Hướng dẫn làm rượu cần của các người Mường

Tết của người Mường thường là mọi người cùng người thân ngồi quây quần, ấm cúng bên vò Rượu cần Hòa Bình, thứ rượu được làm từ “men say” của đại ngàn trộn lẫn với gạo nếp thơm và gửi gắm trong đó cả sự khéo léo của người phụ nữ Mường đã làm cho rượu cần có được vị ngọt riêng. Và mỗi bữa tiệc bên rựơu cần ấy đã thực sự là nét đặc sắc để mỗi người trog gia đình, cộng đồng dân tộc Mường như gần gũi nhau hơn, ấp ủ nhiều hơn những ước vọng tốt đẹp cho một năm mới ấm áp, may mắn, hạnh phúc.

Rượu cần Hòa Bình có từ bao giờ không ai biết chỉ biết rằng ngày hè nắng nóng đi làm đồng về không có “hớp” rượu cần không giải cơn khát, đám cưới không có “gánh” rượu cần thì cô dâu chưa về nhà chồng và đặc biệt là ngày Tết không có vò rượu cần cúng tổ tiên đêm giao thừa thì chưa nên xuân.
Vể Mường Bi, mường Vang, hay mường Thàng, mường Động, đi tới Mường nào ta cũng gặp đặc sản rượu cần của quê hương. Đặc biệt khi được thưởng thức hương vị của rượu cần bên bếp lửa ấm cúng trên ngôi nhà sàn; cùng người già trong Mường kể chuyện về sự tích rượu cần, ta sẽ thấy và cảm nhận được sâu sắc hơn nét văn hóa độc đáo của người Mường Hòa Bình.
Theo sự tích của người Mường về rượu cần thì thứ rượu đặc biệt này được làm từ sự thông minh, khéo léo của người con dâu Mường có hiếu. Đặc biệt hơn, để làm nên hương vị của rượu cần nhất thiết phải có men lá, thứ men lá được làm từ rễ và lá của một số loại cây rừng. Nhưng có đủ vị lá rồi, muốn men thơm ngọt hay không lại phải phụ thuộc vào độ khéo, độ tinh tế của người phụ nữ trong cách làm men.