Hướng dẫn luộc sắn để không bị ngộ độc sắn
Hướng dẫn học thủ ngữ khi tiếp xúc với người khiếm thính
Hướng dẫn học hát vọng cổ: cách phân nhịp
Cách may giày đi trong nhà vừa dễ vừa đẹp
Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau: - Vải dạ: hai màu, màu sắc ấm dành cho giày, màu trắng dành cho lót giày - Kéo, kim, chỉ, kim ghim, máy khâu, kéo lưỡi cưa (nếu có) - Mẫu giấy: in mẫu bên tới kích cỡ vừa chiều dài của chân bạn, thông thường dài 25cm, cắt hình in làm mẫu giấy, đường nét đứt là nếp giấy gập đôi để có hình đối xứng. |
|
Bước 1: Ghim mẫu giấy hình đế giày lên vải dạ rồi cắt theo hình đế giày, đặt úp miếng đế giày vừa cắt lên vải để cắt theo được một miếng đế nữa bằng kích cỡ nhưng trái chiều. Nhớ chừa đường may khi cắt. |
|
Ghim mẫu giấy hình thân giày lên vải dạ rồi cắt theo, đặt đối xứng miếng mẫu giấy để cắt được phần thân giày liền mạch, nhớ cắt chừa ra khỏi mẫu giấy chừng 1cm làm biên may. Úp miếng thân giày lên vải dạ để cắt theo được một miếng thân giày khác cùng kích cỡ nhưng trái chiều. |
|
Làm tương tự trên vải dạ trắng để được đôi lót giày. |
|
Bước 2: May ráp phần gót giày trên miếng thân giày. Ghim miếng thân thân giày vừa khít viền bao quanh đế giày, may ráp chúng lại. Làm tương tự với chiếc giày thứ 2. |
|
Cắt giảm biên may vào sát gần đường may, nếu có kéo lưỡi cưa càng tốt, nó sẽ giúp cho vải không bị co kéo khi lộn phải, nếu không có kéo lưỡi cưa thì bạn cần bấm mũi kéo dọc các đường cong biên may. |
|
Bước 3: Làm tương tự bước 2 trên vải dạ trắng để có đôi lót giày, chú ý khi may ráp đường gót giày thì bạn chỉ may phần đầu cuối của mép vải, phần ở giữa để hổng chừng 2cm không may để sau này bạn lộn mặt phải giày. |
|
Bước 4: Lộn phải lót giày, lộn trái giày, lồng lót giày vào bên trong, như vậy hai mặt phải vải sẽ áp vào nhau. Ghim kim ổn định phần miệng giày trùng khít hai mép vải trong ngoài, rồi may ráp chúng lại bằng một đường may kín vòng quanh. Sau đó bạn lộn phải giày thông qua khe hở ở gót giày mà bạn đã tạo ở bước 3. |
|
Bước 5: Gắn nơ ruy-băng xinh xắn lên mu giày, khâu vắt hoặc khâu dấu chỉ cho kín phần khe hở ở gót giày trên lớp vải lót. |
Khá dễ dàng để có được đôi giày vải đi trong nhà trong những ngày đông lạnh. Bạn có thể dùng vải dạ, vải nỉ, vải nhung hay bất cứ vải dày mềm ấm áp nào khác.
Đôi giày vải ôm kín chân giúp bạn có cảm giác như được đi tất ấm áp nhưng vẫn rất thoáng đãng, dễ chịu, và còn tôn thêm vẻ đẹp tự nhiên của đôi bàn chân xinh.
Chúc bạn thành công nhé!
Tự may dép vải đi trong nhà không khó!
- Vải thô dày (hoặc nhung dày) làm lót trong đế dép
- Ruybăng hoặc dải vải làm viền dép
|
Bước 1: Làm đế dép:
Dùng dép nhựa hoặc dép tông mà mình đi vừa vặn, thậm chí có thể dùng chính bàn chân của mình đặt lên giấy để đồ lại hình đế dép. Khi vẽ nhớ đánh cong các đường vẽ và sau đó vẽ một đường bao rộng ra ngoài chừng 1cm để cắt theo đường đó lấy mẫu giấy.
Xếp 3 lớp vải hình chữ nhật chồng lên nhau theo thứ tự: Vải cotton mềm lật mặt trái, vải thô dày, vải cotton mềm mặt phải. May các đường chần song song dọc theo chiều dài gắn 3 lớp vải với nhau. Đường may chần cách nhau chừng 1cm. Dặt mẫu giấy lên miếng vải vừa chần, vẽ theo mẫu giấy để cắt ra một đôi đế dép, nhớ cắt hai đế dép trái chiều nhau (chân trái và chân phải). |
|
Bước 2: Cắt quai dép:
Vẽ một hình bầu dục lên giấy và cắt làm mẫu quai dép, chiều dài bằng chiều dài đế dép, chiều rộng bằng chỗ rộng nhất của chiều ngang chân cộng thêm 5cm – 8cm. Bàn chân bạn dẹp thì số cộng thêm nhỏ, bàn chân bạn bạn dày với mu bàn chân cao thì số cộng thêm tăng lên. Bạn tỉ mỉ một chút ở thao tác này sẽ giúp cho đôi dép vải hết sức vừa vặn chứ không ở cỡ chung chung như dép đi mua. Tại điểm 1/2 hoặc 2/3 của chiều dài hình bầu dục, bạn cắt khoét nhẹ một đường cong lõm vào chỗ sâu nhất chừng 2cm – 4cm tạo dáng ôm chân cho quai dép. Bàn chân dẹp khoét nông, bàn chân dày thì phần khoét sâu hơn chút. Đặt mẫu giấy lên vải để cắt theo 4 miếng quai dép giống nhau, gồm 2 miếng vải cotton mềm và 2 miếng vải thô dày. |
|
Bước 3:
Úp hai mặt phải của một miếng quai dép vải cotton và một miếng vải thô dày vào nhau, may nối tại đường khoét cong đối diện mũi quai dép. Đường may nhỏ chừng 0,5cm. Dùng kéo bấm các đoạn nhỏ tại đường biên vừa may để khi lộn phải vải không bị co kéo. Lộn phải vải của quai dép. Miết phẳng mép quai vừa may rồi may sát mép một vòng xung quanh quai dép. Bạn có thể may các đường chần tùy ý lên quai dép: ô trám, trái tim, bông hoa,… |
|
Bước 4: Khâu thường 5cm ở phần mũi quai dép rồi rút chun và đính cố định để tạo dáng quai dép khum tròn bầu bĩnh, như thế mũi dép đỡ kích sát vào đầu ngón chân bạn. Nhớ rút chun đều hai quai dép. |
|
Bước 5: Ướm quai dép vào đế dép, đặt sao cho cân đối rồi đánh dấu vào điểm giữa của chúng, bạn dùng bút/phấn để đánh dấu hoặc dùng mũi kéo nhọn bấm một khía nhỏ vào vải. |
|
Bước 6:
May ráp quai dép và với đế dép, đường may 0,5cm - 1cm. Bạn may từ điểm đánh dấu may đều sang hai bên dép, như thế quai dép cân đối hơn, không sợ khi may bai vải làm lệch quai.
Sau đó bạn cắt giảm đường may cho sát vào với dép, sao cho chỉ còn biên vải 0,3 – 0,5cm. Dùng mũi kéo bấm nhẹ vào biên vải phần mũi dép cho đỡ cộm khi viền dép. Dùng dây ruybăng hoặc dải vải rộng 2 – 3cm để may viền xung quanh dép, vừa tạo khung dép thêm đẹp vừa che đường may của đế và quai dép. |