Cùng tham khảo những hướng dẫn làm chả cua đồng cực kì ngon nhé. Không quá sang trọng, cầu kỳ, chỉ đơn giản từ những nguyên liệu dân dã với cách chế biến kiểu Việt, gia vị đậm đà, mỗi món ăn đem lại cho người thưởng thức mùi vị quen quen lạ lạ, thấm đẫm hương quê.
Cách 1:
Nguyên liệu:
- 3 con cua đồng
- 100g thịt xay
- 100g tôm sú
- 20g nấm mèo
- 40g khoai môn
- 20g cà rốt
- 1 củ hành tây, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 thìa súp hạt nêm, 2 xấp bánh tráng
- Dầu để chiên, rau sống, bún ăn kèm
- Nước mắm chua ngọt: 1 củ tỏi, 1 trái ớt, 2 thìa cà phê tương ớt, 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước cốt chanh, 2 thìa súp nước mắm
Các bước thực hiện:
Tôm rửa sạch, bóc vỏ, xẻ lưng lấy chỉ đen, xay nhuyễn.
Cua đồng rửa sạch, cho vào xửng hấp 10 phút. Lấy cua ra, gỡ lấy thịt nạc.
Cà rốt, khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, thái chỉ. Nấm mèo ngâm nước nóng 2 phút cho nở, băm nhuyễn. Hành tây thái chỉ.
Trộn tôm, cua, thịt xay với hành tây, cà rốt, khoai môn, nấm mèo, nêm tiêu, hạt nêm, để 10 phút cho thấm gia vị.
Bánh tráng xấp nước, múc một lượng vừa đủ hỗn hợp tôm cua vào, cuộn lại, làm lần lượt cho đến khi hết. Đun nóng dầu, cho chả giò vào chiên vàng.
Nước mắm chua ngọt: Tỏi, ớt bằm nhuyễn trộn cùng hỗn hợp tương ớt, đường, chanh, nước mắm, khuấy đều.
Dọn chả giò ra đĩa, ăn kèm với bún, rau sống, chấm nước mắm chua ngọt.
Mách nhỏ:
Gạch cua béo, có mùi thơm đặc trưng của cua đồng. Dùng gạch cua phi thơm với hành tím băm trộn cùng nhân, chả giò sẽ ngon hơn.
Cách 2:
Nguyên liệu:
- Cua gạch: 1 con
- Chả cua: 200 gr
- Miến: 30 gr
- Mộc nhĩ: khoảng 3 tai
- Trứng gà: 1 quả
- Hạt nêm
Cách làm:
-
1
Dùng 1 chiếc kéo hoặc dao nhọn chọc vào phần hõm gần yếm cua, đặt cua vào nồi (không cần chế nước), đậy vung đun nhỏ lửa, phần nước trong cua sẽ tự tiết ra giúp cho cua chín.
-
2
Đợi cua nguội các bạn gỡ lấy phần thịt và trứng cua. Mai cua các bạn giữ lại và cọ rửa sạch, chúng ta sẽ dùng mai cua để nhồi phần nhân vào trong.
-
3
Đợi cua nguội các bạn gỡ lấy phần thịt và trứng cua. Mai cua các bạn giữ lại và cọ rửa sạch, chúng ta sẽ dùng mai cua để nhồi phần nhân vào trong.
-
4
Chuẩn bị hỗn hợp nhân để nhồi mai cua gồm: thịt cua, trứng cua, chả cua, miến, mộc nhĩ, trứng gà. Vì chả cua đã có hạt tiêu và độ mặn nhất định nên các bạn chỉ cần nêm thêm 1 lượng nhỏ hạt nêm thôi nhé.
-
5
Trộn đều đến khi hỗn hợp nhân có độ dẻo và kết dính đồng nhất thì các bạn tiến hành nhồi nhân vào trong mai cua, dùng thìa miết cho bề mặt hỗn hợp được mịn.
-
6
Dùng giấy bạc bọc lại rồi đem hấp khoảng 25 phút là món chả cua đủ độ chín. Một cách khác giúp cho chả cua mau chín hơn là các bạn dùng nilon bọc thực phẩm bọc kín phần chả cua lại, cho vào lò vi sóng quay 5 phút với công suất cao nhất.
Món chả cua hấp sẽ có hương vị ngon nhất khi được dùng nóng: thịt cua ngọt, quyện đều với độ dai của chả cua và miến. Trứng cua bùi bùi, xen lẫn là cái giòn sần sật của mộc nhĩ, thơm nức mùi hạt tiêu...
-
Chúc bạn thành công và ngon miệng !
Cách 3:
Nguyên liệu
- Thịt cua đồng xay: 400gr
- Thịt heo nạc: 100gr
- Nấm rơm: 20gr
- Nấm mèo: 10 tai
- Trứng vịt: 2 cái
- Bún tàu: 2 lọn
- Hành lá
- Hạt nêm, đường
- Nước mắm, tiêu
- Dầu ăn
2. Cách làm
Bước 1
Hành lá lặt rửa sạch, xắt nhuyễn. Nấm mèo, bún tàu ngâm nở, xắt nhuyễn. Nấm rơm ngâm rửa sạch, xắt nhỏ. Thịt heo xay nhuyễn.
Cua đồng lượt lại qua rây nhỏ, cho thịt cua đồng vào tô. Đập 2 trứng vịt ra tô và tách riêng 1 lòng trắng trứng, 1 lòng đỏ của trứng còn lại. Lòng đỏ đánh tan, hòa thêm chút nước lạnh.
Bước 2
Cho lòng trắng trứng vào tô cua đồng cùng với thịt heo xay, hành lá, nấm mèo, bún tàu, nấm rơm trộn đều, nêm vào 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường, ½ muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê tiêu xay, chút dầu ăn.
Chả bắt thành viên hoặc cho vào tô lớn, hấp chín sơ. Đem chả ra, dùng muỗng cà phê phết lòng đỏ trứng gà lên bề mặt chả. Dùng nóng.
Mách nhỏ:
Trước khi cho chả cua đồng vào xửng hấp, bạn nên thoa một lớp dầu ăn vào để khi chín món chả không bị dính.
Hướng dẫn làm chả cá
Hướng dẫn làm món nem nướng
Hướng dẫn làm túi giấy
Hướng dẫn làm bánh táo ngon tuyệt
Hướng dẫn làm món Tokbokki cay xè
(st)