Cách làm món vịt xáo măng ngon tuyệt vời
Cách làm món vịt xáo măng thơm ngon đậm đà
Cách làm món vịt xáo măng ăn là mê luôn
Hướng dẫn cách nấu món vịt xáo măng tươi (khô) ngon tuyệt vời đầy là một trong những món ngon nhất dành cho dân nhậu, không những thế vịt còn làm được rất nhiều món khác nhau như, làm gỏi vịt, vịt nướng móc mật, cách nấu cháo vịt, cách nướng vịt xiêm...rất đa dạng và tùy theo sở thích của mỗi người mỗi khẩu vị để chúng ta làm.
Hướng dẫn cách nấu món vịt xáo măng tươi (khô) ngon tuyệt vời từ xua nay vịt vẫn là món ăn mà rất nhiều người biết tới, rất dễ làm mà lại có sẵn trong mỗi gia đình chúng ta, nếu gia đình nào biết chăn nuôi thì không lạ lẫm gì nữa.
Vịt có thể làm được rất nhiều món mà khác nhau và đặc biệt là có món tiết canh vịt mà nhậu thì còn gì bằng đúng không các bạn, rất bổ và an toàn nếu tự tay mình làm nhé.
Nguyên liệu cần có cho món ăn này
+ Vịt: 300g (đầu, cổ, cánh)
+ Măng: 100g (khô)
+ Gừng, hành tím băm, hành lá: vừa đủ
+ Rượu trổng: một ít
+ Muối, bột ngọt, đường.
Vịt nấu măng là món ăn thường dùng trong các bữa tiệc hoặc ngoài quán ăn, tuy nhiên món này đôi khi dùng với cơm cũng khá là ngon. Nhưng trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn Cách làm món vịt nấu măng tươi hoặc khô ăn với bún ngon không thể tả luôn.
Mách nhỏ: Nếu xác định ăn măng khô thì ngâm măng tối hôm trước, để măng nở mềm, rồi luộc, xả, rửa cho sạch.
Cách làm món vịt nấu măng
Cách làm món vịt nấu măng tươi hoặc khô ăn với bún
- Thịt vịt làm sạch, dùng gừng giã nhỏ hòa với rượu, xát đều lên vịt để khử mùi hôi, rửa sạch. Sau đó chặt miếng vừa ăn, ướp tí muối, bột ngọt, hành tím băm, để ngấm trong 15 phút.
- Măng khô (đã ngâm), luộc kỹ, xé nhỏ, rửa sạch.
- Hành lá nhặt, rửa sạch, xắt nhỏ.
- Bắc nồi lên bếp, cho vịt vào xào săn, cho tiếp măng vào xào thêm khoảng 5 phút. Sau đó đổ thêm một lượng nước đủ dùng vào nấu (hoặc dùng nước luộc bông cải).
- Khi sôi, vặn lửa nhỏ, nấu đến khi măng – vịt chín vừa ăn. Nêm gia vị muối, đường, bột ngọt, bỏ hành lá vào, tắt bếp. Ăn nóng.
Hướng dẫn cách nấu món vịt xáo mang tươi (khô) ngon tuyệt vời
CÁC LÀM MÓN VỊT XÁO MĂNG
Nguyên liệu:
- 1 con vịt béo (đủ cho khẩu phần ăn 4 người).
- Măng lá và măng củ.
- Mùi tàu (ngò gai), húng quế, hành lá, gừng, rượu trắng, chanh, ớt, tỏi, gia vị…
Cách làm:
- Vịt làm sạch lông, lấy hai thìa muối hạt to xát đều trong và ngoài. Để 5-10 phút rồi xả lại dưới vòi nước lạnh.
- Tiếp tục chà xát vịt thật kỹ bằng gừng thái chỉ, ½ bát ăn cơm rượu trắng. Công đoạn này mất khoảng 10 phút, sau đó tiếp tục xả sạch vịt dưới vòi nước.
- 1 quả chanh vắt lấy nước cốt, thoa đều khắp mình vịt và cả bên trong, rồi đặt lên rổ cho ráo.
- Chặt riêng đầu, cổ, cánh và thân.
- Măng thái để sẵn, luộc qua 3-4 nước cho đỡ mùi. Nếu muốn giảm vị chua có thể xào qua với muối
- Phần thân vịt cho vào nồi nước có sẵn gia vị, củ gừng nướng hơi cháy, đun với lửa vừa phải sao cho thật mềm.
- Phi thơm hành củ khô, cho đầu cổ, cánh, chân chặt khúc vừa ăn vào đả, nêm chút mắm, gia vị, tiêu cho đậm đà, tiếp đến cho măng đã xào vào. Đợi khi nồi nước dùng được, vớt thân vịt ra, đổ đầu cổ và măng vào.
Thịt vịt sau khi chặt xếp lên đĩa cho đẹp, nồi nước dùng dậy mùi thơm, thêm đĩa bún, cùng đĩa rau mùi tàu, húng và tất nhiên không thể thiếu cả bát nước chấm ớt tỏi, bữa ăn sum họp gia đình sẽ hoàn hảo và đầy ắp tiếng cười.
Người Tày ở Hà Giang làm món bún vịt
Làm bún mà kỳ công như làm bánh, ăn cùng với nước luộc béo ngậy của những chú vịt nuôi thả ở suối, đó là món "đặc sản" của người Tày ở Hà Giang vào rằm tháng 7, một trong hai ngày lễ lớn nhất trong năm của tộc người này.
Sau Tết Nguyên Đán thì rằm tháng 7 là lễ lớn nhất của người Tày ở Hà Giang. Rằm tháng 7 hay dân tộc Tày còn gọi là “Chỉn chất”, đây là ngày mà con cháu đi làm xa về đoàn tụ gia đình, thăm họ hàng.
Để có ngày rằm ấm cúng mỗi gia đình đều phải chuẩn bị từ những tháng trước, như nuôi vịt, phơi lá, phơi chuối khô để làm bánh... trong đó không thể thiếu các món ăn truyền thống như bún vịt, bánh chuối, măng, núc nác nộm... mà đáng nhớ nhất là món bún vịt.
Làm bún vịt rất kỳ công, do một người lớn tuổi trong gia đình phụ trách, thường là mẹ hay con dâu cả. Khi các món ăn phụ khác đã xong mà món bún vịt chưa xong thì coi như chưa bắt đầu phá cỗ ăn rằm.
Những con vịt được nuôi từ sau Tết, luôn được thả ra bờ suối, tới tháng 7 âm đã mập mạp, chéo cánh, đấy là những con vịt ngon nhất. Sau khi chế biến sẽ lấy nước luộc vịt chan bún.
Khó nhất trong món này đó chính là làm bún... phải huy động mọi lực lượng trong nhà tham gia, từ giã bột, ép bún...
Người ta dùng gạo tẻ hạt đều, không dẻo quá, đi xát thành bột khô, nhào nặn với một lượng nước vừa đủ, nặn thành những viên bột to khoảng bát tô, sau đó cho vào nước sôi, luộc khoảng 15 phút, với một nửa bột chín và bột sống.
Đem những viên bột đó đi giã nhuyễn, sao cho bột sống và chín quyện với nhau. Đây là khâu mất nhiều công sức nhất, vì thế thường được giao cho người trẻ trong gia đình làm, nhất là các anh con rể. Qua đó cũng đánh giá được con rể là người cẩn thận hay không khi xem qua độ nhuyễn của bột.
Khuôn làm bún, do các gia đình tự chế nên trông rất đơn giản. Người ta nặn bột thành viên, thả vào khuôn. Những sợi bún tròn, mịn sẽ hình thành qua khuôn này, thả xuống nồi nước sôi, luộc khoảng 5 phút sẽ chín.
Một tô bún vịt ngon là sự hòa quyện của nước chan béo ngậy, những sợi bún dài, mềm, mịn. Món này ăn kèm với thịt vịt, các loại rau thơm như lá hẹ, rau mù