Nuôi rắn mối từ vài năm trở lại đây đã trở thành một nghề rất nóng! Nhưng do phát triển quá nóng nên tình trạnng nhiều hộ chăn nôi gặp thất bại do rắn mối mua về bị chết. Một nguyên nhân chính gây chết rắn mối là do cách làm chuồng của bà con chưa đúng kỹ thuật. Cùng tham khảo những hướng dẫn làm chuồng nuôi rắn mối nhé
Giới thiệu
*Nghề nuôi rắn mối phát sinh từ một số hộ nông dân tại tỉnh Bến Tre trong một hai năm lại đây. Thông tin kỹ thuật nuôi còn rất hạn chế nhưng nói chung, rắn mối khá khỏe mạnh và dễ nuôi.
*Thị trường tiêu thụ tức đầu ra của rắn mối vẫn còn là dấu hỏi. Nhưng vì thịt ngon nên người nuôi có thể khởi đầu bằng quy mô nhỏ, đủ dùng cho gia đình và làng xóm để tránh rủi ro trong trường hợp thiếu đầu ra.
Phân loại
*Miền nam gọi là “rắn mối”, miền bắc gọi là “thằn lằn bóng”. Chúng thuộc họ Scincidae (skink), gồm những loài tương tự như thằn lằn nhưng cổ ngắn, chi nhỏ, kích thước dưới 35 cm. Nhóm loài này phân bố rộng trên toàn cầu, ngoại trừ các vùng cực.
*Theo ykhoanet.com, ở Việt Nam có ba loài thằn lằn bóng. Thằn lằn bóng hoa (Mabuya multifasciata), thằn lằn bóng đuôi dài (Mabuya longiccaudata) và thằn lằn bóng Sapa (Mabuya chapaense).
*Theo wikipedia, chi Mabuya hiện được giới hạn chỉ cho các loài rắn mối ở Nam Mỹ. Các loài rắn mối vốn thuộc chi này sẽ được chuyển sang chi khác, chẳng hạn các loài thằn lằn bóng ở trên hiện nay là Eutropis multifasciata, Eutropis longiccaudata.
*Cũng theo wikipedia, ở Việt Nam còn có loài rắn mối Eutropis macularia.
*Theo vi.wikipedia, loài rắn mối dương Dasia olivacea phân bố rộng khắp vùng Đông Nam Á với đặc điểm phần bụng màu ô-liu. Loài này sống chủ yếu trên cây (tree skink), có lẽ không phải là loài mà chúng ta quan tâm.
*Một tài liệu về nuôi rắn mối tạm “phân loại” hai loài rắn mối gồm: rắn mối lưng trơn và rắn mối lưng sọc.
*Có bao nhiêu loài rắn mối nội địa? Những loài được chăn nuôi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là những loài nào? Đặc điểm sinh học và phân bố của chúng ra sao? Đấy là những câu hỏi hiện vẫn còn bỏ ngỏ.
Con giống
*Có thể mua con giống đã thuần dưỡng ở các trại nuôi rắn mối hoặc bắt con giống ở địa phương. Ưu tiên bắt con giống tại địa phương vì chúng hợp với thủy thổ.
*Chọn những con to, khỏe và không bị khuyết tật.
*Phân biệt đực cái: rắn mối đực có đầu và các chi to, mình thuôn, thân và đuôi dài; rắn mối cái có đầu và các chi nhỏ, bụng to, thân và đuôi ngắn, cử động chậm chạp hơn rắn mối đực (nói vậy chớ con rắn mối nào cũng nhanh như chớp!). Rắn mối cái có đốm trắng chạy hai bên hông dọc lưng.
Chuồng nuôi
Mô hình chuồng trại của anh Hồ Chí Linh:
*Chuồng được xây theo hình chữ nhật có kích thước 2 x 5 m, cao 0.8 m. Mặt trong thành chuồng nên gắn gạch men trơn để rắn mối không thể bò ra ngoài. Bằng không phải đậy lưới ở bên trên.
*Bên trong bố trí gạch ống, ngói bể làm chỗ trú ẩn. Bên trên lót rơm hoặc lá chuối khô làm chỗ tắm nắng. Gạch phải cách thành chuồng 30 cm để rắn mối không nhảy ra ngoài.
*Tỷ lệ mái che và bãi tắm nắng là 50: 50. Ban đêm chong đèn tròn để sưởi ấm, đồng thời dụ côn trùng làm thức ăn cho rắn mối.
*Với kích thước này có thể nuôi tới 1.000 con!
Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi rắn mối
Để tháo gở kho khăn này cho bà con chăn nuôi rắn mối! Chúng tôi xin giới thiệu tới quý bà con cách làm chuồng nuôi rắn mối!
- Đối với 1000 con rắn mối sinh sản, bà con làm chuồng với diện tích khoảng trên 20 mét vuông. Chọn nơi làm chuồng thoáng mát và khô ráo, có nhiều ánh nắng
- Dùng tôn loại chưa dập sóng, cao 1,2 mét cắt đôi còn 60 cm! Vây quanh chuồng để rắn mối không bò được ra ngoài
- Một nữa chuồng lợp mái, một nữa trồng cỏ
- Chuồng rắn mối nên có ống thoát nước và có đèn chiếu sáng!
- Trong chuồng cho nhiều hoa dừa, lá chuối cho rắn mối sản sản và trú ẩn vào buổi tối.
- Thức ăn cho rắn mối chủ yếu là phổi heo, cá tạp và các loại côn trùng
- Do rắn mối là loài động vật lượng cư rất cần phơi nắng để tiêu hóa thức ăn. Chúng ta nên chọn nơi có nhiều ánh nắng để làm chuồng cho rắn mối!
Kinh nghiệm nuôi chích chòe than
Dạy chim sáo nói tiếng người
Kỹ thuật nuôi gà chọi
Phòng chữa bệnh cho chim cảnh
Phòng chữa bệnh cho chim cảnh
(St)