Hướng dẫn làm bánh đúc lá dứa cực lạ miệng

Bánh đúc thường được biết đến như một món ăn đặc trưng thời khốn khó của miền Bắc. Theo thời gian, bánh đúc xuất hiện ở miền Trung với một số biến tấu khác với nơi bánh ra đời với nhiều loại như bánh đúc mặn, bánh đúc lạc... Cùng tham khảo những hướng dẫn làm bánh đúc lá dứa cực lạ miệng nhé.


Cách 1:

Không giống như bánh đúc phía Bắc trắng trẻo mịn màng lại bùi bùi vị lạc, bánh đúc miền Tây Nam bộ lại mang một hương vị rất khác, rất đặc trưng đó là ăn với nước cốt dừa.



Nguyên liệu:
200g bột gạo
200 bột năng.
1 bó lá dứa.
1 ống màu xanh.
2 cà fê dầu ăn.
200g đường thẻ.
1 muỗng canh bột năng.
200ml nước cốt dừa.
1/4 thìa muối.
50g vừng trắng rang vàng.
Cách làm:
Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ cho vào một cái tô lớn. Lấy cái chày đâm, đâm lá dứa được cắt ra cho thật nhuyễn . Đỗ 500ml nước sôi vào tô lá dứa. Lược qua một miếng vải lưới , vắt lấy nước. Thêm 1 ống màu xanh vào quậy đều. Nhìn có màu xanh xanh là được.
* Nếu như có cối/máy xay nhuyễn thì lá dứa rửa sạch cắt khúc ngắn cho vào máy xay với 500ml nước nóng. Lọt lại lấy nước.
Pha 100g bột gạo với 100g bột năng với nước lá dứa + 1 muỗng cà fê dầu ăn vào một cái xoong nhỏ quậy bột cho đều . Bắc lên lò ở nhiệt độ nhỏ, quậy liên tục và đều tay, cho tới khi thấy hơi nặng tay nhắc xuống , vẫn quậy đều tay một lát.
Làm tương tự như trên với 100g bột gạo và 100g bột nặng pha với 500ml nước lạnh + dầu ăn còn lại.
Lấy một cái khuôn vuông/tròn, cho một lớp bột màu xanh vào, nén cho đều cả khuôn, và một lớp trắng.
Cho vào nồi lớn hấp cách thủy cho tới khi bột chín
* Lấy một cái xoong lớn, để úp cái dĩa xuống, đổ nước lên, cho nước hơi ngập nữa cái dĩa. Nấu sôi.
Thắng nước đường:
Đường thẻ nấu với 200ml nước cho tan, bột năng pha một chút nước lạnh trong cái chén nhỏ, chế từ từ vào nước đường khuấy đều, cho tới khi sền sệt là được
Nước cốt dừa: nước cốt dừa nấu sôi, cho một chút muối, và một chút bột năng pha nước lạnh vào cho sền sệt.
Mè rang vàng.
Bánh chín lấy ra để hơi nguội rồi lấy ra khuôn, để nguội. Cắt bánh từng cục nhỏ hoặc vuông gì tùy ý thích.
Khi ăn chan nước đường và nước cốt dừa, rắc mè rang vàng lên trên.

Cách 2:






Nguyên liệu:
- 200 bột gạo.
- 200 bột năng.
- 1 bó lá dứa.
- 1 ống màu xanh.
- 2 thìa dầu ăn.
- 250g đường thẻ.
- 1 thìa bột năng.
- 1 bát nước lạnh.
- 1/2 bát nước cốt dừa.
- 1/4 thìa muối.
- 50g vừng trắng rang vàng.

Thực hiện
Bước 1: Lá dứa xay nhuyễn cùng với 500ml nước, lọc lấy nước cốt. Pha 100g bột năng, 100g bột gạo, nước lá dứa và chút màu xanh, khấy đều và một chút dầu ăn
Thắng nước đường: hòa tan đường, nước, bột măng, nấu sôi cho hơi sệt.

Bước 2: Đun hai loại bột cho đặc lại, nhắc xuống, cho vào khuôn tròn, một lớp xanh một lớp trắng, hấp chín. Khi ăn chan nước đường và nước cốt dừa, rắc vừng rang vàng lên trên.


Cách 3:

Bánh đúc thường được biết đến như một món ăn đặc trưng thời khốn khó của miền Bắc. Theo thời gian, bánh đúc xuất hiện ở miền Trung với một số biến tấu khác với nơi bánh ra đời. Và vào đến miền Nam, bánh đúc đã thay đổi để trở thành một món ăn đặc sản của đồng bằng, mang đậm hương vị thôn quê.

Theo dì Hồng, người đã có thâm niên hai mươi bảy năm bán bánh đúc dạo ở thành phố Cần Thơ, món bánh đúc không có gì phức tạp. Nguyên liệu làm bánh toàn từ những sản vật quê nhà. Chỉ cần gạo ngon, lá dứa, dừa nạo, đường, đậu phộng là có thể làm được món bánh đúc thơm ngon.

Cách làm bánh đúc lá dứa khá đơn giản. Nguồn ảnh aiei.us
Cách làm bánh cũng khá đơn giản. Gạo được ngâm kĩ trước khi cho vào cối, xay thành bột. Lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước. Sau đó, đổ bột gạo và nước lá dứa vào nồi nấu sôi. Bí quyết để có một nồi bánh đúc ngon là khi nấu, phải chú ý canh lửa và khuấy thật đều tay. “Làm bánh đúc quậy bột mỏi tay lắm con ơi!”- Dì Hồng thiệt thà chia sẻ khi được hỏi về kinh nghiệm làm bánh.
Nếu muốn tăng độ dai của bánh thì bỏ thêm chút nước tro tàu. Bánh đúc được ăn kèm với hai thứ nước chan. Dừa khô nạo vắt lấy nước, bỏ thêm chút bột năng, thắng lên thành nước cốt dừa. Nước đường cũng được thắng cho kẹo lại. Kèm theo là đậu phộng rang giã nhỏ để rắc lên trên bánh.
Bánh đúc được coi là thứ quà vặt, thường không kén người ăn. Nếm một miếng bánh, người ăn sẽ cảm thấy độ dai của bánh quyện với vị béo của nước cốt, vị ngọt của đường, vị bùi bùi của đậu phộng cộng với mùi thơm thoang thoảng toả ra từ lá dứa. Ngồi thưởng thức dĩa bánh đúc giữa lòng thành phố, dễ gợi ta nhớ đến thuở còn bé, mỗi lần được ăn bánh đúc là cả một niềm vui. Ở quê, bánh thường được ăn vào bữa sáng hay lúc xế xế, khi kiến đã bò bụng mà bữa cơm chiều vẫn chưa tới.
Dì Hồng ngày ngày đẩy xe bánh đúc đi bán khắp các con đường lớn nhỏ của thành phố Cần Thơ. Món bánh đúc và tiếng rao của dì riết đã trở thành quen thuộc. Rất nhiều người ghiền bánh đúc của dì. Khách phương xa nghe giới thiệu là phải kiếm ăn thử một lần.
Nhiều người quan niệm khi đến miền Tây phải nếm qua bánh đúc lá dứa chan nước cốt dừa. Thậm chí có những gia đình Việt kiều lâu lắm mới về thăm quê cũng ghé qua, mua hết cả xe bánh của dì.

Không khó để hiểu vì sao bánh đúc lại hấp dẫn người ăn đến vậy. Bánh đúc là thứ đặc sản thôn quê, nó ẩn chứa nét tinh tế trong ẩm thực và cả cái tình của người dân xứ đồng bằng.




Hướng dẫn làm bánh rán vừng ngon tuyệt
Hướng dẫn làm bánh bao cade cực ngon
Hướng dẫn làm bánh kem socola ngon tuyệt
Hướng dẫn làm bánh từ vải nỉ cực xinh
Hướng dẫn làm bánh quy dừa ngon tuyệt

(St)