Hướng dẫn hít thở trong Yoga đúng cách
Hướng dẫn gấp móng vuốt bằng giấy
Cách làm sa tế tỏi ớt được khá nhiều tìm kiếm dùng để ăn bún bò hay là bánh tráng trộn. Điều gì tạo nên hương vị tuyệt hảo của mỗi món ăn? Đó là nguyên liệu, đó là cách chế biến, đó là những bí quyết độc đáo. Không chỉ vậy, yếu tố góp phần tạo dựng sự thơm ngon, dư vị riêng khó quên cho từng món ăn đó còn là những loại gia vị đi kèm như tương ớt, nước sốt, nước tương… và còn có một loại gia vị đặc biệt: sa tế. Một chút sa tế dùng để chấm thịt, cá, xúc xích, một chút sa tế hòa cùng nước lẩu hay tô bún, tô mì, phở…cũng đủ làm tăng lên gấp nhiều lần hương vị thơm ngon. Nhưng quả thực vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay khiến chúng ta đều rất lo lắng. Những lọ sa tế có thể dễ dàng mua được ở ngoài chợ hay các đại lí, nhưng liệu chúng có thực sự đạt chuẩn tiêu chí thực phẩm sạch? Không ai có thể chắc chắn điều này. Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu cách làm sa tế của người Hoa, vài bước đơn giản sau đây sẽ giải quyết mọi mối lo của bạn.
Nguyên liệu cần có cho món ăn này
+ Ớt bột: 1 lạng.
+ Giềng: 1 củ.
+ Hành tím: 5 củ nhỏ.
+ Ít tỏi.
+ Sả: 3 cọng.
+ Tôm khô: 30 gam.
+ Vài nhánh đầu hành trắng.
+ Đường, muối, nước mắm.
+ 1 lọ thủy tinh đựng sa tế.
Cách làm sa tế tôm
Chắc hẳn nhiều người nghĩ, muốn làm sa tế chỉ cần trộn ớt với tỏi rồi nấu lên, nhưng thực sự muốn làm sa tế ngon thì không phải vậy. Cách làm sa tế tỏi ớt sau đây là sự kết hợp giữa tỏi, ớt cùng chút đậu phộng, tôm khô và giềng tạo nên hương vị sa tế đặc biệt thơm ngon, nên cũng có thể gọi là sa tế hành.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Đầu tiên, bạn đổ toàn bộ ớt bột đã chuẩn bị ra bát. Sau đó, bạn rưới ít nước sôi lên để ớt bột nở ra, rồi trộn đều ớt lên.
Bước 2: Tiếp theo, bạn rửa sạch hành tím, bỏ vỏ, thái thành từng miếng nhỏ, rồi băm nhuyễn toàn bộ hành tím. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn hãy dùng máy xay (nếu có) để công đoạn này dễ dàng và tiện lợi hơn nhé.
Đối với các nguyên liệu còn lại: tỏi, sả, đầu hành trắng, bạn rửa sạch, bỏ vỏ, thái mỏng rồi sau đó băm hoặc xay nhuyễn. Riêng với tỏi, tùy khẩu vị của mỗi gia đình, lượng tỏi có thể ít hay nhiều tùy ý.
Bước 3: Bạn có biết để làm được sa tế có vị ngon đặc biệt thì cần gì không? Bí quyết chính là tôm khô. Trước hết, bạn ngâm tôm khô vào nước ấm, rồi vớt ra để ráo và xay nhuyễn.
Bước 4: Bạn cho khoảng 2 thìa dầu ăn vào chảo rồi đặt lên bếp đun. Khi dầu ăn nóng lăn tăn gợn sủi thì bạn nhanh chóng cho đầu hành trắng, tỏi, hành tím vào phi thơm lên.
Đợi khoảng 2 phút đến khi hỗn hợp trên có màu vàng đều thì tiếp tục cho sả và giềng vào đảo đều tay. Lưu ý, bạn nên bật bếp trung bình và nhớ phải đảo đều liên tục để các nguyên liệu không bị cháy.
Tiếp theo, bạn cho ớt bột và tôm khô vào đảo đều, nêm chút nước mắm, muối, đường.
Bước 5: Vặn nhỏ lửa, đun hỗn hợp trên trong khoảng nửa tiếng. Sau đó tắt bếp, đợi đến khi hỗn hợp nguội hẳn thì cho vào lọ thủy tinh đã chẩn bị trước đó. Để bảo quản tốt sa tế, bạn cho lọ sa tế vào tủ lạnh, khi nào ăn mang ra dùng dần.
Yêu cầu thành phẩm:
Lọ sa tế bạn làm được coi là thành công nếu khi mở nắp, bạn cảm nhận được vị thơm của giềng, tỏi hòa cùng vị ớt cay nồng. Tuy nhiên cũng không nhất thiết phải cho tôm khô bởi có một số người dị ứng với tôm.
Sa tế đôi khi cũng được ưa chuộng hơn ớt tươi bởi chính hương vị thơm ngon cay nồng. Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi ăn kèm sa tế với nhiều món ăn khác,vậy nên nhiều bạn thường tìm kiếm cách làm sa tế ăn bún bò hay cách làm sa tế ăn bánh tráng trộn là rất phổ biến. Hiện nay trên thị trường xuất hiện loại sa tế khô, loại này được đóng gói nên sử dụng cũng khá thuận tiện. Tuy nhiên tự tay làm cho gia đình một lọ sa tế ngon thì mang ý nghĩa đặc biệt hơn nhiều các bạn nhỉ. Chúc các bạn thành công và hài lòng với món sa tế mà chúng tôi vừa giới thiệu.