang ở trước mặt bạn, bạn sẽ phải làm sao để chân truy cản vòng lên phía trước, nếu không đó sẽ bị coi là một lỗi
Bước hai
- Sử dụng chân để trượt ra càng xa đối thủ càng tốt. Đồng thời cố gắng đẩy hoặc móc trái bóng ra khi bạn trượt qua.
- Không cần biết cú truy cản có thành công hay không, hãy đứng dậy càng nhanh càng tốt sau khi thực hiện xong động tác chuồi bóng.
Cách chọn size áo bóng đá phù hợp nhất.
Kế hoạch kinh doanh sân bóng đá mini
Scandal tình ái của Sao bóng đá và những câu chuyện đầy thị phi
Thời thơ ấu của sao bóng đá cực đáng yêu
Cách chọn giày đá bóng chuyên nghiệp nhất
(St)