Hướng dẫn may Yukata của Nhật Bản

Cùng tham khảo những hướng dẫn may Yukata của Nhật Bản nhé. Yukata là một loại kimono gọn nhẹ , dễ mặc và rất thoáng mát hơn so với khi mặc kimono.


Cách may Yukata

  Bài viết hôm nay Toshi sẽ giới thiệu cho mọi người cách may một bộ Yukata. Vấn đề này với Toshi là nan giải bời Toshi không phải là một Cosplayer nên cũng không rành về vấn đề may mặc, nhưng hy vọng với những gì Toshi sưu tầm đc sẽ giúp các bạn có thể tự may cho mình một bộ Yukata để tham gia các lễ hội Nhật Bản

Yukata - một trang phục trẻ trung và năng động

1. Các điều cần lưu ý:
+ Yukata, kimono rất khác với kiểu áo tay dài của Trung Quốc: tay áo yukata, kimono có hình chữ nhật, được cắt may rời so với thân áo, không giống với kiểu “túm vải” lại để may mấy kiểu áo công chúa trong diễn kịch đâu.
+Tay áo yukata, kimono có nhiều chiều dài khác nhau: đàn ông: cỡ 20cm; phụ nữ: 40 – 50cm, đặc biệt lễ phục năm mới của các cô gái trẻ (chưa chồng) còn có tay áo dài đến 80cm đến hơn 1m.
+ kimono, yukata thường có một nếp gấp ở bụng (và dùng một sợi date-jime để cố định). Nếp này sẽ ngốn thêm của bạn 30cm vải nữa, và thực ra thì không có cũng không sao. Hãy quyết định bạn muốn có nếp gấp này hay không.
+ Các kích cỡ sau là kích cỡ theo đường may. Ở mỗi chiều bạn cần phải chừa ra 1 đến 2cm để vắt sổ và ráp áo.
+ đường ráp giữa thân áo và tay áo trễ xuống so với đường ráp của một chiếc áo thông thường khoảng 10 đến 12cm (hình).


2. Đo các kích thước sau:
+ A - Ngang vai: đo chiều ngang của vai, cộng thêm 20cm (ở đây tui thấy lý tưởng nhất là 60cm cho tầm người Việt Nam cao 1m5 đến 1m7, nặng từ 47 đến 57 kg )
+ B - Chiều dài áo: đo từ vai đến qua mắt cá chân vài cm. Thêm 30cm nữa nếu bạn muốn có nếp gấp bụng.
+ C - Chiều dài tay áo: đo từ điểm cách đường ráp tay áo của chiếc áo bạn đang mặc 10cm (như đã nói ở trên) đến trên cổ tay vài cm (tay áo yukata không bao giờ dài qua cổ tay)

3. Cắt
- Cần: một tấm vải khổ 1m6 dài 3.5m.
- Gấp đôi miếng vải lại và ủi nóng nếp gấp này (không cắt rời).
- Giữ nguyên tình trạng ủi nóng này và cắt theo hình. Hãy lưu ý là từ dây mỗi đường cắt của bạn đều cắt qua 2 lớp vải (trừ đường cắt cổ áo):
+ Thân áo: A x B
+ tay áo(tamoto): C x 40cm (tay áo nữ)
+ 2 Mảnh ráp trước (okumi): 8cm x B
+ 2 Mảnh cổ áo (eri): 18cm x 50cm
Cắt (trên 1 lớp, chừa lớp bên dưới): theo hình

4. Trình tự ráp – may: (hình: đường - - - đứt quãng là để hở, không may lại)
- May 2 tay áo trước.
- May hai bên thân áo (chừa 18cm để ráp tay)
- May 2 miếng okumi lên thân áo
- nối 2 mảnh cổ áo (eri) lại với nhau, gấp làm 3 (ủi nóng để giữ nếp) rồi ráp lên áo. Phần nối nằm ở vị trí ngay giữa cổ áo.
 
May Obi:
Cắt 2 mảnh vải dài 3m, rộng 30cm. Ráp lại với nhau.

Cách mặc yukata và thắt obi:
Có rất nhiều trang hướng dân, bạn chỉ cần gõ trong google là ra. Đây là hình hướng dẫn gợi ý:



Hướng dẫn may kimono/yukata đơn giản cho BJD

Ờm, hôm nay chuyển đề tài sang khâu nữ công gia chánh tí =]], bắt đầu bài học hướng dẫn may vá dành cho newbie (như mình). Trước khi bắt đầu, mềnh xin được thú nhận: hậu đậu + vụng về số 1 đối với các công việc tiểu thư bao gồm vẽ vời, may vá, đan áo len cho chồng, cho con, cho cháu chắt chút chít, cho anh iu bla bla bla... Nhưng tại vì bé doll ở nhà mà cuối cùng cái thân lười nhác chảy thây chảy nhớt này cũng đã phải vận hết nội công, chân khí cộng sinh lực, lết xác ngồi mấy tiếng đồng hồ trên bàn máy may... Và tất nhiên hướng dẫn này cực kỳ đơn giản dễ làm đến nỗi cái đứa hậu đậu như mình còn làm ra thành phẩm chứ không phải phế phẩm =))))))))

 Xong bước lảm nhảm, chúng ta cùng bắt đầu bài học, nên nhớ ai cang séo du cang séo (i can sew you can sew))....

Cần thiết:
- Ít nhất cũng may được đường thẳng, đạp được đường thẳng đã rồi hãy phá nha :">
- Pattern kimono/yukata từ Undead Threads:
http://twilightarms.com/dolls/patterns/komono/kimono_sd.pdf
Lưu ý đây là pattern dành cho size 1/3 SD13 nếu mà doll 1/4 thì lúc in ra giảm % xuống còn 70% (mình nghe nói 1/4 dùng 70% ok)
---------------
Một số từ cần thiết khi sử dụng pattern của Undead:
Cut 1 on fold: tức là cắt 1 lần trên đường gấp.
Fold: Đặt pattern chỗ có chữ fold ở đường gấp vải
Cut 2: ko có gì thêm tức là cắt 2 lần.
Đối với pattern này chúng ta có ba kiểu may tay áo đó là Sleeves A (tay áo ngắn chữ nhật), B (tay dài trung bình) và C (tay dài nhất), tùy thuộc mục đích sử dụng của mình mà chọn 1 loại tay áo. Ở đây mình may tay áo Sleeves B.
-------------------
Hình minh họa đặt pattern và cắt (nhớ chừa đường may gấp lại ở 2 tấm thân trước):
Thân sau cắt trên vải gấp cắt 1 lần duy nhất (fold để ở phía đường gấp vải)

Thân trước cắt 2 lần ko gấp vải
 Tay áo cắt 2 lần trên vải gấp
Cổ áo cắt trên vải gấp

Cái obi cũng cắt trên vải gấp, quên chụp rồi...
-------------------------------
Thực hiện:

Đặt mặt trái của thân trước lên mặt phải của thân sau, may phần vai như hình:


Làm tương tự với tấm còn lại của thân trước ở vai còn lại.

Mở bung tay áo và thân áo vừa may ra, xếp và may như hình minh họa:


May tay bên trái cũng tương tự. Hình trên khó nhìn quá nhỉ, nhưng khi may xong cả 2 bên tay thì mình sẽ được hình như dưới, dễ mường tượng hơn 1 chút chưa nào :)


Tiếp tục may nối tay áo và thân áo lại như sau (bên còn lại làm tương tự):


Đây là kết quả sau khi xong cả 2 bên:


Cài ghim mảnh còn lại là cổ áo vòng quanh cổ thân áo như sau:


Sự thật là cái cổ áo này mình ko biết phải trình bày làm sao để dễ mường tượng nên thôi xem clip này sẽ làm đơn giản hơn rất nhiều:
Còn đây là obi, mình lười tìm hiểu cách may quá nên may theo ý mình chả biết có đúng hay ko nữa..., mình gấp lại may từ đầu tới cuối chừa 1 lỗ nhỏ ở cuối
Lộn mặt phải ra, chỗ còn hở mình gấp tất cả các đầu dư vô trong và may lại.
Và đây là thành phẩm + người mẫu...: obi hơi lạc màu tí, ko có vải nào hợp +___+



Hướng dẫn may quần sooc nam đơn giản
Cách may chân váy xòe
Hướng dẫn may quần áo cho chó
Hướng dẫn may quần âu nữ đẹp
Hướng dẫn may quần nữ cực đẹp
Cách may rèm cửa sổ
Hướng dẫn làm sạch máy tính

(St)