Hướng dẫn học thủ ngữ khi tiếp xúc với người khiếm thính
Hướng dẫn làm lịch bằng photoshop
Cách sử dụng kính áp tròng đúng cách, để không hư hại mắt
Hiện nay, nuôi ong bằng thùng đất nện, thùng gạch theo phương pháp hiện đại là phương pháp nuôi mang lại nhiều hiệu quả cho bà con ở nhiều địa phương.
1.Thùng ong làm bằng đất nện
Thùng nuôi ong làm bằng đất có tuy nhược điểm là nặng, không di chuyển xa khỏi vườn của gia đình được, dễ vỡ, dễ bị mưa làm hỏng nhưng không phải mất chi phí làm thùng. Ong nuôi trong thùng đất đỡ hao tổn năng lượng do dễ điều hoà nhiệt, ẩm độ bên trong, dễ chống được kẻ thù do thùng dày. Người nuôi ong không tốn nhiều thời gian để chăm sóc và đỡ tốn tiền mua thức ăn cho ong ăn thêm, phù hợp với những gia đình có nhà sàn , tránh bị mưa làm hỏng thùng.
Công việc chuẩn bị:
- Bà con nên chọn tổ mối đang sinh sống để lấy đất vì đất rất dẻo dễ nhào trộn. Để làm được 1 thùng ong bằng đất, cần 2 gánh đất tổ mối khoảng 60 kg. Trường hợp không có đất tổ mối thì lấy đất đồi hoặc đất thịt ở ruộng.
-Chuẩn bị 6 tấm nilon rộng lót đẩt, 1 khúc tre già làm đinh chốt thùng, sàng để sàng đất, khúc gỗ làm chày đập đất, thước đo.
Đập và ủ đất:
-Đập đất tổ mối cho nhỏ, nếu là đất đồi hoặc đất ruộng cần sàng để loại bỏ những hòn đá, gạch, que lẫn vào
-Đổ nước vào đất, dùng tay để nhào, có thể dùng chân nhào cho nhanh và được kỹ hơn. Khi thấy đất dẻo ít dính tay, chân là được.
-Sau khi nhào xong, ủ đất 2-3 ngày để các hạt đất đều được thấm nước và nở ra, sau này thùng không bị nứt. Trường hợp sử dụng đất đồi hoặc đất thịt, bà con ủ lâu hơn 3-5 ngày.
Làm đinh tre:
-Dùng 1 đoạn gốc tre già vót 16 đinh tre chiều dài khoảng 15 cm to bằng chiếc đũa ăn cơm.
Đinh tre
Tạo phiến đất:
-Sau 3-5 ngày, chia đống đất đã ủ làm 6 phần nhỏ, mỗi phần khoảng 8-10 kg và bỏ mỗi phần vào 1 tấm nilon rộng khoảng 1m x 1 m. Chú ý cần có 2 phần nhiều đất hơn để làm đáy và nắp thùng
-Tiếp tục nhào trộn lại đất cho thật dẻo, sau đó dùng tay vỗ nhẹ để đất dần dần dãn ra tạo thành phiến đất. Bà con không vỗ mạnh vì vỗ mạnh đất sẽ bị nứt ngay.
-Cần tạo ra 6 phiến đất có cùng độ dày là 5 cm để có độ dày thùng là 4 cm. Xong phiến nào, ủ lại miếng đó bằng tấm nilon, sau khi làm xong cả 6 tấm thì mở tấm nilon ra cho khô giống nhau.
-Chú ý: Mỗi phiến đất sau khi nện xong không được di chuyển để tránh bị vỡ.
-Xác định độ khô và kích cỡ:
Sau khoảng 2 ngày, nếu trời nắng, phiến đất se lại, bà con cần cắt bỏ phần thừa của mỗi phiến với kích thước như sau:
+ Phiến đáy: Dài 53 cm (trong đó 42 cm là chiều dài thùng, 5 cm chừa cho độ dày phiến hồi trước, 5 cm nơi đỗ của ong, 1 cm chừa ngót. Rộng 31 cm (30 cm là chiều rộng thùng, 1 cm chừa ngót).
+ Phiến thành bên (2 phiến): Dài 43 cm (trong đó 42 cm là chiều dài thùng, 1 cm chừa ngót sau khô). Rộng 32 cm (trong đó 27 cm chiều cao thùng, 5 cm ép vào đáy thùng, 1 cm chừa ngót).
+ Phiến hồi sau: Dài 32 cm (trong đó 27 cm chiều cao thùng, 5 cm ép vào đáy thùng, 1 cm chừa ngót). Rộng 31 cm (30 là chiều rộng thùng, 1 cm chừa ngót). Tạo gờ ở phía trên
+ Phiến hồi trước: Kích thước giống hồi sau nhưng cần cắt bớt 1 phần phía dưới làm cửa tổ cho ong ra vào và là nơi dọn vệ sinh, nơi cho máng ong khi cho ăn thêm. Phần cửa tổ của tấm hồi trước dài 17 cm, cao 5 cm.
+ Phiến nắp: Dài 55 cm (trong đó 42 cm là chiều dài thùng, 10 cm chừa cho độ dày phiến hồi trước và phiến hồi sau, 2 cm để bưng nắp khi mở đàn, 1 cm chừa ngót. Rộng 41 cm (30 cm là chiều rộng thùng, 10 cm chừa cho độ dày hồi trước và hồi sau, 1 cm chừa ngót).
Các phiến đất theo đúng kích cỡ
Ghép thùng:
-Nhấc lần lượt từng phiến lên mang ghép vào phiến đáy.
-Dùng đinh tre đóng các phiến đất vào tấm đáy.
-Để thùng đất nơi yên tĩnh, khi khô đất trắng dần, bà con chuyển đàn ong vào để nuôi
Thùng ong hoàn thiện( chưa có nắp cửa ra vào)
Thùng ong bằng đất nện( có nắp cửa ra vào)
2.Kỹ thuật làm thùng ong bằng gạch
Thùng nuôi ong làm gạch giống như bằng đất khá nặng (khoảng 70 kg) nên khó di chuyển nhưng ưu điểm hơn thùng đất là không bị mưa làm hỏng. Ong nuôi trong thùng gạch dễ điều hoà nhiệt, ẩm độ, dễ chống được kẻ thù. Đặc biệt với những nơi an ninh nuôi ong không tốt, bà con không sợ bị mất trộm ong.
Thùng gạch hoàn thiện
Công việc chuẩn bị:
27 viên gạch mộc hoặc gạch nung loại B, 8 kg xi măng, 1 thúng cắt sạch, 1 khung cầu tiêu chuẩn (cầu dài 42 cm) làm thước đo, 1 cửa tổ bằng gỗ, 1 xô nước, bay, xẻng, 1 chiếc bao tải dứa…
Xây thùng:
- Trộn xi măng và cát (gọi là vữa): Tỉ lệ 3 cát 1 xi măng, đổ nước và trộn đều
-Trải bao tải dứa xuống nền sân nhà nơi bằng phẳng.
-Đặt vữa làm nền chân thùng
-Đặt các viên gạch lên vữa. Hồi trước, hồi sau mỗi hồi 2 viên. Thành bên mỗi bên 2 viên. Gạch thành bên gối đầu gạch hồi trước, hồi sau tạo cho thùng ong có hình chữ nhật.
-Xây xong 1 hàng gạch, xây tiếp chồng hàng 2 và hàng 3 là đủ độ cao của thùng ong tiêu chuẩn. Bà con chú ý mặt trước hàng thứ 2 không đặt gạch để làm cửa tổ ong ra vào và để xây 1 thùng ong, bà con chỉ cần chặt 1 viên gạch.
-Sau khi xây xong thành thùng, vét vữa rơi ra khỏi đáy thùng, trải đều vữa xuống đáy, đặt 6 viên gạch đã rửa sạch làm tấm đáy. Chú ý đưa 2 viên gạch lui ra phía ngoài làm chỗ đỗ cho ong sau này.
-Dùng 1 thước cữ có chiều dài 30 cm, rộng và dày 1 cm đặt lên mép phía trên hồi trước và hồi sau, phiết xi măng xuống phía dưới thước cữ tạo giá đỡ cầu.
-Sử dụng xi măng còn lại làm nắp đậy có kích thước dài 52 cm, rộng 40 cm.
-Nếu trời nắng, chỉ sau 2 ngày bà con có thể đưa đàn ong vào thùng gạch để nuôi. Chú ý: Trước khi chuyển ong vào nuôi cần rửa sạch thùng.
Hướng dẫn làm chuồng nuôi chim bồ câu
Hướng dẫn làm chuồng nuôi rắn mối
Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà đúng cách
Hướng dẫn làm chuồng nuôi thỏ
Kỹ thuật nuôi rắn hổ mang
(St)