Hướng dẫn làm đèn trời cực dễ

Cùng tham khảo những hướng dẫn làm đèn trời cực dễ nhé. Lồng đèn gió còn gọi là lồng đèn chỉ thiên, đèn trời, tiếng Anh là Sky Lantern Lồng đèn gió bay lên nhờ không khí nóng, theo nguyên tắc của khinh khí cầu.

 
Cách 1:


Lồng đèn bay

 

Một cái lồng đèn thường thì to gấp rưỡi 1 người bình thường, nhưng không dài lắm, hình trụ bít đầu .Làm bằng loại giấy mỏng, càng mỏng càng tốt, có người dùng giấy pơluya ( giấy dân Mỹ thuật dùng để copy á, giấy đó thì wá sang ) có người dùng loại giấy giống giấy ximăng, nhưng mỏng hơn, nhẹ hơn, mỏng tang, trông hơi xam xám, không biết gọi là giấy gì Và thường là giấy trắng, như thế khi đốt đèn sẽ đẹp hơn nhiều

Hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn làm đèn lồng có khuôn , bài sau sẽ là không khuôn mong các bạn đón đọc.

Dụng cụ cần thiết:

  1. Đèn cầy ( nến)
  2. Kìm
  3. Dây chì
  4. Găng keo
  5. Vải hoặc giấy


Bước 1 :
Uống dây chì thành những vòng tròn



Bước 2 :
Xấp 3 vòng tròn theo hình trụ và dùng 3 sợi dây trì cố định lại . chừa 3 đầu ra một chút còn buộc đèn cầy vào cuối đèn.

Bước 3 :
Dùng giấy bao lại bên ngoài và dán lại bằng băng keo . cho lồng đèn thành hình túi .





Và cả bên trên nữa

Bước 5 :
Dùng 3 cộng dây trì còn dư lại theo hình dọc buộc lấy cây nến.

Lưu ý : Đốt nến xong cầm trên đỉnh đèn cho tới khi hơi nóng làm căng đèn ra mới buôn tay . Khi chuẩn bị thả, thì 1 tay giữ ngay đáy lồng đèn, 1 tay căng giữ phía trên cho lồng đèn thẳng ra theo hình dạng của nó, rồi châm lửa. Khi cảm giác lồng đèn căng phồng ra và "muốn" bay lên, thì buông tay. Lúc buông ra cẩn thận, không dễ bị phỏng lắm.



Bay Nào đây là đèn có khung trong bài hướng dẫn sau sẽ là đèn không khung theo hình dưới



 



Cách 2:

Ghi điểm trong mùa trung thu này bằng đèn trời tự - tay - ta - làm nhé!

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:
   
- Nan tre dài từ 2 m đến 2,5 m
- 3 tấm giấy mỏng bản to (bọn tớ dùng giấy mỏng bản to 1,2 m x 0,8 m)
- Hồ dán
- Chổi nhỏ để phết hồ
- Kéo
- Bật lửa
- Dây thép cỡ nửa ly
   
- Và quan trọng nhất là vải tẩm mỡ động vật nhé. Các bạn không được dùng bất cứ nguyên liệu nào thay thế đâu nhé, sẽ không an toàn đâu!
Đến phần hành động này:
Đầu tiên là buộc bấc đèn vào nè!
 Một tay bạn cầm phần mũ đèn trời, tay còn lại giữ vành đèn và châm lửa nhé (bước này phải hai người hợp tác mới được).
 Tiếp tục giữ chặt phần vành đèn, đợi cho không khí ở bên trong đèn được đốt nóng...
 ...rồi nhẹ nhàng buông tay ra....
Chiếc đèn trời sẽ bốc lên cao và mang theo những nguyện ước trong ngày rằm của bạn.
 Hãy tận hưởng một trung thu tuyệt vời với chiếc đèn trời tự tạo này nhé!

 Cách 3:

Kích thước chuẩn nhất.
Chiều cao đèn : 1,3m
đường kính : 0,7m
vật liệu : giấy càng nhẹ càng tốt, có loại giấy mỏng dán tường cũng được
Lồng đèn gió bay lên nhờ không khí nóng, theo nguyên tắc của khinh khí cầu á mà, đơn giản lắm. Một cái lồng đèn thường thì to gấp rưỡi một người bình thường, nhưng không dài lắm, hình trụ bít đầu. Làm bằng loại giấy mỏng, càng mỏng càng tốt, có người dùng giấy pơluya (giấy dân Mỹ thuật dùng để copy á, giấy đó thì quá sang), có người dùng loại giấy giống giấy ximăng, nhưng mỏng hơn, nhẹ hơn, mỏng tang, trông hơi xam xám, không biết gọi là giấy gì. Và thường là giấy trắng, như thế khi đốt đèn sẽ đẹp hơn nhiều.
Tiếp theo, phía dưới đáy lồng đèn dĩ nhiên là có lỗ hổng, cũng khá bự á. Thường thì người ta dùng chỉ, hay kẽm loại mỏng, hoặc tre chẻ mỏng ra. Chủ trương là càng nhẹ, càng mỏng, càng tốt! Người ta căng chừng hai đến bốn sợi chỉ/kẽm/tre ở đáy lồng đèn cho giao nhau, và ngay chỗ giao nhau người ta buộc một túm vải, hay bấc nhưng buộc thành một chùm to . Và tẩm dầu hôi vô đó. Khi chuẩn bị thả, thì một tay giữ ngay đáy lồng đèn, một tay căng giữ phía trên cho lồng đèn thẳng ra theo hình dạng của nó, rồi châm lửa. Khi cảm giác lồng đèn căng phồng ra và "muốn" bay lên, thì buông tay. Lúc buông ra cẩn thận, không dễ bị phỏng lắm á...


Để đèn trời có thể bay tốt nhất, xin các ACE thực hiện theo các hướng dẫn sau:

1. Bảo quản đèn trời:

- Luôn giữ cho đèn tránh bị tiếp xúc với nước, chất lỏng làm đèn bị rách. Nếu bị rách thì dùng giấy hoặc băng dính dán lại.

2. Các điểm cần chú ý khi đốt, thả đèn trời:

- Không thả đèn nơi có gió lớn, thả đèn nơi không có gió hoặc khuất gió để tránh gió thổi tạt làm cháy đèn. Không thả đèn khi trời mưa.

- Nếu đang đốt đèn mà phát hiện ra đèn bị rách thì dập lửa và dùng băng dính hoặc hồ dán lại chỗ rách rồi mới thả tiếp.

- Cần chú ý hướng gió, khi thả đèn, đèn sẽ bay theo chiều gió, vì vậy cần tính toán để tránh các va chạm có thể (cây cối, nhà cửa, cầu, ...)

3. Các bước thả đèn trời:

Bước 1: Rũ mạnh bấc cho thật tơi rồi buộc bấc vào điểm giao nhau của 2 sợi dây thép và cuốn 2 vòng.

Bước 2: Một người cầm chóp đèn kéo cao lên, người còn lại châm lửa vào bấc, chú ý cẩn thận tránh lửa bắt vào đèn.

Bước 3: Khi đèn đã căng từ từ nhấc đèn lên cao.

Bước 4: Đợi mấy phút đến khi nào tay cảm nhận được sức kéo của đèn thì thả tay ra, đèn sẽ tự bay lên trời (rất quan trọng)

Cách làm đồ chơi handmade

Thiệp cưới handmade 2012

Cách làm hoa hồng handmade

Khéo tay làm đồ handmade

Cách làm kẹp tóc handmade cực yêu cho các nàng sành điệu

Làm quà tặng bạn trai

(ST).