Hướng dẫn làm món bánh tráng nướng hương vị đà lạt thơm phức cho cả nhà



Hướng dẫn cách làm bánh tráng nướng món ăn vặt phổ biến không những ở Sài Gòn mà nay đã đi chu du khắp mọi miền bởi hương vị thơm ngon đặc biệt. Hãy tìm hiểu xem cách làm và chế biến cho cả nhà mình cùng thưởng thức bạn nhé!



C
ÁCH LÀM:


Nguyên liệu của một chiếc bánh tráng nướng gồm có: thịt băm, hành lá, bánh tráng và 3 cái trứng cút.



Thực hiện:
-Người bán sẽ trộn tất cả các nguyên liệu lại.

 
-Vừa nướng bánh và vừa dàn đều các nguyên liệu ra khắp mặt bánh tráng.

-Tiếp tục nướng cho đến khi trứng bắt đầu chín.
-Rắc thêm một ít tôm khô (thực ra là con ruốc khô).
-Lúc này, người bán sẽ bắt đầu đảo bánh để nướng các đường viền quanh bánh tráng.
-Đây là công đoạn khá quan trọng, bởi nếu không đều tay,
chiếc bánh sẽ bị cháy và không chín đều.
-Sau khi bánh đã chín và giòn đều, người bán tiếp tục nướng thêm một lúc để bánh có màu vàng ươm đầy hấp dẫn.
-Thêm một chút tương ớt.
-Và tiếp tục xử lý phần rìa bánh nào còn chưa chín.
-Công đoạn cuối cùng là gập đôi chiếc bánh lại.
.



 

Được mệnh danh là “pizza Đà Lạt”, bánh tráng nướng trông rất hấp dẫn. Khi bưng ra, nhân viên quán sẽ không quên đưa cho bạn một chai nước sốt chua ngọt, một chai tương ớt ăn kèm cùng một chiếc kéo để bạn tự cắt bánh. Cắt vuông, tròn hay tam giác tùy ý, miễn sao bạn có thể dễ dàng cầm miếng bánh đưa lên miệng một cách ngon lành nhất.

Quả thật, nếu lần đầu tiên thưởng thức thì chỉ ngay từ "nhát cắn" đầu tiên, khi miếng bánh vỡ vụn thành tiếng trong miệng, hầu như ai cũng "khoái" món bánh tráng nướng ngay tắp lự. Nó được so sánh với pizza không hề khập khiễng. Cũng thơm nức mũi, cũng đủ vị mặn, cay, ngậy, bùi, đã thế lại giòn tan, ăn đến đâu sướng miệng đến đó. Rất hiếm khách nào vào đây chỉ gọi một chiếc rồi đứng dậy. Bánh trông to nhưng mỏng nên người háu ăn chỉ "vài đường cơ bản" là đã hết veo. Nếu đi hai người, ít nhất bạn phải gọi 3 chiếc mới hết cảm giác thèm thuồng.

Đây là một món ăn rất bình dân, nhưng dường như ai cũng thích, vừa ăn vừa hít hà vì cay, vừa lau mồ hôi vì ngồi gần bếp than, ai dừng lại bên những người bán bánh này đều phải ăn hai ba cái một lần.

 
Thực ra, xuất xứ của món ăn này là từ.. .Đà Lạt - thành phố mộng mơ của cả nước. Có lẽ, không khí lạnh quanh năm chính là thứ đã giúp cho món bánh tráng nướng này ra đời tại đây. Ở Đà Lạt, hình ảnh các du khách xuýt xoa với cái lạnh và trên tay là cuộn bánh tráng nóng giòn thơm phức đã trở nên quá quen thuộc với mọi người.





 
Nhưng, ở Sài Gòn thì với nhiều người, món ăn này vẫn còn là một món khá lạ. Hơn nữa, khi "du nhập" vào đây, món bánh tráng nướng này cũng đã được thay đổi ít nhiều ở nguyên liệu cũng như cách thực hiện.



 
Nếu ở Đà Lạt, nguyên liệu trứng được sử dụng là trứng gà đánh nhuyễn lên thì tại Sài Gòn đã được thay thế bằng trứng cút. Và một điều đặc biệt nữa là món bánh tráng nướng nguyên thuỷ tại Đà Lạt không hề có thịt heo băm mà chỉ có trứng, hành lá và tương ớt.




 
Có lẽ người Sài Gòn đã thêm thịt băm vào để món bánh có thêm sự mặn mà của thịt cũng như khiến giá trị của cái bánh trở nên "chất lượng" hơn.




 
Món bánh tráng nướng tại Sài Gòn cũng khác với ở Đà Lạt ở chỗ bánh tráng "gốc" sử dụng trứng gà với số lượng nhiều nên khi nướng xong, chiếc bánh tráng không giòn mà trở nên dai dai, người bán sẽ cuộn chiếc bánh lại thành từng ống. Khi ăn, du khách sẽ cảm giác được hương vị béo ngậy của trứng gà trong từng chiếc bánh.




 
Trong khi đó, chiếc bánh tráng nướng ở Sài Gòn thì lại khác hẳn khi trở nên giòn rụm như một chiếc bánh tráng nướng bình thường. Đó là do tại Sài Gòn, người bán chỉ sử dụng tối đa là 2 trứng cút cho một cái bánh. Vì thế, khi nướng xong, cả trứng và thịt đều chín tới mà bánh tráng vẫn giữ được độ giòn.



 
Tại Sài Gòn, nơi nào có cafe lề đường mà tụ tập đông giới trẻ là có bánh tráng nướng. Người bán món này không ngồi cố định tại chỗ mà để cả lò nướng và bánh trên xe để di chuyển khi cần thiết. Bánh tráng nướng cũng là món khoái khẩu của học sinh, sinh viên mỗi khi tan học.




 
Hình ảnh nhưng chiếc áo trắng học trò vây quanh xe bánh tráng nuớng đã không còn xa lạ mà bắt đầu trở nên dần quen thuộc với người dân Sài Gòn. Cũng như trước đó là những xe súp cua, khoai lang nướng, bắp xào... từng một thời làm mưa làm gió nơi cổng trường Sài Gòn.



Đến Sài Gòn, chắc chắn du khách sẽ không thể nào không chú ý đến thói quen "ăn vặt" của người dân nơi đây. Món ăn vặt tại Sài Thành rất đa dạng và có mặt ở mọi nơi. Bất cứ một món ăn nhẹ nào mà "gọn gàng", "dễ xử lý" đều dễ dàng trở thành một món ăn vặt quen thuộc của mọi người.

Theo dòng chảy của thời gian, các món ăn vặt tại Sài Gòn cũng liên tục được thay đổi và "cập nhật" với danh sách các món càng ngày càng dài ra. Cách đây khá lâu là sự "thống trị" cua súp cua, khoai lang nướng, bắp xào, bánh tráng trộn... Và hiện tại món "bánh tráng nướng" đang là món được không chỉ cánh chị em khoái khẩu mà ngay cả cánh đàn ông cũng khó lòng mà từ chối mỗi khi có dịp "tụm năm, tụm bảy" lại với nhau.
 

 
Thực ra, xuất xứ của món ăn này là từ.. .Đà Lạt - thành phố mộng mơ của cả nước. Có lẽ, không khí lạnh quanh năm chính là thứ đã giúp cho món bánh tráng nướng này ra đời tại đây. Ở Đà Lạt, hình ảnh các du khách xuýt xoa với cái lạnh và trên tay là cuộn bánh tráng nóng giòn thơm phức đã trở nên quá quen thuộc với mọi người.
Nhưng, ở Sài Gòn thì với nhiều người, món ăn này vẫn còn là một món khá lạ. Hơn nữa, khi "du nhập" vào đây, món bánh tráng nướng này cũng đã được thay đổi ít nhiều ở nguyên liệu cũng như cách thực hiện.

Nếu ở Đà Lạt, nguyên liệu trứng được sử dụng là trứng gà đánh nhuyễn lên thì tại Sài Gòn đã được thay thế bằng trứng cút. Và một điều đặc biệt nữa là món bánh tráng nướng nguyên thủy tại Đà Lạt không hề có thịt heo băm mà chỉ có trứng, hành lá và tương ớt.
Có lẽ người Sài Gòn đã thêm thịt băm vào để món bánh có thêm sự mặn mà của thịt cũng như khiến giá trị của cái bánh trở nên "chất lượng" hơn.


 
Món bánh tráng nướng tại Sài Gòn cũng khác với ở Đà Lạt ở chỗ bánh tráng "gốc" sử dụng trứng gà với số lượng nhiều nên khi nướng xong, chiếc bánh tráng không giòn mà trở nên dai dai, người bán sẽ cuộn chiếc bánh lại thành từng ống. Khi ăn, du khách sẽ cảm giác được hương vị béo ngậy của trứng gà trong từng chiếc bánh.
Trong khi đó, chiếc bánh tráng nướng ở Sài Gòn thì lại khác hẳn khi trở nên giòn rụm như một chiếc bánh tráng nướng bình thường. Đó là do tại Sài Gòn, người bán chỉ sử dụng tối đa là 2 trứng cút cho một cái bánh. Vì thế, khi nướng xong, cả trứng và thịt đều chín tới mà bánh tráng vẫn giữ được độ giòn.
 
 






M
ỘT SỐ LOẠI BÁNH TRÁNG NƯỚNG KHÁC

Bánh tráng nướng bờ sông Hương


Dạo chơi bên bờ sông Hương (Huế), mùi thơm phưng phức của trứng gà và hành lá sẽ kéo chân bạn vào những quán bánh tráng nướng nhỏ xíu nhưng cực kỳ đông khách.

Tới phố đêm bên bờ sông Hương, bạn có thể tìm thấy món bánh tráng nướng ngay dưới gầm cầu Trường Tiền, phía sườn cầu bên phải.
Đặc điểm dễ nhận dạng của những quán bánh này chính là bếp than hồng rực giữa tiết trời lạnh giá. Người ta chỉ cần nhìn thôi đã muốn nhanh chân đến gần sưởi ấm và hít lấy hít để cái mùi thơm khó cưỡng ấy.



Mặc dù bánh tráng nướng không phải là món ăn được “khai sinh” trên đất Huế, nhưng người cố đô lại rất biết cách biến tấu để nó phù hợp với khẩu vị hay phong cách ẩm thực của riêng mình.

Nguyên liệu “chế” ra một chiếc bánh tráng nướng gồm có bánh tráng, trứng gà, hành lá, pa-tê và đặc biệt là mắm ruốc Huế. Chỉ một chút mắm ruốc Huế nổi tiếng này thôi cũng đủ để làm nên vị khác biệt của bánh tráng nướng sông Hương núi Ngự.
Đầu tiên, trộn pa-tê với trứng gà, hành lá và mắm ruốc Huế cùng một chút gia vị. Phết đều hỗn hợp này trên chiếc bánh tráng, rồi đặt lên vỉ nướng lên bếp than hồng.
Vừa nướng vừa xoay bánh để không bị cháy.

Người bán rất khéo léo xoay tròn chiếc bánh đều tay để nướng chín đều từ ngoài rìa vào giữa bánh mà không bị cháy. Trước khi được gập đôi lại, bánh tráng nướng còn được "son phấn" thêm bằng một vòng xoáy tương ớt trông cực kỳ ngon mắt.

Cũng phải nói thêm rằng, mặc dù người Huế nổi tiếng với sở trường ăn cay, nhưng họ rất biết chiều lòng du khách. Đơn giản như khi nghe bạn nói giọng Bắc, những người bán hàng sẽ tự điều chỉnh lượng tương ớt ít đi để bạn vẫn có thể thưởng thức món ăn theo phong cách Huế mà không bị cay… chảy nước mắt.
Bánh tráng nướng được “trang điểm” bằng tương ớt.
Khi bánh sắp chín sẽ được gập đôi lại.

Bánh được nướng cho tới khi mùi thơm của trứng gà lan tỏa, tức là đã chín. Bên bếp than hồng, ngồi thưởng thức miếng bánh tráng nướng giòn giòn, cay cay, béo ngậy, thơm phưng phức sẽ là một kiểu trải nghiệm phong cách ẩm thực thú vị khó tả.

Người ta nói tới Huế mà không ngắm cảnh sông Hương thơ mộng coi như bạn chưa từng tới Huế. Còn với tôi, nếu như đi ngắm cảnh bên bờ sông Hương mà không thưởng thức món bánh tráng nướng coi như chỉ hấp dẫn một nửa.


Đặc sản bánh tráng – Món bánh tráng nướng mỡ hành Ninh Thuận















Đặc
Còn bánh tráng ở miền Trung gian khó mới chính là bánh tráng ăn thiệt, ăn no. Chính vì thế mà cái bánh tráng miền Trung bao giờ cũng dày dặn chứ không mỏng mảnh như bánh tráng miền Nam.

Người dân Phan Rang gần đây  đã biến tấu trên nền chiếc bánh tráng nướng thành một món ăn tuyệt hảo, dân dã, khó quên, khó nơi nào có, đó là bánh tráng mắm ruốc nướng mỡ hành.

Chiếc bánh tráng bình thường với độ dày vừa phải, được cô chủ quán quét lên một lớp mắm ruốc, rưới thêm tý mỡ hành, đổ thêm vào đó một cái trứng cút, quét một thêm một lớp tương ớt rồi đưa lên lò than đỏ rực. Mùi thơm của mắm ruốc quyện với tương ớt, mỡ hành khiến cho vị giác chúng ta phải làm việc liên tục. Dùng kéo cắt thành từng miếng nhỏ, đưa lên miệng cắn một miếng, miếng bánh tráng ròn tan, vị cay của tương ớt, vị béo của mỡ hành cộng thêm vị thơm của mắm ruốc thì e rằng bạn khó lòng mà cưỡng lại việc ăn thêm một cái  nữa.


Là một món ăn chơi dân dã nhưng từ lâu bánh tráng nướng mỡ hành (còn gọi là bánh tráng nướng trứng) đã trở thành thứ quà vặt không thể thiếu trong từ điển ẩm thực của nhiều người đặc biệt là sinh viên.

Xuất xứ từ Ninh Thuận nhưng khi du nhập vào Sài Gòn, món ăn này đã có chút ít thay đổi để phù hợp với khẩu vị của người Nam bộ. Nếu như người miền Trung thường cho nhiều ớt, mắm ruốc để tăng độ cay mặn thì dân Sài Gòn lại giảm cay, tăng ngọt và béo.

Chiều se lạnh, ngồi bên bếp than nóng, vừa nhìn đôi bàn tay thoăn thoắt nướng bánh của anh chủ quán, vừa thưởng thức từng cuộn bánh nóng giòn thì còn gì tuyệt bằng. Bánh tráng (thường là bánh tráng mè hoặc bánh tráng tôm) được đặt lên lò than nóng sau khi thoa đều hỗn hợp gồm mắm ruốc, mỡ nước, hành phi, tương ớt và một ít ớt bằm nếu ai thích ăn cay. Bánh vừa đặt lên lò phải nhanh tay đập vỡ một quả trứng (trứng gà hoặc trứng cút), dùng cọ tán đều mặt bánh. Kế đó, rải đều hành lá thái nhuyễn lên. Tay phải xoay đều cái bánh nếu không sẽ dễ bị cháy hay trứng chín không đều. Khi trứng bắt đầu phồng lên trông đến vui mắt, anh chủ dùng đũa, nhanh nhẹn kẹp và cuộn tròn bánh lại. Bọc thêm một lớp giấy bên ngoài cho khỏi phỏng tay là bạn có thể vừa thổi vừa ăn. Người ăn không mất nhiều thời gian chờ đợi vì chỉ một phút để hoàn thành một cái bánh.

Công đoạn chế biến có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi phải có sự khéo léo, tỉ mỉ. Bánh chỉ ngon khi nướng với than củi và than phải luôn giữ hồng. Mắm ruốc cho bánh tráng nướng mỡ hành cũng lắm công phu. Mắm ruốc sống mua về ở chợ phải chọn thật kĩ nếu không dễ bị cát. Sau đó lọc lại rồi kho với me, sả, đậu phộng rang đâm nát, nêm nếm gia vị sao cho phù hợp. Kho đến khi mắm ruốc sền sệt là được.

Khi ăn, vị cay của ớt, vị bùi của trứng, cái béo ngậy của mè, đậu phộng, cái đậm đà của mắm ruốc hòa quyện với hương hành thơm ngát không khỏi làm người ăn xuýt xoa. Một điều đặc biệt khiến người ăn thích thú đó là hai đầu của bánh giòn rụm còn phần giữa thì dai dai, nóng hổi.

Chẳng biết từ bao giờ bánh tráng nướng mỡ hành đã trở thành món ruột của sinh viên làng đại học. Không hiếm gặp cảnh sinh viên quay quần xung quanh bếp than hồng chờ đợi những chiếc bánh nóng giòn. Và trong khoảnh khắc chờ đợi ấy, biết bao câu chuyện, bao cuộc làm quen nảy nở.





Tai heo cuốn bánh tráng cực ngon
Hến xúc bánh tráng
Bánh tráng cuốn thịt luộc đổi bữa cuối tuần
Cách làm bánh canh Trảng Bàng
Làm bánh cuốn bằng nồi hơi chuyên nghiệp như





(ST)






Neu muon lam banh trang nuong ko co bep than thi dung cach nai?
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Dùng bếp ga, bếp hồng ngoại đều được mà bạn
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Cho e hoi.neu lam banh trang nuong da lat thi e phai dung banh trang cua da lat hay dung loai banh trang nao cung dc.neu nhu o ngoai bac nang nong thi lam banh trang nuong de ban co dc ko a..xin cho e cau tra loi.e xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Dùng bánh tráng Đà Lạt là tốt nhất nhưng không có thì dùng bánh tráng ngoài này cũng được. Thời tiết nắng nóng em chú ý đến các phương pháp bảo quản nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
nhìn ngon quá đi ! cho em hỏi dùng trứng cúc hay trung711 gà cái nào ngon hơn vậy ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Dùng trứng gà em ơi!
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
trứng gà ngon hơn b
hơn 1 tháng trước - Thích
chị ơi cho e hỏi cái địa chỉ mua bánh tráng được không ạ?nếu ko có bánh tráng thì lấy bánh đa nem làm có đươc không ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Siêu thị có mà bạn
hơn 1 tháng trước - Thích
không dùng con ruốt được không
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Cũng được
hơn 1 tháng trước - Thích
Cho hoi banh trang dung de nướng la bay trang j z
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
den qa
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Bánh tráng ngon mua ở dâu vây mọi người
hơn 1 tháng trước - Thích
K e
hơn 1 tháng trước - Thích
Cho e hoi, lam banh trang nương mo hành ma ko co ruốc voi tôm khô co dc ko
hơn 1 tháng trước - Thích
Bánh tráng nướng là một món ăn nhẹ có xuất xứ từ Phan Rang (Ninh Thuận), sau đó rộng rãi ở Đà Lạt, Phan Thiết và phổ biến tại Sài Gòn. Nó được làm từ loại bánh tráng mỏng nướng giòn với phần nhân bánh phong phú như xúc xích, gà xé, thập cẩm, hải sản, khô bò, phô mai, trứng gà..., tương tự như kiểu bánh pizza của Ý và rưới kèm nước sốt (tương ớt và sốt me). Bánh tráng nướng phô mai Bánh tráng nướng thường hay ăn chung với các món ăn vặt như bạch tuộc nướng, hồ lô nướng và trà chanh.
hơn 1 tháng trước - Thích
nghĩ sao nói bánh tráng nướng là từ Đà Lạt vậy????
hơn 1 tháng trước - Thích
Một sự nhầm lẫn khá lớn
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận