Hướng dẫn học lái xe moto hai bánh
Hướng dẫn học làm flash cơ bản
Hướng dẫn làm mặt nạ Trung Thu đơn giản mà đẹp
Cùng tham khảo những hướng dẫn khi đi xin việc và những điều cần lưu ý nhé
Những điều chưa biết khi đi phỏng vấn xin việc
Dưới đây là những kỹ năng phỏng vấn xin việc hết sức cần thiết mà mỗi người nên trang bị cho mình trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện với các lãnh đạo tương lai của bạn.
1. Ngoài nước lọc, nếu được mời uống thêm cà phê, bạn hãy từ chối
Một ly cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo, nhưng hãy uống trong bữa sáng, trước khi rời nhà, hoặc trong phòng chờ của văn phòng trước khi được mời vào phỏng vấn. Việc được mời uống cà phê tại cuộc phỏng vấn đôi khi chỉ là phép lịch sự xã giao của các lãnh đạo. Cho nên bạn hãy khéo léo từ chối để họ không phải mất thêm thời gian chờ bạn nhâm nhi ly cà phê của mình.
2. Đừng ngồi xuống trước khi được mời
Đừng vội vàng ngồi ngay vào ghế khi người ta còn chưa mời bạn. Và một khi ngồi xuống thì hãy cố gắng giữ tư thế thẳng lưng và điềm đạm. Đừng e dè ngồi nép mình trên một mép ghế, hay để hai vai buông thõng và mắt cụp xuống không dám nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng. Họ sẽ không bao giờ sẵn lòng giao việc cho những cấp dưới nhút nhát và thiếu tự tin.
3. Hãy ước lượng độ tuổi của người phỏng vấn bạn để có cách nói chuyện phù hợp
Những thế hệ khác nhau sẽ có các cách nhìn khác nhau về cuộc sống. Đoán được độ tuổi của họ sẽ giúp bạn gây ấn tượng bằng những câu chuyện phù hợp và dễ dàng cảm nhận được yêu cầu của họ trước ứng viên tiềm năng.
Để có được kỹ năng này, bạn cần luyện tập ở nhà, với ngay chính người thân và khách đến nhà. Tùy vào tính cách từng người mà tập chọn lối nói chuyện dễ nghe, để lại ấn tượng tốt.
4. Khi trả lời phỏng vấn, hãy nhìn thẳng vào mắt các giám khảo
Trong một cuộc trò chuyện trực diện, ánh m��t chính là hình thức kết nối đầu tiên giữa người nói và người nghe. Nếu có nhiều giám khảo cùng phỏng vấn bạn một lúc, hãy cố gắng nhìn từng người khi đáp lại các câu trả lời thay vì chỉ tập trung nhìn người hỏi bạn. Chỉ khi nào hoàn thành phần trả lời của mình mới dừng ánh mắt về phía người hỏi. Tuy nhiên đừng miễn cưỡng đảo mắt liên tục mà hãy cố gắng tạo ra ánh nhìn thân thiện, tự nhiên.
5. Nếu các nhà tuyển dụng muốn thử trí thông minh của bạn với những câu đố mẹo mà bạn đã biết từ trước, đừng vội tỏ ra rằng mình đã có ngay câu trả lời
Hãy để họ làm chủ trong phần thử thách trí tuệ và giữ chiến lược riêng trong đầu mình.
Chuyện đấu trí để chọn nhân viên đối với các lãnh đạo không còn là điều xa lạ. Thế nên hãy biết phản ứng linh hoạt để chứng tỏ rằng mình không quá chậm chạp, cũng không quá khôn ngoan. Một nhân viên nhanh nhẹn, nhưng biết vị trí của mình sẽ dễ được lòng nhà tuyển dụng.
6. Hãy lựa chọn trang phục sáng màu để đi phỏng vấn
Ăn mặc lịch sự khi đi xin việc là điều tối thiểu bạn cần chuẩn bị từ trước. Trong trường hợp không biết nên mặc gì cho phù hợp thì tốt hơn hết bạn nên lựa chọn trang phục sáng màu. Trong khi trang phục sáng màu tạo cho người đối diện ấn tượng nhẹ nhàng, thân thiện và năng động thì trang phục tối màu thường gợi cảm giác quá nghiêm chỉnh và khó gần.
7. Đừng bỏ qua những cử chỉ của đôi bàn tay bạn
Ngửa lòng bàn tay khi nói chuyện thường tao ra sự chân thành trong lời nói của bạn. Trong khi úp bàn tay lên nhau và đặt trên bàn lại cho thấy bạn đang làm chủ tình huống được hỏi. Tuy nhiên khi bắt tay với nhà tuyển dụng, đừng thả lỏng và hạ thấp bàn tay xuống.
Đan các ngón tay vào nhau là biểu hiện của việc bạn đang rất tự tin, không run sợ hay hồi hộp. Bỏ tay vào túi chứng tỏ bạn đang muốn giấu điều gì đó, và gõ các ngón tay lên bàn cho thấy bạn đang mất bình tĩnh. Bạn không nên khoanh tay trước ngực, kể cả khi bất đồng quan điểm với nhà tuyển dụng. Hãy để ý những thông điệp từ đôi tay mình mà qua đó các lãnh đạo sẽ dễ dàng đoán được bạn đang nghĩ gì.
8. Cử chỉ ở đầu và vai cũng mang những thông điệp nào đó
Gãi tai, gãi cằm sẽ khiến bạn mất điểm ngay lập tức. Cúi đầu là tín hiệu của sự rụt rè, còn quá nghiêng đầu về phía trước lại khiến bạn trở nên dư thừa sự tự tin. Mắt nhìn lên trần nhà là biểu hiện của sự nhàm chán, còn đôi mắt chớp liên tục đôi khi lại khiến nhà tuyển dụng có cảm giác bạn đang không thành thật.
Đặc biệt bạn không nên nhún vai và bĩu môi, bởi người phỏng vấn sẽ cho rằng bạn không hiểu vấn đề, mất bình tĩnh, thậm chí bất mãn.
9. Quan sát tính cách của nhà phỏng vấn để có những hành vi phù hợp
Tuy bạn đang ở vị trí “bị” hỏi, nhưng không có nghĩa là bạn bị động trong mọi tình huống. Hãy thử đoán tính cách của lãnh đạo để dễ dàng tự tin trong cuộc trò chuyện. Nếu bạn đang ngồi trước mặt một con người điềm đạm, hãy trả lời những gì được hỏi và đừng kể lể dài dòng. Nhưng nếu đó là một người trẻ năng động thì tốt hơn hết bạn đừng im như thóc và thu mình một chỗ.
Cách bạn đáp lại người phỏng vấn chính là yếu tố quyết định xem bạn có được nhận hay không. Do đó bạn nên suy nghĩ và thận trọng trước khi trả lời.
10. Những tín hiệu cho thấy bạn đang được lòng nhà tuyển dụng
Khi nhà tuyển dụng nghiêng đầu về phía bạn, tắt chuông điện thoại hay gật đầu và cười chứng tỏ họ đã bị bạn thuyết phục. Một số lãnh đạo sẽ mời bạn vào làm ngay lập tức hoặc yêu cầu ghi riêng địa chỉ để liên lạc sau cuộc phỏng vấn. Đừng nghi ngờ gì nữa, bạn đã làm họ hài lòng.
11. Những tín hiệu cho thấy cuộc phỏng vấn của bạn đã thất bại
Nếu nhà tuyển dụng đề nghị dừng cuộc phỏng vấn giữa chừng, nghe điện thoại hoặc lật đống tài liệu không liên quan, điều này đồng nghĩa với việc bạn không gây được sự chú ý đối với họ.
Một khi nhà tuyển dụng không động chạm gì đến mức lương, chế độ đãi ngộ của công ty, hay tối thiểu là địa chỉ liên lạc sau cuộc phỏng vấn thì bạn không nên hi vọng nhiều
Mẹo “tỏa sáng” khi phỏng vấn theo nhóm
Đối với nhà tuyển dụng, phỏng vấn theo nhóm là một hình thức đánh giá hiệu quả và tiết kiệm. Còn với ứng viên, đây là cách phỏng vấn có mức độ khó khăn và căng thẳng cao.
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn “tỏa sáng” và chinh phục nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn theo nhóm:
Nghiên cứu về công ty
Ứng viên “ngôi sao” trong cuộc phỏng vấn theo nhóm sẽ thể hiện mình đã tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng về công ty, về câu hỏi thường gặp và cách trả lời. Bạn càng hiểu rõ về công ty, bạn càng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu về văn hóa công ty để chứng tỏ mình phù hợp với môi trường làm việc này.
Chuẩn bị các ý tưởng kinh doanh
Sau khi tìm hiểu về công ty cũng như vai trò của bạn, hãy suy nghĩ một số ý tưởng mang lại lợi ích cho công ty. Đó có thể là biện pháp giúp tiết kiệm hay mang lại nhiều doanh thu hơn cho công ty. Làm được điều này đòi hỏi bạn phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực cũng như công ty.
Ăn mặc chỉnh chu, chuyên nghiệp
Cách ăn mặc sẽ là ấn tượng đầu tiên của bạn với nhà tuyển dụng. Dù bạn có kinh nghiệm và tài giỏi đến đâu nhưng họ sẽ sẵn sàng loại bạn nếu thấy bạn với vẻ ngoài luộm thuộm, nhếch nhác ngay trước khi bạn thể hiện khả năng của bạn.
Không cố gắng “hạ bệ” những người khác
Bạn muốn mình nổi bật hơn những ứng viên khác nhưng “cướp lời” hay cố gắng tỏ ra khiêu chiến với họ không phải là cách hay. Tập trung quá nhiều vào cuộc cạnh tranh sẽ khiến bạn dễ xão lãng mục đích chính của mình. Hãy nhớ, mục tiêu của bạn là thể hiện mình sẽ mang lại lợi ích gì cho công ty – chứ không phải bạn giỏi hơn người khác ra sao. Hơn nữa, lo lắng về đối thủ sẽ khiến bạn đánh mất sự tự tin của mình.
Chia sẻ những điểm đặc biệt
Bạn không thể nói dối để thể hiện mình phù hợp với nhóm. Mỗi người đều được tôn trọng bởi tính cách, đặc điểm riêng của mình. Hãy lấy các ví dụ để thể hiện con người bạn. Chẳng hạn, nếu người phỏng vấn khởi động bằng cách đề nghị mọi người nói về sở thích ngoài công việc, đừng ngại ngùng và nói những điều chung chung như “đọc sách” hay “xem phim”. Đây là thời điểm lý tưởng bạn chia sẻ về những thú vui, đặc điểm độc nhất của mình.
Lắng nghe và xây dựng ý kiến dựa trên điều người khác nói
Hãy thận trọng lắng nghe, không chỉ người phỏng vấn và cả những ứng viên khác trong nhóm. Sau đó, bổ sung hay xây dựng thêm vào những điều người khác nói. Điều này thể hiện những tính cách được nhà tuyển dụng đánh giá cao, như kỹ năng làm việc theo nhóm, sự cởi mở, sẵn sàng tương tác với người khác.
Viết thư cám ơn sau cuộc phỏng vấn
Hiếm người thực hiện bước này nên bạn sẽ là người nổi bật nếu viết thư cám ơn sau cuộc phỏng vấn. Khi đó, hãy tránh các lỗi ngớ ngẩn như sử dụng mẫu cám ơn chung chung hay viết sai tên người phỏng vấn.Cách giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn
Bước vào một cuộc phỏng vấn, ứng viên bao giờ cũng có chút hào hứng xen lẫn lo âu. Có thể, bạn trả lời các câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra một cách nhanh chóng và đúng hướng nhưng bạn vẫn không lọt vào "mắt xanh" của họ. Ngay cả khi bạn là ứng viên hoàn hảo cho vị trí công việc đó, bạn vẫn không được chọn nếu như những gì bạn thể hiện không để lại ấn tượng gì với nhà tuyển dụng.
Đối với những người tìm việc, các khung câu hỏi luôn để mở chứ không khuôn vào bất cứ một cách trả lời cố định nào. Vì thế, hãy tận dụng sự thoải mái lúc này để đưa ra câu trả lời ấn tượng.
Tuy nhiên, có một câu hỏi mà hầu như nhà tuyển dụng nào cũng đưa ra nhưng lại không nhiều ứng viên trả lời thành công "Hãy giới thiệu một chút về bản thân". Câu hỏi nghe có vẻ rất đơn giản nhưng để trả lời thế nào cho ấn tượng lại chẳng dễ dàng gì.
Khi Charles Dickens bắt đầu câu chuyện về David Copperfield, một cuốn tiểu thuyết mang đậm nét tự truyện với nhiều chi tiết được chắt lọc từ chính cuộc đời tác giả, nhà văn đã đưa ra thông tin mình sinh ra ở đâu, vào thời điểm nào và đã lớn lên như thế nào... Và đó là độ đậm đặc của thông tin cá nhân trong tác phẩm.
Với nhà tuyển dụng, họ không cần phải biết những thông tin về thời thơ ấu của bạn mà chỉ quan tâm đến trình độ chuyên môn, kinh nghiệm việc làm của ứng viên. Vì thế, đừng có ngồi kể về thời thơ ấu, về tình trạng hôn nhân, về công ty hiện tại và mong muốn của bạn... bởi những thông tin này nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể nắm được qua tìm hiểu bên ngoài chứ không nhất thiết phải có một cuộc phỏng vấn. Điều họ muốn nghe là kỹ năng bạn có, lợi ích bạn có thể mang lại cho công ty.
Thực tế, có nhiều cách để trả lời câu hỏi này nhưng phải tùy thuộc vào từng giai đoạn trong sự nghiệp của bạn để có câu trả lời tốt nhất.
- Bạn đang là sinh viên
Bạn vừa đi học vừa muốn tìm công việc làm bán thời gian để kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống. Bạn đang ở giai đoạn mà học tập và trang bị kiến thức là quan trọng nhất. Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc, hãy đề cập đến nó một cách khéo léo để nhà tuyển dụng hiểu rằng, bạn vẫn chú tâm vào việc học hành nhưng cũng không ít kinh nghiệm làm việc part-time.
Câu trả lời của bạn không nên mang nội dung đại ý như: Tôi thường không có mặt ở lớp đúng giờ bởi vì ngủ dậy muộn, vì thế, tôi cần ngày cuối tuần để nghỉ ngơi". Thay vào đó, bạn nên nói rằng, là một sinh viên, bạn dành phần lớn thời gian để học hỏi, nghiên cứu nhưng bạn cũng có thời gian làm thêm, bán hàng vào mùa hè, những dịp lễ tết nên có khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này...
Ảnh minh họa
- Bạn vừa mới tốt nghiệp
Khi tuyển dụng những sinh viên vừa tốt nghiệp, nhà tuyển dụng cũng hiểu rằng họ không thể mong muốn ở những ứng viên này sự dày dạn kinh nghiệm, kỹ năng chuyên nghiệp được. Thậm chí, họ chấp nhận việc đào tạo thêm cho các bạn tân cử nhân một thời gian trước khi bắt đầu cống hiến cho công ty.
Vì thế, khi nhà tuyển dụng yêu cầu "giới thiệu về bản thân", đừng nên trả lời theo kiểu "tôi vừa mới tốt nghiệp và đã có một loạt các ý tưởng để cải thiện công ty của bạn. Công ty đang có rất nhiều điểm không tốt"... Bởi những nội dung này không gây được sự chú ý của nhà tuyển dụng, vì dù sao, bạn cũng chỉ mới chập chững vào đời, không phải là người có đủ kinh nghiệm để đưa ra cho họ những đường hướng, chiến lược đáng tin cậy.
Thay vào đó, bạn nên giới thiệu mình tốt nghiệp với điểm số bao nhiêu. Với những kiến thức có được, bạn hy vọng sẽ có nền tảng để bắt đầu công việc và mong muốn được làm việc, học hỏi nhiều từ các nhà lãnh đạo, các nhân viên kỳ cựu của công ty.
- Bạn đang ở giai đoạn giữa trên con đường sự nghiệp và muốn đổi nghề
Bạn làm việc lâu năm ở một ngành nghề quen thuộc và bây giờ muốn đổi nghề, muốn khám phá những lĩnh vực khác. Nguyên nhân chính là do họ đã phát triển rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm nhưng công việc hiện tại chưa giúp họ phát huy tốt những gì mình có. Vì thế, họ mong muốn ngành nghề mới sẽ cho họ cơ hội khẳng định bản thân.
Khi được yêu cầu giới thiệu về bản thân, bạn đừng nên nói "toạc móng heo" rằng, bạn có đầy đủ kinh nghiệm ở ngành này và không có chút kinh nghiệm gì ở ngành mới cả.
Bạn nên tâm sự một cách chân thành, bao nhiêu năm qua, tôi đã làm việc và cống hiến hết mình cho công việc nhưng tôi cảm thấy đó chưa phải là "mảnh đất" cho mình phát triển. "Với những kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân, tôi muốn thử mình ở lĩnh vực mới và hôm nay tôi đến đây để trao đổi với các bạn xem liệu chúng ta có thể hợp tác cùng nhau không. Tôi nghĩ rằng dù các nghành có khác nhau nhưng các kỹ năng cần có thì đa phần đều giống nhau". Cách nói đó sẽ khiến nhà tuyển dụng ít nhiều hài lòng và giúp bạn thành công hơn.
- Bạn sắp đến tuổi "nghỉ hưu"
Dù đã cống hiến nhiều năm trong công việc và sắp đến lúc nghỉ ngơi, nhưng bạn không hề muốn phải ngồi yên khi chưa truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng của bạn thân cho thế hệ sau. Vì thế, bạn vẫn muốn tiếp tục làm việc theo kiểu part-time hoặc hợp đồng ngắn hạn.
Đối diện với nhà tuyển dụng, đừng nói rằng bạn đã làm việc đủ rồi và bây giờ muốn các công nhân trẻ theo gương của bạn, bạn muốn thêm thu nhập và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Thay vào đó, hãy nói với nhà tuyển dụng rằng, bạn đã chứng kiến sự phát triển của ngành này trong nhiều năm qua và luôn háo hức để cống hiến. Với kinh nghiệm của bản thân, bạn tin chắc rằng có thể giúp công ty có hướng đi tốt hơn.
Nghĩa là, tùy theo từng giao đoạn trong cuộc đời, bạn hãy chú ý để chọn cho mình cách giới thiệu bản thân phù hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được những gì bạn có và có thể cống hiến cho công ty những gì.
10 câu trả lời “ăn điểm” khi đi phỏng vấn
Ảnh minh họa: www.iowaworkforce.org |
Dưới đây là 10 câu hỏi “hóc búa” mà nhà tuyển dụng thường hỏi cùng một số gợi ý giúp bạn "ghi điểm":
Bạn có thể nói cho tôi biết một chút về bản thân biết được không? (hoặc: Bạn nghĩ mình là người như thế nào và tại sao bạn lại chọn công việc này?)
Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng giao tiếp của mình để nói về cuộc sống, công việc của mình một cách hợp lý, tránh huyên thuyên.
Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp ngành mỹ thuật nhưng lại xin làm việc ở một hiệu sách, bạn có thể trả lời rằng: “Tôi là người yêu thích văn học, mặc dù tôi tốt nghiệp trường mỹ thuật nhưng tôi cũng có kiến thức về các nhà văn cổ điển và đương đại. Tôi tuy không là người đọc sách thường xuyên nhưng tôi lại là người dễ gần và có duyên khi tiếp xúc với người mới".
Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình?
Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp, đồng nghiệp hay những quy cách làm việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả lời rằng: Bạn muốn mở mang kiến thức về công việc của bạn hay muốn cọ sát với những thử thách mới.
Tại sao công ty nên chọn bạn mà không phải bất kỳ ai khác? (hoặc: Bạn có thể đóng góp gì cho sự phát triển của công ty?)
Đây là cơ hội bạn cho họ thấy những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi bạn được tuyển dụng. Hãy nói về những lợi ích, ảnh hưởng của bạn đối với công ty chứ không phải những khả năng đặc trưng của bạn.
Ví dụ: “Tôi có những ý tưởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng hiệu quả của bộ phận lễ tân, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn tượng và sự tin tưởng với khách hàng".
Theo bạn nghĩ đâu là khiếm khuyết lớn nhất của mình?
Nếu bạn thiếu kỹ năng, điều kiện nào đó mà nhà tuyển dụng đưa ra thì đây là lúc bạn tự tin nói về nó. Bạn có thể nói: “Tôi chưa có kinh nghiệm trong việc trực tiếp bán hàng nhưng với bằng marketing này của mình, tôi tin mình sẽ học hỏi một cách nhanh chóng".
Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?
Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn".
Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?
Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. Hoặc bạn có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc".
Bạn thấy mình ở đâu sau khoảng thời gian 10 năm?
Mẹo ở đây là bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so với khả năng thực của mình. Bạn nên nói rằng: “Tôi hy vọng công việc này sẽ cho tôi một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình".
Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa?
Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “Tôi nghĩ ông/bà đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã cống hiến cho công ty cũ".
Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?
Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.
Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”... để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty.