Hướng dẫn học thủ ngữ khi tiếp xúc với người khiếm thính
Hướng dẫn gấp con thỏ bằng giấy
Hướng dẫn pha chế nước rửa chén đơn giản
Theo cách may chăn ghép vải này, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau đây:
- Vải cotton dày mềm hoặc vải thô mỏng, trong đó có một tấm in hoa văn đẹp mắt và 3 tấm có màu tương ứng với mỗi màu chính trên tấm có hoa văn. Ở chăn mẫu này, vải hoa văn hình hoa hồng, lá xanh trên nền trắng và các vải một màu sẽ là hồng, xanh, trắng.
- Bông chần dạng tấm dàn mỏng sẵn hoặc mút mỏng, một tấm vải lót mặt sau của chăn (bạn có thể dùng màu trắng ngà hoặc một màu yêu thích hài hoà với phần vải hoa văn).
- Kim, kim ghim, chỉ, kéo (hoặc dao cắt vải chuyên dụng), thước, máy khâu, bàn là,...
Chăn vài ghép có thể được may hoặc khâu tay. Trước tiên bạn may ghép 9 ô vuông vải để tạo ra 1/4 phần ghép chính của chăn. 9 ô vuông đó bao gồm 4 ô vải hoa văn ở vị trí 4 góc của ô vuông ghép, 2 ô màu hồng và 2 ô màu xanh xen kẽ và đối xứng nhau qua ô trắng, 1 ô màu trắng nằm giữa ô vuông ghép. Bạn nên may ghép 3 ô vuông một thành dải dài rồi ghép các dải liền nhau thành ô vuông. Sau khi may ghép bạn là lật các biên vải xuôi cùng chiều, đè lên nhau thành lớp phẳng, tránh chồng chéo nhau cộm chăn.
Bạn cắt đôi ô vuông vải vừa ghép theo hai chiều vuông góc, đường cắt giao nhau tại trọng tâm chính giữa ô vuông. Bạn cần dùng thước đánh dấu chính xác cho đường kẻ thẳng và chia đều hình.
Bạn xoay chiều cho hình vuông nhỏ phía trên bên trái và hình phía dưới bên phải sao cho góc vải có hoạ tiết sáp vào trọng tâm hình vuông ghép. Làm như vậy các hình vải ghép sẽ sắp xếp xáo trộn so với lúc đầu, trông sinh động hơn, tưởng như ngẫu hứng nhưng rất có logic khi nó được ghép với 3 phần chăn còn lại có mô hình ghép tương tự. Sau đó bạn may ghép 4 mảnh này lại thành hình vuông ghép.
Bạn làm tương tự từ bước 1 tới hết bước 3 để có thêm 3 tấm vải hình vuông ghép nữa. Đặt các hình vuông ở vị trí đồng dạng để tạo cảm giác ảo ảnh được xếp bởi các miếng ghép vải. Sau đó may ghép 4 miếng lại thành một miếng hình vuông to hơn. Vậy là bạn đã hoàn thành phần hoạ tiết ghép chính của chăn.
Bạn cắt các dải vải bo rộng chừng 10cm, may thành khung vuông quanh miếng ô vuông hoa văn ghép vải chính của chăn. Đầu tiên là bo vải hoa văn, sau đó là bo vải xanh. Như vậy chăn của bạn đã nở rộng, có phần nền và bo hài hoà với phần hoa văn ghép.
Bạn trải rộng mặt trái vải của miếng vải lót chăn (mặt dưới của chăn), phủ và dàn phẳng miếng bông chần lên trên, sau đó phủ mặt phải miếng vải ghép lên trên. Dùng khim ghim để ghim ổn định các lớp vải cùng bông chần. Bạn may chặn sát mép vải chăn ghép đường chỉ giữ ổn định dáng chăn trước khi may nẹp. Nếu thích bạn có thể may các đường chần chăn phía trong. Sau cùng bạn cắt vải màu hồng để làm nẹp chăn. Tham khảo cách cắt may nẹp ở đây hoặc bạn chỉ may một đường thứ nhất của một bên nẹp, còn đường nẹp thứ hai bạn khâu tay (khâu vắt hoặc khâu dấu chỉ) cho mềm mại.
Cách may chăn ghép vải thông thường nhất là ghép các ô vuông đều nhau. Tuy vậy, bạn có thể biến tấu chút khi tạo ra những mảng ghép màu lớn nhỏ khác nhau trông rất sinh động. Cách ghép này có thể gọi là quilt nhanh, tức là giúp bạn không cần mất quá nhiều thời gian để sắp xếp vải theo mô hình định sẵn, bạn chỉ cần chú ý ghép đều ở thao tác ghép vải đầu tiên, sau đó là cắt đôi vải chính xác để xoay chiều vải ghép lại.
Thoạt nhìn chiếc chăn ghép vải có vẻ như được ghép ngẫu hứng rất sinh động các mảng màu, nhưng thực ra nó được lặp lại có nguyên tắc theo các phần chăn giống nhau, theo cách chọn vải lúc đầu, vì thế sẽ đảm bảo được sự cân đối, hài hoà màu sắc một cách chính xác hơn so với bạn cảm nhận cảm tính bằng cách nhìn ngắm và đổi đi đổi lại các mảng màu vải.
Với những chăn được ghép từ nhiều mảnh nhỏ hơn, bạn sẽ có cảm giác như đứng trước một ảo ảnh từ những mảnh ghép vải. Nếu thích bạn có thể chạy các đường chần bông trên mặt chăn. Bạn chần bằng máy may hay bằng đường khâu tay đều đẹp. Nếu dùng máy chần bông thì bạn cần có chức năng máy chuyên dụng, nếu dùng máy khâu thường thì nên đặt lại mũi chỉ thưa cho vải dày. Đường chần bằng tay là mũi khâu thường nhưng thi thoảng được xen một mũi khâu đột như là sự nhắc lại của mũi khâu thêm chắc.
Nếu chưa thạo may vá, bạn nên tập ghép vải theo mô hình này để làm những miếng lót tay, miếng đệm ngồi, miếng thảm nhỏ, hay tấm chăn nhỏ cho bé trước. Khi thạo rồi, bạn sẽ thấy việc may ghép một chiếc chăn vải càng to lại càng có cái dễ riêng! Chúc bạn thành công nhé!