Hướng dẫn làm tắc chưng đường phèn trị ho hiệu quả

Chanh đào mật ong và tắc chưng đường phèn đều trị ho cực kì hiệu quả. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm 2 món này một cách giản tiện, hiệu quả, không tốn nhiều công sức.



Cách làm chanh đào mật ong không bị đắng:

Nguyên liệu:
– Chanh đào: 1kg, chọn những quả chanh căng múi, sậm vỏ thì là chanh già quả, nhiều nước
– Mật ong: 0.8kg, nếu có thể tìm được thì tốt nhất là mật ong bạc hà, nếu không có thể dùng những loại mật ong khác
– Đường phèn: 0,4kg
– Muối tinh: 2 thìa
– Gừng tươi: 1 miếng
– Hũ thủy tinh: Nên dùng loại hũ 1/2 lít để dùng đến đâu mở đến đây, những lọ chưa dùng đến được bảo quản kín sẽ tốt hơn dùng 1 lọ lớn ngâm số lượng nhiều
– Miếng vỉ nén: có thể tự đan hoặc tìm một chiếc rổ cũ đã hỏng cắt miếng đế vừa với lọ
Đây là tỉ lệ vừa phải để có một hỗn hợp chanh đào mật ong dễ dùng, có hiệu quả. Khi bạn muốn ngâm nhiều lên hay ít đi thì gia giảm theo tỉ lệ tương ứng.

Cách làm:
– Xếp 1 lớp đường mỏng và gừng thái sợi dưới đáy lọ
– Xếp chanh vào khoảng 3/4 lọ
– Xếp đường phèn chèn lên chanh, cách miệng lọ tầm 5cm
– Đổ mật ong vào lọ, với tỉ lệ này mật ong sẽ đủ bao kín chanh đào.
– Nén chặt bằng vỉ nén. Nếu không dùng vỉ nén thì phần đường phèn cũng đủ chèn chanh chìm xuống. Nhưng sau khi đường tan hết bạn sẽ phải thường xuyên lắc lọ để chanh không bị nổi lên cho đến khi những miếng chanh đã ngấm đủ mật ông không nổi lên nữa.

Yêu cầu thành phẩm:


– Chanh đào mật ong có vị thơm của gừng, của mật ong, vị chua vừa phải chứ không gắt, không bị đắng.
– Dung dịch chỉ sánh nhẹ, có màu vàng trong, không nổi bọt
– Sau khi ngâm để ở nhiệt độ bình thường, đến lúc đường tan hết, miếng chanh chìm hẳn không nổi nữa thì có thể trữ ở tủ lạnh, dùng dần.

Cách sử dụng:
– Sau khi chanh đã ngấm mật ong, đường phèn tan hết, có thể giữ nguyên lọ để dùng cho người lớn. Nếu muốn dùng cho trẻ nhỏ, bạn có thể vớt chanh ra, ép lọc hạt qua rây, sau đó cho vào máy xay nghiền nhuyễn phần chanh, rồi trộn đều với phần dung dịch đã thu được thành một hỗn hợp sánh.
– Chanh đào mật ong có thể sử dụng cho trẻ từ trên 1 tuổi để phòng hoặc chữa ho do nhiễm lạnh. Nếu để phòng, bạn có thể cho trẻ dùng mỗi sớm 1-2 thìa cà phê đã hâm ấm. Khi trẻ bị ho do nhiễm lạnh, có thể dùng 3-4 lần mỗi ngày, mỗi lần 1-2 thìa ấm.
– Người lớn cũng có thể dùng hàng ngày hoặc khi bị ho với liều lượng khoảng 3-4 thìa cà phê mỗi lần.

Cách làm tắc chưng đường phèn

Nguyên liệu:
500 gram quả tắc: Nên chọn những quả chín, mọng nước.
150 gram đường phèn: Đường phèn bạn có thể mua ở chợ hoặc siêu thị.

Cách làm:
– Cắt đôi quả tắc: Sau khi rửa sạch vỏ (có thể ngâm nước muối 5 – 10 phút) bạn cắt ngang quả, loại bỏ hết hạt. Vì hạt quả tắc khá lớn, nên bạn có thể loại bỏ hạt dễ dàng. Việc loại bỏ hạt giúp sau khi chưng không bị đắng.
– Chưng với đường phèn: Cho tắc đã bỏ hạt và đường phèn vào nồi chưng, trộn đều.
– Nếu không có nồi chưng chuyên dụng, bạn có thể hấp trong nồi cơm (ngay khi cơm cạn nước) hoặc chưng cách thủy.

Sau khi chưng 30 – 60 phút ( tùy thuộc phương pháp chưng ), bạn quan sát nước trong nồi chưng có nhiều, màu vàng sệt, đường phèn tan hết, vỏ tắc chuyển thành màu trắng trong là có thể tắt lửa và sử dụng.

Cách sử dụng:
Gạn lấy 1 muỗng nhỏ nước trong nồi chưng, có thể hòa với một ít nước ấm, mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần.
Sử dung cho người lớn:
Lấy cả phần nước và phần quả tắc để dùng, lượng dùng gấp 2 lần trẻ nhỏ ( từ 5 – 6 quả mỗi ngày ).
Sử dụng mỗi ngày:
Khi sử dụng tắc chưng đường phèn nên dùng trong thời gian ngắn, vì để lâu sẽ dẫn tới hiện tượng đắng, làm mất công dụng. Nếu sử dụng cho trẻ, mỗi ngày chưng và dùng.
2 – 3 quả tắc, người lớn chưng 5 – 6 quả. Vì sản phẩm có vị chua từ tắc nên với người viêm loét dạ dày, tá tràng, ợ nóng,… không nên sử dụng, ngoài ra đường phèn có tính hàn nên người có bệnh lý tỳ vị hư hàn, không nên dùng đường phèn. Với cách làm tắc chưng đường phèn có tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị ho trong thời kỳ đầu của bệnh, nếu bệnh nặng cần tham khảo ý kiến bác sỹ để có các phương pháp điều trị hiệu quả nhất.