Hướng dẫn làm chuồng nuôi lươn đúng cách

Những năm gần đây, nhiều nông dân đã triển khai thành công mô hình nuôi lươn, cho thu nhập cao. Cùng tham khảo những hướng dẫn làm  chuồng nuôi lươn đúng cách nhé.



Kỹ thuật làm bồn nuôi lươn trên cạn:

Nên chọn nơi khu vực đất cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất lượng nước tốt. Diện tích xây bồn từ 10 - 30 m2 là thích hợp nhất, chỉ cần mua bạt nylon không thấm nước là có thể xây dựng thành bồn nuôi. Chiều cao mỗi bồn từ 1 - 1,3 m, bỏ đất ruộng (đang canh tác) vào trong hồ lươn khoảng 1/2 - 2/3 diện tích để cho lươn chui vào đó cư trú. Nên độn thêm rơm, cây chuối mục để tạo môi trường tốt hoặc cho lục bình hay trồng rau mác, rau dừa vào trong hồ để tạo bóng râm trong bồn. Mực nước trong bồn nuôi từ 20 - 30 cm, mực nước sâu quá, ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của lươn. Lươn là loài không ưa ánh sáng nên trước khi bố trí bồn nuôi, phải có mái che hoặc làm giàn trồng cây leo tránh được sự thay đổi môi trường một cách đột ngột.


Xây dựng ao nuôi lươn:

Nên chọn nơi có địa thế hơi cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất nước tốt, có độ chênh nhất định để tháo nước. Hình dáng kích thước bể tuỳ theo quy mô nuôi mà quyết định, bể nhỏ có thể vài m2, nhìn chung từ 10 - 30m2 là thích hợp,  bể nổi hoặc bể xi măng đều được, chỉ cần nắm vững nguyên tắc để đề phòng không cho lươn bò đi, cấp thoát nước thuận tiện. Có thể thiết kế theo 2 kiểu bể nuôi lươn như sau :

a/ Nuôi lươn trong bể lót bạt

 Chọn nơi đất cứng, đào sâu xuống 20 - 40cm, lấy đất đào ao đắp bờ cao 40 - 60 cm, rộng 1m. Bể nuôi có chiều cao khoảng 1m; bờ phải nện chặt từng tầng lớp một, đáy ao sau khi đào xong cũng phải nện và lót chặt. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, các bể nuôi lươn có diện tích từ 10 - 50 m2. Xung quanh bờ và đáy ao có thể dùng ni-lon để lót hoặc bờ ao có thể xây cao có gờ hoặc lưới giăng để tránh lươn vượt bò đi mất khi có điều kiện thuận lợi. Nơi nuôi lươn phải có điều kiện thay nước thuận lợi và cũng cần tạo nơi cho lươn trú ẩn gần giống như quang cảnh tự nhiên.





Đáy bể có thể phủ  một lớp đất thịt pha sét (đất ruộng đang canh tác). Lớp đất này chiếm từ 1/3 -  1/2 diện tích bể, bề cao lớp đất từ 0,5 - 0,8m. Mực nước trong bể nuôi  từ 20 – 30cm. Mức nước sâu quá ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của lươn.

Trong ao có thể thả một ít lục bình, rau mác, rau dừa hoặc cỏ tạo điều kiện sinh thái giống như tự nhiên làm nơi trú ẩn cho lươn; xung quanh ao có bóng râm, hoặc có giàn lưới để che mát giảm bớt nhiệt độ nước ao và hạn chế lá cây rụng vào bể nuôi.

b. Nuôi lươn trong bể xi măng

Có thể tận dụng bể chứa nước, chuồng heo sau khi đã sửa chữa lại để nuôi lươn.



Nếu xây bể nuôi mới thì nên xây nửa nổi, nửa chìm với chiều cao khoảng 1m với diện tích từ 6 - 20 m2. Bể có dạng hình chữ nhật chiều rộng 2 - 4m để dễ dàng chăm sóc. Tốt nhất nên chia bể thành 3 ngăn: Ngăn cho lươn sinh sống (A) lớn nhất, ngăn thứ hai (B) nhỏ hơn cho lươn đẻ và cho ăn và ngăn thứ ba (C) dùng để thu hoạch.

Ngăn A có phủ một lớp bùn non và thân chuối như đối với ao nuôi và cách đáy bể 30 cm có lổ thoát nước. Xếp gạch ở đáy trong ngăn này thành nhiều ngách. Ngăn B xây vách bằng gạch hình mắt cáo cho lươn chui ra vào và quanh bên có đắp đất sét và đất thịt thành bờ rộng 0,5 m để lươn làm tổ đẻ. Ngăn C kín và thông với ngăn B bằng một ống có đường kính 20 cm và có lổ thoát nước ra ngoài có lưới chắn dạng chảy tràn phòng khi mưa to nước đầy, lươn sẽ thoát ra ngoài


Bố trí bể nuôi

- Bố trí 1cù lao bằng đất sét pha thịt (đất ruộng đang canh tác) cao khoảng 0,6 - 0,8m tạo môi trường cho lươn đào hang trú ẩn; diện tích cù lao đất chiếm từ 1/2 - 2/3 diện tích đáy bể .Trên mặt cù lao trông cây cỏ thủy sinh như cỏ , rau mác, lục bình, khoai môn nước…tạo cảnh  quan thiên nhiên thích hợp cho lươn.

- Đổ 1 lớp bùn đáy cao khoảng 0,3 - 0,4 m, nên độn thêm rơm, cây chuối mục để tạo môi trường trú ẩn cho lươn. Có thể dùng dây nilon bó thành chùm, vùi vào lớp bùn tạo điều kiện thích hợp cho lươn trú ẩn.  Lớp bùn đất này không chứa các mảnh vụn bén nhọn.

- Lươn không ưa ánh sáng, nên khi bố trí bể nuôi phải có mái che hoặc làm giàn trồng cây leo tránh được sự thay đổi môi trường một cách đột ngột.

- Giữ mức nước cao khoảng 0,2- 0,3m, phía trên có ống thoát nước có bịt lưới để nước có thể thoát ra ngoài và tránh lươn bò đi khi nước dâng lên tràn bể. Khi mức nước sâu quá, lươn vận động nhiều, tiêu tốn  nhiều năng lượng của cơ thể làm lươn chậm lớn.

- Bố trí vài bóng đèn nhỏ cách mặt nước 30 - 40 cm thu hút côn trùng rớt trên mặt nước làm thức ăn bổ dưỡng cho lươn và còn bảo vệ bể nuôi

- Vào những lúc trời mưa, lươn thường tìm đường thoát đi, vì vậy nên bao lưới quanh bể nuôi hạn chế lươn bò trốn. Ngoài ra còn phải phòng địch hại như mèo, chuột, chim.








Hướng dẫn làm chuồng nuôi ong đúng cách
Hướng dẫn làm chuồng nuôi thỏ
Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà đúng cách -
Hướng dẫn làm chuồng nuôi rắn mối
Hướng dẫn làm chuồng nuôi chim bồ câu

(st)



Toi muon biet ki thuat dat ong thoat nuoc nhu the nao o bon nilon ma khong de luon chui ra
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Tôi muôn biet thưc ăn cho lưon gôm nhung gi.
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận