Hướng dẫn SEO cho blogger

Cùng tham khảo những hướng dẫn SEO cho blogger nhé các bạn. Những việc nên làm để SEO bài viết cho mọi blogger nhé


8 lưu ý khi viết blog theo chuẩn SEO

Trong quá trình phát triển một blog, ngoài việc tối ưu hóa giao diện, tốc độ tải trang, kiểm soát các liên kết trong và ngoài, thì nội dung của các bài viết của bạn là quan trọng nhất, nó chiếm tới 70% việc quyết định các cỗ máy tìm kiếm có đánh giá cao blog của bạn hay không. Vì vậy để được các cỗ máy tìm kiếm đánh giá cao website bạn thì bạn phải chắc chắn rằng bạn không vi phạm một trong tám lưu ý dưới đây.

1. Xác định được từ khóa có nhiều người tìm kiếm

Trước khi bắt đầu viết bài, bạn nên dành ra một chút thời gian để phân tích các từ khóa về chủ đề mà bạn định viết. Bạn có thể nhờ các công cụ phân tích từ khóa tìm kiếm miễn phí để tìm và liệt kê những từ khóa nào được nhiều người tìm kiếm nhất trong chủ đề đó, điển hình là Google Adword Keyword Tool. Sau khi đã liệt kê ra những từ khóa trọng tâm cho bài viết của bạn thì hãy bắt đầu lên kế hoạch viết bài và tận dụng tối đa các từ khóa đó. Tuy nhiên, tránh lạm dụng việc nhồi nhét từ khóa, điều này sẽ gây hậu quả khôn lường cho blog bạn. Mình sẽ đề cập ở phía dưới.

Nên xem: Cách nghiêm cứu từ khóa trước khi SEO

2. Tránh nhồi nhét từ khóa

Như mình đã nói ở trên, việc tận dụng tối đa các từ khóa mà muốn nhắm vào trong bài viết là một điều nên làm nhưng không được lạm dụng để nhồi nhét vào nội dung một cách phản khoa học. Phương pháp nhồi nhét từ khóa này đã được sử dụng rất phổ biến và có hiệu quả ở những năm trước, nhưng giờ đây nó đã không còn hiệu quả và là nguyên nhân dẫn đến việc giảm thứ hạng của rất nhiều website.  Hãy tận dụng các cụm từ khóa để chèn vào nội dung một cách thích hợp và chắc chắn rằng trong một bài viết bạn không sử dụng quá 2 lần cho cụm từ khóa và 5 lần cho từ khóa đơn. Hãy chèn các từ khóa vào các vị trí thích hợp mà Google sẽ đánh giá cao như:

  • Tiêu đề

  • Thẻ Meta description

 3. Luôn giàu ý tưởng

Có một số blogger sau khi đã viết hết các ý tưởng của mình, khi không thể nào nghĩ ra mình nên viết cái gì nữa thì bắt đầu họ dùng phương pháp “xào nấu” lại các bài viết cũ. Điều này thực sự không tốt cho chính khách đọc blog của bạn, một khi họ không tìm được những thông tin bổ ích mà toàn chỉ thấy các thông tin cũ được đăng tải lại thì việc họ lãng quên blog của bạn là một điều chắc chắn xảy ra.

Giải quyết bằng cách cố gắng tìm các chủ đề mới hơn, tạo event, các câu hỏi, bình chọn để blog bạn có thể được các thành viên trao đổi sôi nổi hơn.

Bài hay: 30 ý tưởng viết bài dành cho bạn

4. Viết tiêu đề thật thu hút

Hãy tự hỏi lại bản thân rằng, nếu bạn bắt gặp một bài viết có một tiêu đề thật “gợi cảm”, cuốn hút thì bạn có muốn click vào để đọc không? Hiển nhiên không ai muốn bỏ qua một thông tin “thú vị” mà mình vừa nhìn thấy đâu nhỉ. Hãy tạo sự cuốn hút cho bài viết của bạn qua cách đặt tiêu đề thông minh và hợp lý, tốt nhất là nên đặt tiêu đề ngắn gọn nhưng có thể bao quát toàn nội dung bài viết. Tránh việc “giật tít” vô điều kiện mà các bạn thường hay thấy trên các báo lá cải nhé, blog bạn sẽ trở thành cái vườn cải ngay đấy.

Tham khảo: Hướng dẫn tối ưu tiêu đề bài viết

5. Đặt các liên kết có liên quan vào bài viết

Nên đặt liên kết nội bộ để SEO tốt hơn

Hãy chủ động đặt các liên kết có liên quan đến bài viết vào trong bài để có thể cung cấp thêm thông tin cho người đọc, ngoài ra cũng là một cách để các cỗ máy tìm kiếm index được nhiều trang của blog bạn hơn. Nếu bạn không biết phải đặt thế nào cho hợp lý, hãy tiến hành lên kế hoạch viết một loạt bài viết có liên quan nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho đọc giả. Bạn có thể tham khảo bài viết này.

Tham khảo: 7 mẹo khi xây dựng liên kết nối bộ.

6. Trang trí, định dạng cho bài viết của bạn theo phong cách chuyên nghiệp

Chắc bạn cũng đồng ý rằng, không ai muốn vào đọc một blog mà trong đó có những bài viết được trang trí một cách lộn xộn, bài thì toàn màu với mè, bài thì nhìn vô toàn chữ đen và không in đậm, gạch đầu dòng và nhất là không có các đoạn phân cách hợp lý. Hãy thử tham khảo các bài viết tại những blog chuyên nghiệp, chúng ta sẽ biết cách họ bày trí cho bài viết của họ như thế nào. Và đây là những điều cần lưu ý cho việc định dạng nội dung:

  • Sử dụng các chấm đầu dòng cho các ý nhỏ.

  • Sử dụng thẻ h1, h2, h3 cho các tiêu đề của từng phần.

  • Bôi đậm những từ, cụm từ quan trọng.

Đừng bỏ qua: Các kỹ năng viết blog chuyên nghiệp cần biết

7. Tích hợp hình ảnh và video

Bài viết của bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp và có ích hơn nếu được chèn thêm một vài hình ảnh, video có liên quan. Hãy sử dụng các hình ảnh minh họa có cùng nội dung để người đọc có thể hiểu được nội dung chúng ta đang viết về cái gì khi nhìn vào hình ảnh.

Tham khảo: Cách tìm ảnh minh họa cho bài viết

8. Hãy viết cho đôc giả của bạn

Vâng, đây là ý cuối cùng. Ở 7 ý trên chúng ta đã cùng tham khảo những lưu ý khi viết bài để tối ưu hóa tìm kiếm và đạt thứ hạng cao. Tuy nhiên, đừng quên rằng blog của bạn phát triển hay không là nhờ vào độc giả của bạn. Hãy luôn luôn đặt câu hỏi cho mình rằng độc giả sẽ được gì khi đọc bài này? Bài viết này có lợi ích gì với họ? Đó là những việc bạn cần phải làm khi tham gia viết blog.

Lời kết

Hãy viết bài, tận dụng các từ khóa một cách thông minh, trang trí bài viết thật ngăn nắp, và quan trọng nhất là phải nhắm đến các đối tượng độc giả của bạn. Khi đó, độc giả của bạn sẽ trở thành những độc giả trung thành, từ đó bạn sẽ có cơ hội  trau dồi kiến thức và cải thiện blog của bạn nhờ vào những phản hồi/bình luận của họ, đó là những gì mình muốn nhắn nhủ với các bạn trong bài viết này. Bây giờ và hiện tại mình đã và đang áp dụng những cách trên và thấy khá hiệu quả, nhưng nếu bạn biết thêm cách nào khác để cải thiện thứ hạng bài viết, mình sẽ rất hân hạnh được tìm hiểu nó trong phần bình luận phía dưới.

Thân ái,

Hướng dẫn chi tiết SEO blog WordPress

Khi tiến hành phát triển một blog WordPress, bạn thử nghĩ xem có bao nhiêu cách để kiếm được lượt truy cập vào blog của mình? Nghĩ sơ sơ thôi thì cũng thấy khá nhiều đúng không, nhưng bạn có công nhận rằng các cách quảng bá website phổ thông  khá tốn kém và hao tốn công sức. Có một cách quảng bá rộng rãi website/blog của bạn lên internet đó là nhờ vào các cỗ máy tìm kiếm, ví dụ như Google. Khi chúng ta được các cỗ máy tìm kiếm xếp hạng cao, thì khả năng xuất hiện website của bạn tại trang thứ nhất (Top 10) ở một số từ khóa liên quan đến nội dung của bạn là rất cao, điều này đồng nghĩa với việc bạn nhận được một lượng truy cập khổng lồ từ những cỗ máy tìm kiếm đó. Nhưng làm thế nào để đưa blog WordPress của mình lên top 10 của máy tìm kiếm Google? Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết quy trình tối ưu hóa một blog WordPress của bạn để các cỗ máy tìm kiếm xếp hạng cao cho website của bạn, hay còn gọi cách ngắn gọn là Tối ưu hóa máy tìm kiếm – Search Engine Optimization (SEO).

Đọc thêm: SEO là gì? Định nghĩa về SEO!

Ở bài viết này, không phải mình hướng dẫn tận tình các bạn cách làm sao để SEO blog lên top 10 hay top 1 của Google, mà mình sẽ hướng dẫn các bạn quy trình SEO một blog WordPress mà chúng ta cần nên làm khi bắt đầu một blog, bởi vì kiến thức SEO không bị giới hạn và gò bó trong một khuôn khổ chung, mà nó được cập nhật hằng ngày, chúng ta có thể SEO theo nhiều cách khác nhau tùy vào khả năng của mình. Các cỗ máy tìm kiếm, điển hình là Google – luôn cập nhật các thuật toán mới để lập chỉ mục (index) và crawl một web, và các kiến thức về SEO từ đó cũng luôn được thay đổi. Tuy nhiên với các hướng dẫn dưới đây, bạn có thể áp dụng vào bất kỳ thời điểm nào vì đó là nền tảng cho việc SEO một blog WordPress. Nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu về SEO nâng cao, thì bạn có thể ghé thăm một số website sau đây:

Website về SEO – tiếng Việt

  • VietSEO

  • SEOTopX – Diễn đàn

  • Diễn đàn SEO

  • SEO4B

  • Ngọc Chính Blog

  • SEO Top VN

Website về SEO – tiếng Anh

  • SEOMoz

  • SEO by the Sea

  • SEO Theory

  • Hugo Guzman

  • Pole Position Marketing

  • Ross Hudgens

  • SEO Design Solutions

  • Practical SEO Blog

  • David Mihm’s Blog

Hy vọng với nhiêu đó website thì đủ cho bạn trở thành một dân SEO nghiệp dư rồi 

Gợi ý - Danh sách hosting tốt nhất

Bạn có đang tìm hosting quốc tế chất lượng cao? Hãy để mình góp ý cho bạn vài nhà cung cấp hosting quốc tế chất lượng tốt nhất mà mình đã từng sử dụng nhé.  :cheers:

Để tôi thử!

Tối ưu hóa thẻ title, meta description

Hai thẻ này là vị trí quan trọng nhất để đặt các từ khóa, như mình đã phân tích ở bài viết blog tối ưu hóa tìm kiếm, từ khóa là nền tảng để xác định việc SEO của bạn có thành công hay không. Và nơi đặt từ khóa quan trọng nhất là ở thẻ title và meta description, bởi vì khi xếp hạng các từ khóa trong một website, Google sẽ dành ưu tiên xếp hạng cao cho các từ khóa ở hai thẻ này.

 Khi đặt thẻ title và meta desciption, không nên dùng các từ khóa quá ngắn để tạo thành một cụm từ vô nghĩa, chẳng hạn như “nhạc, giải trí, xem phim..v..v..” mà hãy chọn các cụm từ khóa có nghĩa nhưng đừng quá dài, nên tập trung cụm từ khóa cho nội dung chính trong website.

Hãy sử dụng plugin SEO Ultimate để tùy biến các thẻ title và meta desciption một cách thích hợp hơn. Plugin này có chức năng tạo nội dung khác nhau tại hai thẻ title và meta desciption cho từng bài viết, điều này giúp bạn mô tả chính xác và đầy đủ hơn về bài viết của mình

Xem thêm:

  • Tối ưu thẻ tiêu đề bài viết để tăng lượt truy cập

  • Cách đặt từ khóa tối ưu để SEO

Tạo permalinks cho blog WordPress

Mặc định của WordPress là hiển thị đường dẫn động theo cấu trúc http://yourdomain.com/?p=xxx. Tất nhiên sẽ không mấy khả thi lắm cho việc tối ưu từ khóa cho bài viết của bạn. Nếu bạn sử dụng cấu trúc permalinks tốt sẽ được các máy tìm kiếm đánh giá cao hơn nhờ sự xuất hiện từ khóa ở URL.

Một permalinks phổ biến thường có những dạng như:

yourdomain.com/category/ten-bai-viet.html

yourdomain.com/ten-bai-viet/

Để sử dụng permalinks trong WordPress, các bạn vào Setting -> Permalinks, chọn Custom Structure và điền /%category%/%postname%.html vào.

Chống trùng lặp nội dung

Nội dung trùng lắp nghĩa là một nội dung tương tự nhau có nhiều hơn 1 URL trên blog của bạn hoặc trên môi trường Internet. Nội dung trùng lặp sẽ làm khó dễ các máy tìm kiếm vì nó sẽ rất khó khăn để xếp hạng vì không biết phân biệt đâu là bài gốc và đâu là bài copy, hơn nữa nếu blog bạn xảy ra tình trạng trùng lắp nội dung thì khi index, các nội dung trùng lặp đều bị loại bỏ khi có người tìm kiếm.

Có một điều chúng ta dễ mắc lỗi trùng lặp nội dung đó là ngoài không chèn thẻ rel=”canonical” vào WordPress thì chúng ta còn có thói quen chèn các menu category ở bên trên website, điều này sẽ khiến các bot tìm kiếm đánh chỉ mục các link đó trước, sau đó nó sẽ đánh chỉ mục các bài viết trong đó, mặt khác Google cũng đánh chỉ mục các bài viết trong website, điều đó đồng nghĩa có một số bài viết đã được đánh chỉ mục trước đó thông qua các menu ở trên rồi. Vì thế, để giảm thiểu khả năng trùng lặp nội dung, mình có một số lưu ý sau đây

  • Nếu cảm thấy không cần thiết, hãy loại bỏ menu các chương mục bài viết ra khỏi header. Nếu không, bạn có thể gán thẻ nofollow, noindex vào các chuyên mục đó.

  • Thêm thẻ rel=”canonical” vào trong mỗi bài viết để google xác định được URL gốc để máy tìm kiếm có thể xếp hạng đâu là bài gốc.

Trong số các plugin SEO tốt nhất hiện nay thì SEO Ultimate và SEO for WordPress Plugin by Yoast là 2 plugin có những chức năng kiểm soát tình trạng trùng lặp nội dung trên website khá tốt bằng cách tự động thêm thẻ rel=”canonical” và thêm thẻ nofollow, noindex vào các nơi không cần thiết để đánh chỉ mục.

Một số gợi ý cho bạn về việc thiết lập chống đánh chỉ mục cho website:

  • Nếu website bạn có nhiều sub-categories (thư mục con) thì hãy đưa nó về nofollow, noindex hết vì chỉ cần đánh chỉ mục chuyên mục mẹ là các bài viết đã được máy tìm kiếm đón nhận hết rồi.

  • Không đánh chỉ mục cho trang lưu trữ (archive), tag và author.

Xem thêm: Nội dung trùng lặp – Duplicate Content của Vietmoz

Sử dụng thẻ nofollow cho các liên kết trỏ ra ngoài

Nếu bạn chưa từng nghe qua khái niệm thẻ nofollow trong SEO thì mình xin giải thích ngắn gọn như sau. Mặc định khi bạn chèn các liên kết trong bài viết của bạn trỏ tới một website khác, các bot tìm kiếm sẽ tiến hành crawl cả những website của link đó, điều này gây ra thời gian đánh chỉ mục của website bạn lâu hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc trỏ link ra các website ngoài sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng website nếu website đó có thứ hạng không tốt và không cùng một chủ đề nội dung. Vì thế, nếu như cảm thấy không cần thiết, hãy tiến hành chèn thẻ rel=”nofollow” vào bất cứ đâu có liên kết trỏ ra ngoài, ngoại trừ khu vực bạn đang trao đổi text link (nếu có)

Nếu như bạn muốn tự động gắn thêm thẻ rel=”nofollow” vào tất cả các liên kết trỏ ra ngoài (ngoại trừ blogroll) thì nên sử dụng plugin WP External Link.

 Tăng tốc blog

Tốc độ tải trang của blog bạn cũng có phần khá quan trọng trong việc máy tìm kiếm đánh chỉ mục website. Website tải càng nhanh thì các bot tìm kiếm sẽ làm việc được nhanh hơn, nhờ đó mà sẽ đánh chỉ mục được nhiều trang hơn cho mỗi lần “thăm viếng”. Hơn nữa, tốc độ tải trang cũng là một yếu tố quyết định blog của bạn có được nhiều người truy cập hay không vì ít ai có thể trở thành một thành viên thân thuộc của một website mà tốc độ tải của trang đó thuộc hàng “tốc độ rùa”. Vì thế, để cải thiện tốc độ cho blog của bạn, mình có một số gợi ý như sau:

  1. Chọn nhà cung cấp hosting ổn định và có tốc độ tải trang tốt.

  2. Sử dụng càng ít Javascript và CSS càng tốt, nếu có thì hãy nén chúng lại bằng plugin WP Minify.

  3. Hạn chế sử dụng nhiều plugin, chỉ nên sử dụng các plugin thật sự cần thiết mà bạn không thể làm cách thủ công được. Tham khảo bài viết các plugin nên có cho WordPress.

  4. Sử dụng cache cho website, cái này thật sự cần thiết cho bất cứ website nào, có thể sử dụng plugin WP Super Cache hoặc W3 Total Cache để tạo cache cho website để tăng tốc độ truy cập một cách đáng kể.

Tham khảo thêm:

  • Các plugin tăng tốc blog WordPress tốt nhất.

  • Hướng dẫn tăng tốc blog WordPress toàn diện.

Tạo chiều sâu cho các liên kết liên quan

Sẽ thật bổ ích nếu trong bài viết của bạn có chèn một số liên kết có liên quan, điều này giúp cho người đọc sẽ dễ dàng điều hướng đến các bài viết có liên quan để tìm thêm thông tin, hoặc nếu như các thẻ bài viết được chèn bằng một liên kết trong bài viết thì người đọc sẽ dễ dàng tìm các bài viết có cùng chủ đề để đọc. Hơn nữa, điều này cũng sẽ giúp cho các bot tìm kiếm có thêm cơ hội đánh chỉ mục các bài viết đó.

Có 2 cách để tạo chiều sâu giữa các liên kết:

  1. Tạo danh sách bài viết liên quan.

  2. Trỏ link đến các thẻ trong bài viết.

  3. Trỏ link đến các bài viết liên quan và lồng nó vào giữa nội dung.

Với WordPress thì làm điều này sẽ không mấy khó khăn, các bạn có thể sử dụng các plugin sau và kết hợp với nhau:

Yet Another Related Post Plugin – Tự động tạo danh sách các bài viết liên quan ở mỗi bài viết bằng cách dựa vào độ tương quan giữa các chữ, thẻ và category.

Auto Link Best Tag – Tự động tạo các liên kết của các tag có mặt trong bài viết. Có thể tùy chỉnh số lần hiển thị link của một tag trong bài viết.

SEO Smart Link Pro

Đây là plugin giúp bạn tự động thêm liên kết vào một số từ khóa cụ thể và nó sẽ tự động hiển thị trong bài viết. Ngoài tính năng đó thì ở phiên bản Pro còn giúp bạn tạo redirect cho một số liên kết mà bạn muốn giấu đường dẫn, ví dụ như http://thachpham.com/go/dreamhost và hỗ trợ sao lưu danh sách từ khóa. Plugin này cũng có phiên bản miễn phí nhưng nó hoàn toàn vô dụng với các từ khóa tiếng Việt bởi nó không hỗ trợ bảng mã UTF-8 ở các từ khóa liên kết, thành ra chữ nào mà có dấu là nó tịt ngòi luôn. Vì thế mình đã đính kèm link download bản Pro ở trên, bạn có thể tải về sử dụng mà không cần tốn chi phí nào.

Xem thêm: Một số plugin tốt nhất để tạo backlink nội bộ

Và còn một cách thủ công nhưng vô cùng hiệu quả đó là hãy tự tay chèn các liên kết đến những bài viết có liên quan mật thiết đến nội dung. Các bạn có thể xem ví dụ tạo các liên kết có liên quan ngay tại bài viết này.

Thiết lập XML Sitemap và Robots.txt

XML Sitemap là một định dạng nội dung chứa các đường dẫn bài viết, thư mục, tag..v.v….và tất cả như là bản đồ chi tiết của một trang web. Từ đó, các webmaster nếu muốn thông báo trang web của mình lên các máy tìm kiếm thì sẽ dùng sitemap này gửi lên các trang tìm kiếm.

Các bot tìm kiếm sẽ tiến hành phân tích và thu thập các liên kết có trong sitemap và tiến hành đưa lên cỗ máy tìm kiếm của mình. So với cách thu thập dữ liệu thông thường từ việc crawl một trang web, sitemap giúp cho các bot tìm kiếm dễ dàng xác định cấu trúc của một website, hỗ trợ thời gian đánh chỉ mục các liên kết. Vì vậy, nếu bạn muốn website của mình nhanh chóng được biết đến các trang tìm kiếm thì hãy tạo sitemap ngay từ mới thành lập website.

Hướng dẫn tạo sitemap xml với Google XML Sitemap

Google XML Sitemap – Đây là plugin tạo sitemap khá phổ biến trong WordPress bởi sự chuẩn xác của sitemap để dễ dàng tương thích và hoạt động tốt trên các máy tìm kiếm như Yahoo, Google, Bing và Ask. Bạn cũng có thể tùy chọn loại bỏ đánh sitemap tại một số trang bất kỳ và tùy chỉnh độ ưu tiên cho từng trang.

Sau khi tải và kích hoạt plugin, các bạn hãy kiểm tra xem đường dẫn sitemap của bạn có hoạt động được không, kiểm tra bằng cách truy cập vào http://yourdomain.com/sitemap.xml

Nếu nó hiện ra 1 trang màu xanh dương liệt kê các đường dẫn thì coi như cài đặt thành công. Còn nếu website báo không tìm thấy file sitemap.xml thì bạn tiến hành tạo file sitemap.xml và sitemap.xml.gz, sau đó upload lên thư mục gốc của website và CHMOD cho nó thành 666.

Gửi sitemap lên Google

Để gửi sitemap của mình lên Google thì đầu tiên bạn truy cập và đăng nhập vào trang Google Webmaster Tool. Nhấp vào nút Thêm trang web và nhập địa chỉ blog của bạn vào. Bước tiếp theo là xác nhận bạn là chủ nhân website bằng cách thêm 1 đoạn thẻ <meta> vào website hoặc tải tập tin xác nhận về sau đó upload lên thư mục gốc của website. Sau khi xác nhận xong, các bạn vào Tối ưu hóa -> Sơ đồ trang web, nhấp vào nút thêm sơ đồ trang web và nhập sitemap.xml. Sau đó lưu lại và chờ thông báo.

Sử dụng Robots.txt

File robots.txt được hiểu là một file dùng để điều khiển quá trình đánh chỉ mục của một website. Trong file robots bạn sẽ xác định những thư mục nào không cần đánh chỉ mục để giúp cho bot đỡ mất thời gian khi đánh chỉ mục website bạn, đồng thời che giấu một số thư mục nhảy cảm.

Để tạo 1 file robots.txt bạn có thể tạo thủ công bằng các trình soạn thảo văn bản đơn giản (như notepad) và lưu lại với tên robots.txt và upload lên thư mục gốc của website. Hoặc bạn có thể sử dụng công cụ Robots.txt Generation.

Giả sử nếu bạn sử dụng WordPress thì file robots.txt của chúng ta có thể như sau:

User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /wp-includes/
Disallow: /wp-content/

Đoạn User-agent:* nghĩa là cho phép tất cả bot tìm kiếm thi hành lệnh ở dưới. Còn đoạn Disallow là ngăn chặn bot lập chỉ mục cho thư mục đó.

Các bạn có thể thêm những thứ cần thiết mà bạn không muốn bot sẽ thu thập và gửi lên các máy tìm kiếm. Tham khảo file Robots.txt của Thach Pham Blog.

Sử dụng Google Rich Snippet

Google Rich Snippet sẽ giúp bạn hiển thị những thông tin đặc biệt trên máy tìm kiếm như avatar, sao vàng, breadcrumb…v.v..Đây là yếu tố rất quan trọng để blog bạn có thể tăng tỷ lệ CTR cho từ khóa.

Xem thêm: Hướng dẫn Google Rich Snippets và Google Authorship

Viết bài tối ưu SEO Onpage

Điều quan trọng nhất trong SEO đó là phải tối ưu trang (SEO Onpage) thật tốt để các từ khóa có thể đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài các việc cơ bản như submit sitemap, sử dụng đường dẫn tĩnh (permalink) thì bạn cần làm thêm vài bước bắt buột ở trong mỗi bài viết nữa bao gồm:

  • Tối ưu thẻ title.

  • Tối ưu descriptions.

  • Sử dụng liên kết nội bộ (Internal Linking).

  • 6 cách viết bài chuẩn SEO.

Lời kết

Như vậy là bạn đã hoàn tất quá trình SEO blog WordPress cơ bản. Như thế này chưa hẳn là SEO bởi SEO còn có rất nhiều phải làm như tạo backlink, nghiên cứu và phân tích từ khóa, theo dõi các thuật toán của máy tìm kiếm..v.v.v..Nhưng bạn cũng đã làm phần nào giúp cho blog của mình sớm có mặt trên các máy tìm kiếm và được nhiều người biết đến.

Tuy nhiên nếu muốn SEO blog tốt nhất, thì hãy xây dựng nội dung cho thật tốt. Đừng nên copy toàn bộ các bài viết từ các blog khác lên blog của bạn, vì như thế thì các bạn vẫn không thể nào giúp cho website đạt thứ hạng cao, bởi vậy nên dân SEO chuyên nghiệp thường có câu “Content is King”. Hy vọng qua bài này bạn đã tích lũy cho mình một kiến thức về SEO nhất định. Để hoàn thiện ở các bài viết tiếp theo, mình rất cần những lời góp ý chân thành từ các bạn để tự tích lũy thêm kiến thức cho mình, rất vui và hân hạnh




4 việc nên làm để SEO bài viết cho mọi blogger

Tối ưu hóa từng trang nội dung luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu để cải thiện thứ hạng của blog sau khi thuật toán Google Panda ra mắt (trích dẫn từ bài 7 bí mật của Google Panda), điều đó có nghĩa là nếu bạn đang là một blogger thì mỗi bài viết của bạn trên blog phải được tối ưu hóa thật sự để có thể cải thiện thứ hạng cho blog trên máy tìm kiếm.

Mình chưa nói đến việc viết bài như thế nào cho hợp lý, cho chất lượng vì đó là lựa chọn riêng của mỗi người, bạn có thể viết thế nào đấy tùy thích miễn là người đọc hiểu được những gì bạn truyền tải. Thế nhưng một bài viết chất lượng không chỉ có nội dung tốt mà còn phải được tối ưu hóa đầy đủ để tạo điều kiện thuận lợi nhất để bot tìm kiếm đánh chỉ mục và được đánh giá cao thông qua việc sử dụng từ khóa thích hợp và tối ưu. Sau nhiều kinh nghiệm rút ra từ việc viết blog, mình xin giới thiệu đến các bạn 4 việc cần làm khi viết bài để SEO bài viết tốt hơn nhằm cải thiện thứ hạng.

1. Hiểu được mình sẽ viết gì ✍

Mục tiêu chính của bài viết là cung cấp những thông tin bổ ích cho độc giả. vì thế trước khi “đặt bút” viết bất cứ một cái gì thì bạn nên dành ra khoảng một lượng thời gian nhất định xem xét rằng mình sẽ viết gì, nội dung như thế nào, giá trị cung cấp cho độc giả ra sao, những ai cần xem nó và quan trọng là nó có phù hợp với xu hướng hiện tại hay không.

Các blogger chúng ta đôi khi mắc một sai lầm phổ biến đó là tập trung quá nhiều vào việc tạo ra nội dung để phục vụ người đọc nhưng lại không thật sự dành ra tối đa thời gian để chăm chút phần nội dung cho nó. Một bài viết được gọi là chất lượng khi nó vừa diễn đạt đầy đủ và chuyên sâu những nội dung từ blogger gửi gắm tới người đọc và nó phải được nhiều người ủng hộ – nghĩa là nhiều người thích nó. Dưới đây là một số 5 nội dung có thể khiến độc giả quan tâm:

Gợi ý - Sở hữu blog chuyên nghiệp miễn phí

Bạn cần sỡ hữu một blog chuyên nghiệp với các theme trả phí chất lượng cao và hơn 15 plugin trả phí đầy mạnh mẽ trong vòng 4 ngày? Không có gì khó cả, bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó với dịch vụ cài blog miễn phí của mình. Bao gồm hướng dẫn sử dụng qua Video và Teamviewer.

Để tôi thử!

  1. Viết hướng dẫn – tutorials chi tiết về một chủ đề nào đó.

  2. Viết về những sự kiện nào đó có thể gây tranh cãi. Cách này hơi nguy hiểm nhưng rất có hiệu quả.

  3. Viết bài theo kiểu danh sách như “5 thủ thuật viết bài để SEO”, “10 món ăn tốt nhất cho mùa hè”.

  4. Viết lại và bổ sung chi tiết cho những tin tức đang hot trên thị trường.

  5. Quăng gạch ném tạ những bài viết khác hoặc những vấn đề nào đó.

Xem thêm Các kiểu bài viết dễ thu hút người đọc.

Có một vài kiểu trong 5 cách trên có thể không tốt cho việc SEO, nhưng nó có thể khiến độc giả của bạn thích thú. Vì vậy muốn được Google ưu ái, website của bạn phải được sự ưu ái của các độc giả trước.

2. Tập trung tăng lượt truy cập trước ✍

Nếu bạn đặt ra mục tiêu là phải SEO blog lên top tìm kiếm và khi nào nhận được các lượt truy cập từ máy tìm kiếm nghĩa là thành công. Nhưng trong quá trình SEO, bạn không nên chờ đợi các lượt truy cập đến từ máy tìm kiếm mà thay vào đó là tìm đủ mọi cách để tăng lượt truy cập ngay trong những ngày đầu triển khai blog, điều đó vô cùng có lợi trong việc đánh giá thứ hạng website của bạn trên máy tìm kiếm.

Như mình đã nói ở bài về Google Panda, Return Visitor bây giờ luôn được đánh giá cao và nó là một trong những nguyên nhân khiến cho một số website tuy không được tối ưu hóa tốt nhưng vẫn đạt thứ hạng cao sau khi thuật toán Google Panda cập nhật. Đó chính là nhờ vào việc họ có những nội dung chất lượng để cho những khách truy cập phải thường xuyên ghé thăm website bạn đều đặn. Nếu bạn muốn tìm kiếm cho mình một số return visitor, hãy tranh thủ thời gian gửi bài lên các mạng xã hội và gào thét hô hào bạn bè vào đọc, dĩ nhiên là nếu họ đã thích rồi thì bạn đã có ngay một return visitor vô cùng có giá trị.

Có một số ý kiến cho rằng lượt truy cập ở các mạng xã hội là không thật sự lâu dài, nhưng nếu bạn làm đều đặn công việc gửi những bài viết có giá trị lên đó thì bạn sẽ nhận được rất nhiều return visitor. Tại sao? giả sử như tài khoản facebook của bạn có 500 người bạn, khi bạn đăng tải lên thì có 50 người có thói quen nhấp vào các liên kết của bạn, và dĩ nhiên khi bạn gửi các bài viết của bạn lần thứ 2, lần thứ 3 thì họ vẫn nhấp vào để xem, đó là Return Visitor. Chưa kể nếu họ thích các bài viết từ bạn, thì họ sẽ theo dõi tất cả những gì bạn đăng tải lên.

3. Sử dụng từ khóa chính xác với mật độ thích hợp ✍

Từ khóa là cốt lõi của công việc SEO và SEO nghĩa là phương pháp khai thác từ khóa hiệu quả. Vì vậy nếu muốn bài viết của bạn được thứ hạng cao trên máy tìm kiếm thì bạn phải nhận thức ngay về tầm quan trọng của nó trong bài viết.

Một từ khóa chính xác nghĩa là nó phải miêu tả đúng nội dung trong bài viết của bạn để diễn đạt, các từ khóa này không nhất thiết phải là dài hay ngắn, miễn sao nó phù hợp với mục đích sử dụng của bạn. Theo lời khuyên của mình thì bạn không nên sử dụng các từ khóa ngắn chung chung như “nấu ăn”, “viết blog”, “bán hàng”..v.v..mà hãy sử dụng một cụm từ khóa miêu tả chính xác như “Cách nấu món bún bò Huế”, “Hướng dẫn viết blog kiếm tiền”, “Kỹ năng bán hàng trên mạng”…Bởi theo nghiên cứu cho thấy, kinh nghiệm sử dụng Google của mọi người dùng Internet tại Việt Nam và trên thế giới đã tăng cao, vì thế họ đã không còn sử dụng các phương pháp tìm kiếm với các từ khóa chung chung nữa mà sẽ tập trung vào các từ khóa đúng với mục đích của họ.

Về mật độ từ khóa (keyword density) thì trước tiên mình cần nhắc lại công thức tính tỷ lệ mật độ từ khóa (keyword density) như sau:

Keyword Density = (Nkr/Tkn)*100

Keyword Density: Nghĩa là mật độ của từ khóa, biểu diễn bằng đơn vị %

Nkr: Số lần lặp lại của một từ khóa

Tkn: Tổng số từ trong văn bản

Ví dụ nếu mình có một đoạn văn 2.500 chữ với một từ khóa lặp lại 15 lần thì mình tính như sau

(15/2500)*100 = 0,6%. Đây chính là tỷ lệ mật độ từ khóa có trong bài viết.

Ngoài ra còn rất nhiều cách tính phức tạp khác để sử dụng vào nhiều trường hợp khác nhau, mình sẽ đề cập tới nó vào bài viết khác.

Vậy một bài viết hợp lý mang mật độ từ khóa bao nhiêu là thích hợp?

Mình biết có nhiều người khuyên là nên đặt mật độ từ khóa vào khoảng 3 – 5% nhưng theo kinh nghiệm của mình thì chỉ nên từ 1% – 3% mà thôi nếu không muốn tăng nguy cơ bị liệt vào sổ đen của Google.

4. Tối ưu hóa thẻ title và meta descriptions ✍

Thẻ title được xem như là “bộ mặt” của blog bạn trên các máy tìm kiếm khi nó sẽ hiển thị ra trang kết quả tìm kiếm. Nếu title bài viết của bạn được viết thật hấp dẫn thì sẽ có nhiều người click vô liên kết của bạn khi họ thấy nó. Mặt khác, nó cũng là đặc điểm chính để các máy tìm kiếm xác định nội dung của bài viết để so sánh sự tương quan của nó. Vì vậy nếu bạn muốn kết quả của mình hiển thị ở những trang đầu tiên của máy tìm kiếm thì hãy tối ưu hóa thẻ title thật tốt.

Tối ưu hóa thẻ title nghĩa là sao?

Nghĩa là thẻ title của bạn phải chứa một từ khóa trọng tâm của bài viết, mang độ dài không quá 65 ký tự và quan trọng nhất là người xem bình thường phải hiểu được nó (không hiểu thì sao mà họ muốn click vào). Mặt khác, nếu muốn từ khóa của bạn chiếm ưu thế thì nên đặt từ khóa lên đầu tiên của bài viết, ví dụ như sau:

  • Công thức nấu các món ăn cho mùa hè

  • Thuật toán Google Panda và 7 bí mật nằm sau nó

  • Hướng dẫn làm trang bán hàng với plugin Ecwid


Thành phần quan trọng thứ 2 để xác định thứ hạng trên máy tìm kiếm đó là thẻ Meta Descriptions, thẻ này được sử dụng với mục đích viết miêu tả thêm nội dung và thẻ title để người đọc tìm kiếm thông tin thêm và bị giới hạn hiển thị là 140 ký tự. Thông thường người làm SEO sẽ tiến hành tối ưu hóa thẻ meta descriptions bằng cách thuật loại nội dung của bài viết bằng các từ khóa quan trọng như:

Hướng dẫn cài đặt blog WordPress chi tiết có hình ảnh và cách tối ưu hóa blog WordPress, cách cài đặt blog WordPress trên hosting sử dụng cPanelX.

Nhưng theo kinh nghiệm của mình thì nếu bạn tối ưu hóa thẻ title tối đa nhưng không miêu tả được nội dung của blog thì bạn nên tiến hành miêu tả thêm ở thẻ meta descriptions, không nhất thiết phải chèn các từ khóa quan trọng. Ví dụ như nếu mình có title bài viết là “Công thức nấu các món ăn cho mùa hè” thì mình sẽ miêu tả thêm ở thẻ meta descriptions là “Hướng dẫn nấu các món chè ăn giải khát cho mùa hè, công thức các món canh giải nhiệt

Bonus: Cách sử dụng category và tag phù hợp

Quyết định đăng hoặc bỏ bài viết 

Sau khi bạn đã làm tất cả những việc làm ở trên ^ và bạn đã có trong tay một bài viết hoàn chỉnh, vậy lúc này bạn nên quyết định xem nên đăng nó lên blog để phục vụ những độc giả đang háo hức đợi từng bài viết của bạn hay chấp nhận quăng nó vào sọt rác.

Tại sao lại có lựa chọn bỏ bài viết ở đây?

Không ai muốn một bài viết nào của mình phải bỏ đi cả vì nó là những công sức và tâm huyết của mình khi lên kế hoạch viết một bài. Đăng bài liên tục là một cách tốt để duy trì lượt truy cập cho blog hay cạnh tranh các ý tưởng mới mang những từ khóa phổ biến. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là liệu bài viết đó của bạn có đáng đăng lên hay không hay nó chỉ làm những người đọc thất vọng về sự chờ đợi của họ. Nếu bạn đã quen cung cấp cho độc giả các thông tin nóng hổi, mới nhất thì tốt nhất đừng đăng lại các nội dung cũ kỹ. Hoặc nếu blog bạn chuyên viết hướng dẫn, phân tích về chủ đề kỹ thuật thì tốt nhất đừng đăng một bài viết về khảo sát tình dục học gì gì đấy. Chỉ vậy thôi.

Bạn đã làm đủ 4 việc làm này chưa?

Nãy giờ bạn đã xem qua những lời chia sẻ dài dòng về những việc làm để SEO bài viết cho blogger, vậy nói tóm lại khi viết bài, nếu bạn muốn bài viết đạt thứ hạng cao trên máy tìm kiếm thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  1. Nội dung thu hút, nhiều người tìm kiếm.

  2. Tập trung tăng lượt truy cập trước, SEO sau.

  3. Sử dụng từ khóa hợp lý.

  4. Tối ưu hóa thẻ title và meta descriptions.

  5. Bonus: Cách sử dụng Tag và Category hợp lý.

Vậy hiện tại bạn đã làm đủ các bước này chưa? Và bạn thấy hiệu quả nó mang lại như thế nào?


 

Hướng dẫn học làm SEO hiệu quả
Cách chọn từ khóa để seo hiệu quả nhất
Cách chọn từ khóa Google hiệu quả nhất
Cách làm marketing online hiệu quả nhất
Kế hoạch quảng bá website để thành công như mong đợi

(St)