Hướng dẫn làm mì ramen Nhật Bản

Cùng tham khảo những hướng dẫn làm mì ramen Nhật Bản nhé. Ramen có nghĩa là mì kéo dài, thường có dạng mì tươi hay mì khô đóng gói.

 

 

Mì ngon kiểu Nhật

 

 

1. Thành phần

- 4 quả trứng

- 300g mì ramen sấy khô

- ½ cốc (200g) măng tươi đóng hộp thái lát

- 200g hạt ngô tươi hoặc ngô đóng hộp

- 80g rau chân vịt tươi hoặc để đông lạnh

- 8 ly nước dùng luộc thịt

- 1 muỗng cà phê hạt dashi

- 1 muỗng canh nước tương đậu nành

- 4 muỗng canh miso tươi

- 100g giá đậu tươi

- 1 củ hành lá thái nhỏ

- 4 muỗng canh cà phê ớt

2. Chế biến

- Cho trứng vào nồi luộc, sau khi trứng chín, để trong nồi khoảng 10 phút. Dùng muôi rãnh vớt trứng ra và ngâm vào nước lạnh, bóc và cắt đôi quả trứng

- Để nguyên nồi nước sôi vừa luộc trứng, thêm mì ramen vào và nấu theo hướng dẫn trên gói mì khoảng 3 phút. Vớt mì ra và dùng nước lạnh rửa lại


Nguyên liệu miso của Nhật

- Chia mì, trứng, măng, bắp và rau bina vào 4 bát lớn cho đều


Còn đây là dashi của Nhật

- Trong một nồi lớn, thêm dashi và nước tương vào. Cho nồi lên bếp và đun sôi, sau đó tắt bếp và khuấy đều trong miso. Có thể thêm 1-2 muỗng canh miso nếu bạn muốn. Múc canh ra bát, cho giá đỗ tươi lên từng bát, cho thêm hành lá và cho tương ớt lên trên sẽ ngon hơn

Chúc các bạn ngon miệng với món ăn này!


 

Cách làm món: Mì ramen xương hầm (Tonkotsu)

Mì ramen là món ăn điển hình của xứ Phù Tang, hầu như vùng miền nào của Nhật cũng có món ăn được tạo ra từ mì ramen với những hương vị đặc trưng riêng.

 Mì ramen làm từ bột mì và nước muối, quá trình làm trải qua nhiều công đoạn rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Thực ra loại mì này du nhập từ Trung Quốc. Theo tiếng Hoa, ramen có nghĩa là mì kéo dài. Ramen có thể ở dạng mì tươi, hay mì khô đóng gói. Chỉ từ sợi mì ramen có thể chế biến nhiều món khác nhau, như mì nước tương, mì xương hầm hay mì lạnh trộn dấm... Có một điểm chung duy nhất giữa các món này là mùi vị rong biển. Nếu như mì Hàn Quốc có đặc trưng riêng là kim chi chua cay thì tất cả các tô mì Nhật không thể thiếu lá rong biển.
 


Nguyên liệu:

150g mì ramen
2 kg xương ống heo và xương gà
1 bó cải bó xôi
1 bó boarô (Boaro là một loại hành lá dùng thay hành hoa dành cho người ăn chay. Nó có hình dạng như cây tỏi tây, mùi thì ít hăng hơn hành hoa)
100g măng Nhật Bản
300g thịt ba rọi (ngoài bắc gọi thịt ba chỉ ấy)
5 quả trứng gà
50g mè trắng
50g lá rong biển
Nước dashi (được nấu từ sò điệp, nấm đông cô, rong biển)
Nước tương shoyu

Cách làm :

Xương heo và xương gà rửa sạch, hầm trong khoảng 10 tiếng đồng hồ. Sau đó lược lấy nước. Đun sôi nước dashi khoảng 1 giờ, cũng lược bỏ xác lấy nước. Hòa hai hỗn hợp nước này lại với nhau cùng với nước sốt shoyu thành một loại nước súp tonkotsu.

Thịt ba rọi rửa sạch, giữ nguyên chiều dài, cắt ra thành từng lát mỏng, cuộn miếng thịt lại, hầm trong khoảng 1 - 2 giờ. Khi thịt chín cắt khoanh.

Trứng gà luộc hồng đào, bóc vỏ cẩn thận, ngâm trong nước súp tonkotsu khoảng nửa tiếng cho thấm. Sau đó, bổ đôi quả trứng.

Luộc mì ramen khoảng 1 phút rưỡi. Cải bó xôi, boarô rửa sạch, cắt khúc, trụng sơ qua nước sôi. Rong biển cắt thành từng miếng hình chữ nhật vừa ăn.

Múc nước súp tonkotsu ra tô, cho mì ramen vào. Bày thịt, trứng, cải bó xôi và boarô lên bề mặt. Cắm rong biển bên cạnh tô. Dùng nóng.
 



Mì Ramen ấm bụng, ngon miệng

Tuy là một món ăn bình dân nhưng mì Ramen được xem như niềm tự hào của người Nhật vì có lịch sử khá lâu đời.

Nguyên liệu:

Nước luộc gà: 300ml
½ quả trứng gà, 3 lát thịt bò luộc, cà rốt, củ cải, hành lá, rau mùi, chả lụa, ½ muỗng nước tương, mì ramen và gia vị đi kèm sãn có, 1 lát rong biển, tôm hoặc chả cá kiểu Nhật, dưa củ cải muối chua hoặc măng khô.

Cách làm:

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt lát. Củ cải gột vỏ, xắt lát tròn. Hành lá rửa sạch, xắt khúc. Trứng gà luộc chín. Đun sôi nước dùng gà, thả cà rốt, củ cải vào hầm chung. Nêm chút muối, nước tương vừa ăn, thả rong biển vào. Cho thêm tôm, chả cá.

Nấu nước sôi trong một nồi khác, cho mì vào luộc chừng 1 phút rưỡi, vớt ra tô. Trộn chút nước dùng cho mì khỏi dính. Sắp thịt thái lát, hành lá, cà rốt, nửa quả trửng, chả, thịt, dưa chua vào.

Rưới nước tương lên tô mì, thêm ngò rí. Chan nước dùng ngập mặt và thưởng thức.

Bí quyết: khi nấu mì, bạn nên đậy nắp và đun sôi ở nhiệt độ cao để mì nhanh chín. Ngoài ra, bạn có thể thêm ít dầu ăn, mì cũng sẽ rất mềm ngon và không bị dính.

(St)

Cách chế biến con mì ramen của nhật bản
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
10 tuổi có làm được ko
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận