Mùa đông, lẩu là món rất được ưa chuộng; tuy nhiên để chuẩn bị cho gia đình mình một nồi nước dùng vừa ngon, ngọt lại không bị ngán, bạn cũng cần phải có những bí quyết riêng. Cùng tham khảo những hướng dẫn làm nước lẩu cực ngon nhé
BÍ QUYẾT NỒI LẨU NGON
KINH NGHIỆM: Mách chị em bí quyết nấu nồi lẩu ngon tuyệt cú mèo
Em thì chẳng biết nấu lẩu Thái đâu dù mùa đông cũng rất thích xì xụp cùng anh xã ăn lẩu tại nhà vào mỗi cuối tuần. Thế nhưng, em cũng được mệnh danh là khéo tay hay làm. Cô dì, chú bác, anh chị em nội ngoại, nhà ai có vài mâm khách cũng đều nhờ vả em đến để nấu ăn giúp.
Được tiếng thế thôi nhưng vì món lẩu Thái em chưa nấu bao giờ nên thật sự không tự tin lắm. Song em cũng có kinh nghiệm nấu các loại lẩu khác cũng ngon không kém.
Do đó, em cũng có một chút kinh nghiệm về vụ nấu lẩu theo bí quyết riêng của mình. Tất nhiên, em chỉ xin nhận đây là những kinh nghiệm nhỏ xíu thôi. Chắc chắn là chưa đầy đủ ạ nhưng mà em cứ tự tin post lên đây chia sẻ để chị tham khảo nhé. Có gì thì các bà nội chợ khéo tay hay làm khác cũng góp ý cho em luôn nhé để trình bếp núc và đặc biệt là trình nấu lẩu mùa đông của em lên tay.Vừa mới tuần trước, bạn của anh xã qua nhà chơi. Anh xã cũng đề nghị em nấu lẩu chiêu đãi bạn. Em nấu một nồi lẩu to và được bạn anh xã khen lắm. Buổi ăn lẩu cuối tuần hôm ấy vừa kinh tế và cũng rất vui vẻ ấm cúng.
Trước hết là về nước dùng: em hay mua xương heo ở phía đuôi, lẫn xương bò, xương gà để về ninh lấy nước vì nước dùng như vậy mới đạt được độ ngọt như ý.
Chị lưu ý là nếu dùng xương lợn không để ninh lấy nước thì cũng không ngọt lắm đâu. Chưa kể, nếu cho nhiều xương heo quá thì nước dùng bị ngán. Vì thêm cho 3 loại xương trên vào nước dùng sẽ có một nồi lẩu ngon vì nước lẩu sẽ ngọt mà không hề bị ngán.
Khi mua xương tại chợ hay các siêu thị, em thường đun qua 1 lần nước và rửa cho hết nước đen rồi thả xương hầm nước. Khi nước sôi lên là vặn nhỏ lửa lại để nước không bị đục.
Tiếp theo, nếu có sá sùng thì em cũng nướng vài con thả vào nước. Nước dùng sẽ ngọt thanh lắm ý. Kế đến, em cũng nướng cháy vài củ hành khô, bóc vỏ rồi thả vào nước sẽ khiến nồi nước thơm.
Nếu không thích thả sá sung và hành khô nướng vào nước dùng thì chị em cũng có thể cho xu hào và hành tây vào túi vải rồi thả nồi nước lẩu. Tuy nhiên, em không thích cách này vì nó có vẻ gây cho nước lẩu mùi vị không đặc trưng mấy.
Lúc này, em cũng tiếp tục cho thêm 1 gói gia vị lẩu mua ngoài chợ về. Nếu nấu lẩu gà, bạn nên cho gia vị lẩu gà. Nếu nấu lẩu bò hay hải sản, bạn cho thêm gói gia vị gà, hải sản. Như vậy, nó sẽ khiến nồi nước lẩu đảm bảo có mùi như ý.
Khi đã sở hữu một nồi nước lẩu có vị chua chua dịu và ngọt mát và đặc biệt khi nước lẩu đã đạt độ ngọt mong muốn gần ăn, lúc này chị em nên thái dứa mỏng thả vào nồi sẽ có vị chua thơm mùi dứa.
Nói chung, em thấy nấu lẩu không khó. Tất cả phụ thuộc vào việc mọi người định nấu lẩu gì mà cho gia vị và gia giảm phù hợp.
Với các trên của em thì em hay dùng cho lẩu bò, lẩu hải sản. Riêng với lẩu gà thì lại phải làm nguyên chất bằng xương heo và xương gà. Không nên cho thêm vị chua ngọt đâu nhá vì khi nhúng ngải cứu nó sẽ làm chua rau không được ngon đâu.
Nhắc đến lẩu làm em lại thèm quá đây. Cuối cùng em xin chia sẻ thêm một tí bí quyết em học lỏm được từ một mẹ ở trên mạng chỉ bảo. Đó là nên cho vào nồi lẩu vài thìa tinh dầu mè nguyên chất sẽ cho nồi lẩu của bạn một mùi vị khá đặc trưng đấy.
– 500gram xương ống lợn, hoặc đầu cổ cánh gà , vịt, ngan để làm nước dùng
– Ngao, tôm, cua, thịt bò, lòng non, đậu phụ, nấm rơm, nấm kim chi,cà chua, xả, ớt, sa tế, bột nêm, các loại rau như rau cần, rau muống, rau cải thảo….
– Hoa hồi khô, thảo quả, quế bẻ nhỏ, dứa (quả thơm), váng đậu
Nước dùng cho nồi lẩu thập cẩm là bước chuẩn bị quan trọng nhất để có một nồi lẩu thập cẩm ngon. Đầu tiên bạn hãy cho vào nồi lẩu tất cả phần xương ống, xương gà, ngan vịt luộc sơ qua và đổ nước luộc đi để hạn chế mùi hôi tanh. Tiếp sau đó, nếu bạn có nồi áp suất hãy cho nước và xương cùng một lượng muối nhiều một chút,để nước dùng có vị đậm đà, hãy hầm trong khoảng 1-2 tiếng. Nếu bạn không có nồi áp suất thì chỉ cần cho xương vào chảo và đảo qua cháy cạnh cùng một vài thìa nước mắm và xả băm nhỏ để xương được sấm gia vị .
Tiếp theo , hãy cho phần xương vào nồi lẩu, đổ lượng nước gần đầy nồi lẩu, cho các gia vị như muối , hạt nêm, cà chua thái lát, hoa hồi, thảo quả, quế và dứa thái lát, cho 1 thìa cafe sa tế và bắt đầu đun sôi trong 15p. Khi nước sôi bạn hãy bật nhỏ lửa và cho ngao vào và đun tiếp trong 15 để nước dùng ngọt hơn. Vậy là bạn có thể bắt đầu cho các nguyên liệu khác vào để bắt đầu ăn lẩu thập cẩm rồi.
THAM KHẢO THÊM: Lẩu nấm chua cay
Nấm là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, khi đi mua nấm, các chị em cũng cần phải lựa chọn kỹ càng vì nấm để lâu không thể dùng được. Màu sắc của nấm đã bị để lâu có thể chuyển màu, từ trắng sang vàng, hoặc khi sờ vào sản phẩm cảm thấy nấm bị nhớt và mùi bị chua hoặc lên men, rất khó chịu. Những sản phẩm đã có những dấu hiệu này thì chị em không nên mua về chế biến nhé.
Giữa tiết trời mùa đông lạnh lẽo, được cùng cả nhà ngồi thưởng thức nồi lẩu nấm cay, tận hưởng cảm giác nóng ấm lan tỏa dần dần vào trong cơ thể thật là thích thú.
Nguyên liệu:
- Nước lẩu: 2kg xương ống lợn, 150g ớt sa tế, 120g hạt nêm nấm, 10ml dầu vừng, táo tàu, kỷ tử, tỏi, đầu hành, đẳng sâm, 150g nấm tiên, 150g nấm măng hoa, 150g nấm đùi gà.
- Thịt ăn kèm: thịt bò, dê, gà...
- Rau ăn kèm: tùy thích
- Nước chấm lẩu: dầu vừng, hành, rau mùi thái nhỏ, vừng rang, lạc rang, tỏi xay, gừng xay, ớt xay, hạt nêm gà, tiêu. Bún hoặc mì để dùng kèm với lẩu.
Cách làm:
- Hầm xương ống 60-90 phút cho ra hết chất ngọt, vớt bọt thường xuyên.
- Cho vài tép tỏi đã bóc vỏ, táo tàu, kỷ tử, đầu hành, đẳng sâm, dầu vừng, ớt sa tế vào nồi nước dùng, nấu khoảng 5 phút. Nêm hạt nêm nấm vừa ăn.
- Nấm tiên, nấm măng hoa, nấm đùi gà rửa sạch, để ráo, thái miếng vừa ăn. Cho nấm vào nước dùng, nấu thêm 10 phút.
- Trộn đều các nguyên liệu làm nước chấm lẩu. Khi thưởng thức, húp bát nước cốt nấm đầu tiên, tiếp theo là các loại nấm. Cho các loại thịt, rau vào nồi lẩu, ăn kèm mì hoặc bún tùy thích.
THAM KHẢO THÊM: Lẩu xí quách
Xí quách thường dùng làm lẩu xí quách, một loại lẩu có hương vị mới lạ, ít xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng. Lẩu xí quách được chế biến từ nước xương hầm kết hợp với các nguyên liệu như táo đỏ, lê, nấm tuyết nhĩ… nên nước lẩu thơm mùi rau quả rất tinh khiết… Có nhiều người còn cho thêm vào lẩu thịt gà, tôm... cũng rất ngon. Cái này tùy theo khẩu vị của mỗi gia đình.
Nguyên liệu:
- Nước dùng heo, xương heo (còn thịt)
- Nấm tuyết, củ năng
- Cà rốt, Ngô Mỹ, gừng, hành Boarô
- Hành tím, tần ô, xà lách xoong, cải thảo
- Bún
Cách làm:
- Xương làm sạch. Nấm tuyết ngâm và cắt vừa ăn. Củ năng: cắt vừa ăn. Cà rốt: tỉa hoa và cắt lát. Ngô Mỹ và hành tím cắt khoanh. Gừng cắt sợi, hành Boarô cắt khúc xéo.
- Các loại rau: làm sạch và trình bày ra đĩa.
- Xương nấu chín mềm sau đó cho nấm tuyết, củ năng, bắp Mỹ và gừng, nấu thêm 10 phút.
- Nêm gia vị vừa ăn
- Trình bày nồi lẩu ngon với cà rốt, hành tím và hành Boarô.
Món lẩu này cực kỳ được các quý ông yêu thích vì vị ngọt của nước lẩu lẫn những xí quách cực ngon.
(St)