Hướng dẫn hít thở trong Yoga đúng cách
Hướng dẫn phá đóng băng Shadow Defender
Rung động thư giãn giúp cân bằng cơ thể
Rung động thư giãn là thực hiện một sự biến đổi tận gốc rễ của tinh thần lẫn vật chất; nghĩa là một việc làm nghiêm túc. Rung động thư giãn không thể học trên lý thuyết mà phải thực hành
Vì rung động thư giãn là trường phái xuất phát từ tham thiền nhập định: trước tiên là sự chuẩn bị trong những giai đoạn đầu, sau đó rung động thực sự với 3 bước lần lượt: rung động thư giãn ý thức – rung động vô thức – rung động siêu thức.
Rung động ý thức :
Sự rung động ý thức là một kỹ thuật rung động cá nhân mang tính động dùng làm căn bản cho hoạt động nội tại tâm sinh lý. Với phương pháp Rung động này có thể tái tạo năng lượng bị mất đi cũng như làm giảm đi những căng thẳng trong công việc , nguyên nhân làm bạn căng thẳng và mất năng lượng.
Rung động ý thức còn là cách thay đổi hoạt động. Ai cũng biết điều này: ngồi lâu một chỗ khiến người ta muốn co duỗi tay chân; nếu bị cầm chân suốt ngày trong văn phòng, người ta cần được dạo chơi ngoài trời, hít thở không khí trong lành.
Lấy cây bút chì, nghĩ đến từ nghỉ ngơi và vẽ ra tờ giấy một cách hỗn độn tất cả những gì hiện ra trong tâm trí bạn….Rung động nhẹ nhàng từng khu vực trên cơ thể, bạn dễ dàng tìm ra được một giải pháp để làm dịu đi hay loại bỏ các căng thẳng đang xảy ra trong bạn
Rung động vô thức :
Người ta thâm nhập vào Rung động vô thức sau khi vượt qua trình độ rung động ý thức …
Mức độ Rung động vô thức chỉ ra các giới hạn lờ mờ giữa ngủ và thức. Các giới hạn ấy bao gồm một giai đoạn đặc biệt mà khoa Rung động thư giãn dùng trong một ý nghĩa tích cực, dựa vào căn bản các kỹ thuật của nó để củng cố các cấu trúc của ý thức.
Sự kiểm soát trình độ này chỉ có được do luyện tập Rung động thư giãn, nó giúp cho sự biến đổi được thuận lợi do các kỹ thuật rung động từ tình trạng ý thức đến tình trạng vô thức.
Người không được tập luyện, hàng ngày phải vượt qua hàng rào chia cách giữa thức và ngủ, tạo thành một khu vực nguy hiểm để các ảnh hưởng xấu xâm nhập. Dĩ nhiên trong lúc ấy, sự tỉnh thức đó vô tình làm giảm đi sức đề kháng của các khu vực phòng hộ của cơ thể.
Từ sự phân chia định tính của tình trạng ý thức phải kể thêm một sự phân chia lượng tính theo trình độ của ý thức.
Ta có thể dùng từ canh phòng nghiêm mật một cách rõ ràng hơn. Các thay đổi lượng tính này mà ý thức đã phải chịu đựng, được thể hiện cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Với Rung động thư giãn, người ta khảo cứu các trình độ khác nhau của ý thức trong lúc thức, lúc ngủ và lúc hôn mê.
Trong Rung động thư giãn, giấc ngủ không phải là một tình huống mà là một tiêu biểu của vô thức để thực nghiệm hoạt động tuỳ các vòng quay về các thay đổi tần số rung động của nó.
Các tần số rung động của vô thức mang tính phổ quát, thích hợp cho tất cả mọi người.
Các bài tập về rung động thư giãn sẽ giúp cho các tuyến nội tiết thúc đẩy hoạt động của hệ thần kinh thực vật. giúp loại bỏ các căng thẳng, phát triển việc xoa bóp hệ tuần hoàn làm gia tăng các cảm giác.
Điều mà chúng tôi đề nghị với các kỹ thuật thư giãn (và đặc biệt đối với Rung động thư giãn) là đi tìm lại cảm giác giữa cái “thức và ngủ” theo ý thích bất cứ lúc nào, trong bất cứ trường hợp nào, trong bất cứ tư thế nằm nào. Nhưng cũng có thể ngồi trên ghế hay cả lúc đứng.
Như vậy dù chúng ta thư giãn hay căng thẳng, hệ thần kinh thực vật của chúng ta cũng đi vào hoạt động một cách tự động. Thông thường ngoài ý muốn của chúng ta, hệ thần kinh thực vật đảm trách việc điều hoà sinh lý để chuẩn bị cho cơ thể đi vào hoạt động hay trái lại làm cho nó dịu đi.
Rung động thư giãn giúp cho chúng ta bớt đi sự căng thẳng nhờ các động tác rung động nhịp nhàng, thư thái và dịu dàng. Sự thư giãn này được chìm sâu làm cho hơi thở chậm lại, Trong trạng thái này, chúng ta có cơ hội cảm nhận lại nội tâm và đưa ta tiếp cận với ngoại giới, với thiên nhiên.
Thường xuyên luyện tập như thế, khả năng cảm nhận của con người về thế giới và năng lượng vũ trụ sẽ ngày càng gia tăng.
Luyện tập đều đặn môn Rung động thư giãn, chúng ta có thể phát triển một nhận thức tinh tế về môi trường, tìm được cái khả năng bị vùi lấp trong ta để cảm nhận thiên nhiên, các vì sao, mặt trời, trái đất và bầu trời cùng năng lượng để nuôi sống nó.
Lưu ý quan trọng khi tập luyện Rung động thư giãn
Tinh thần thư giãn nhưng không phải là ngái ngủ. Nụ cười dễ mến nhưng không là nụ cười ngây ngô. Sự bình tĩnh là thiết yếu nhưng không phải là mềm yếu buông thả bởi vì tâm trí vẫn luôn phải quan sát và sáng suốt bởi những biến đổi đang diễn ra trong khi chúng ta đang đắm mình trong Rung động thư giãn. Chúng ta như đang ở trong nước, đang tắm mát, chìm đắm trong năng lượng của rung động vô thức. Nhưng vẫn luôn là người quan sát, minh mẫn, cẩn trọng.
Khi luyện tập đúng đắn về Rung động thư giãn, các cảm nhận về sựtrỗi dậy của năng lượng trong cơ thể được tuần tự xuất hiện như: nặng nề, nhẹ nhàng, nóng, lạnh, đau nhức lâm râm, kiến bò, cảm giác mất trọng lực hay cảm tưởng như bị té ngả, sóng rung động không theo ý muốn trong lúc cơ thể chúng ta chuyển động vô thức.
Tất cả những điều này được tâm trí của chúng ta luôn theo dõi như có cái gì đó bên ngoài tác động vào nhưng lại có khuynh hướng đồng tình, nhưng chúng ta không để bị lôi cuốn bởi những cảm giác đó. Nếu không đồng tình thì chỉ cần mở mắt hoặc ra lệnh là mọi cái đều ngưng lại.
Có một câu nói về môn Rung động thư giãn: Chính tư tưởng hướng dẫn Khí chớ không phải Khí hướng dẫn tư tưởng. Phải làm chủ tư tưởng đang chạy trong người. Chính đây là sự khác biệt lớn lao giữa Rung động thư giãn với những người lên đồng.
Trong việc lên đồng, người ta sử dụng âm nhạc, chất gây nghiện, bằng sự nhảy múa hay bị ảnh hưởng của một ai đó tác động vào, trong một trạng thái nào đó người ta bị nó lôi cuốn đi như một cơn lốc, làm mất đi ít hay nhiều sự nhận thức và trong khi ấy để cơ thể tự múa may tung hoành với các cử chỉ đến bất thần không kiểm soát được hay la hét, khóc lóc; Thậm chí có người có những động tác giống những con vật như : Khỉ, Rắn . . . .
Đối với Rung động thư giãn thì ngược lại. Rung động thư giãn nghĩa là tự chủ về Năng lượng của chính mình. Chính chúng ta điều khiển năng lượng chớ không phải năng lượng hướng dẫn chúng ta. Giống như nằm mộng nhưng chúng ta luôn sáng suốt và cẩn trọng. Chúng ta không để mất ý thức, có thể nói Rung động thư giãn như là phép định tâm điểm, cái trụ trung tâm của chúng ta. Chúng ta buộc cơ thể, tâm hồn và cả cơ thể của chúng ta phải giữ yên lặng (lắng nghe chính mình). Lúc ấy, hiện tượng năng lượng rung động sẽ trỗi dậy. Chúng ta sẽ tiếp tế cho nó, để nó tăng trưởng, làm cho nó luân chuyển vì quyền năng của Rung động thư giãn là kích thích, phát triển và khai mở các kinh mạch năng lượng trong cơ thể.
Bạn nên nhớ rằng “Khi tâm trí tập trung trên các khu vực rung động nội tại người tập sẽ có thể thấy con người thật của chính mình”.
Nên nhớ rằng không phải nhảy múa, lăn tròn trên đất, gào lên như con két mà ta có thể tìm thấy con người thật của ta trừ phi chính ta là con két.
Bây giờ lời khuyên của chúng tôi với các bạn bắt đầu thực hành phương pháp Rung động thư giãn là nên để giữ yên tâm trí đã được phơi bày thể hiện, nay là lúc đặt tư tưởng với các rào chắn cần thiết cho được hữu hiệu hơn và chớ nên lạc đường.
Sự hình thành thói quen nhận biết trong RĐTG
Thân thể chúng ta là một cỗ máy vô cùng tinh xảo ,sự ghi nhớ vô thức không nằm trong bộ não mà nằm tại nơi ngay trong chính những tế bào của thân thể .
Về sự ghi nhận rất tinh vi này của thân thể ,ý thức của bạn hoàn toàn không quen nhận biết .
Giống như việc bạn bắt đầu làm quen với việc học đàn vậy. Tại sao khi đó người Thầy rất chú ý bạn trong việc chỉnh tư thế ngay từ lúc ban đầu? Tư thế muốn đúng, muốn đẹp thì bạn phải chú ý chỉnh ngay từ lúc ban đầu, điều này rất quan trọng cũng như là để tránh cho cơ thể bạn lặp lại việc tự động ghi nhớ động tác không đúng vậy .
Tương tự như thế là việc học ngoại ngữ. Giọng phát âm của người Thầy đầu tiên là rất quan trọng cho tai và não bạn ghi nhớ hình thành những rãnh mới về ghi âm và phát âm. Người Thầy uốn nắn, chỉnh giọng đúng cho bạn ngay từ những buổi đầu tiên và cơ thể bạn đã ghi nhớ nó như việc cài thêm một mã mới vào gien di truyền vậy. Cơ thể tự nó đã là một cỗ máy vô cùng hoàn chỉnh mà ý thức nhận biết của bạn chỉ như là một chóp nổi của một tảng băng chìm. Ý thức không thể tự biết .
May mắn cho những ai đã hình thành được thói quen luôn tự nhận biết trên những bước đầu trong con đường tìm kiếm, như một ngọn đèn được bật sáng và luôn soi tỏ trước những gì xuất hiện.
Tôi nhớ tới một hình ảnh ví dụ đã thấy trên tivi:
1- Có một người A đang đứng và một người khác B bỗng bất ngờ ném vào anh ta (A) một đống đồ dùng đang cầm trên tay. Theo phản xạ, anh A giơ thay đỡ giữ lại được vài thứ, còn thì rơi rớt cả.
Hỏi anh ta: -Tại sao lại giơ tay đỡ ?
Anh ta trả lời: -Thấy người khác ném thì theo phản xạ anh ta đỡ vậy thôi .
Lại hỏi tiếp: -Vậy những thứ đã giữ đang cầm trên tay, có cần thiết cho công việc hiện giờ của anh không?
Anh ta trả lời: -Không biết nữa, chắc là không đúng thứ anh ta đang cần.
Đơn giản là anh ta đã giơ tay đỡ theo phản xạ mà thôi.
2- Một người được dặn là anh ta cần phải chuẩn bị làm thủ công.
Khi có người ôm một đồng đồ dùng đi qua anh ta nhanh chóng chọn lấy cho mình: Giấy, hồ, kéo …
Hỏi: -Tại sao anh lại nhặt chọn những thứ đó?
Anh ta trả lời : -Vì nó cần thiết cho công việc của tôi .
Câu hỏi đặt ra : -Qua hai ví dụ trên, theo bạn, ai sẽ là người dễ thành công và đi tới đích trước?
Câu trả lời thật dễ. Thông thường sẽ là người biết và chuẩn bị những gì cần thiết cho công việc, con đường mình lựa chọn.
Vậy, có một câu hỏi đặt ra cho bản thân: Bạn có biết là bạn định đi tới đâu không? Và hành trang thiết yếu cần chuẩn bị trên con đường đó là gì?
Việc thường tự hỏi này giúp bạn được nhiều lắm.
Tôi liên tưởng đến một câu chuyện trong đạo Phật:
Có một vị tăng nói với Thầy của mình:
- Thưa Thầy, giới luật nhiều như thế, những hơn 200…việc nhớ và đọc ra tên đã là khó. Làm sao con có thể biết mà thực hành hết?
Vị Thầy trả lời:
- Thế liệu con có thể nhớ và thực hành miên mật một giới luật không ? Đó là Chánh Niệm .
Khi thực hành, việc quan sát nhận biết trong RĐTG cũng tương tự như việc thực hành tỉnh thức chánh niệm trong tu tập vậy. Thông qua luyện RĐTG mà thói quen nhận biết này được thiết lập và tăng cường trong cả ý thức và thân thể ngày càng mạnh mẽ hơn. Ngọn đèn nội tại ngày một sáng chói,như ngọn hải đăng luôn giúp bạn thấy bến để cập bờ.
Riêng với RĐTG tôi tập luyện gần cả tháng trời trong thời gian Thầy dạy ở HN. Lý do một phần là vì tôi không đi học đều được các buổi sau nên chỉ dành thời gian tập cái gì mình hiểu rõ nhất. Vì thế, trong khi mọi người bận bịu với các bài tập khác về luyện thở thì tôi chỉ quay đi quay lại với mỗi RĐTG thôi.
Tôi cũng không cảm thấy sốt ruột, vì từ lâu đã quen nhận biết với câu: “Nhân cơ động thì thiên cơ bất động” nên chẳng mấy khi xen cái “ý muốn ” miễn cưỡng mong cầu của mình trong khi tập luyện.
Nói là kiên nhẫn thì cũng không phải, chẳng qua chỉ là thực tập việc quan sát chính mình mà thôi.
Với tinh thần như thế tôi nhận thấy: rung động theo sóng của LX 1 là lâu nhất.
Việc nhận ra nguồn NL nội tại từ buổi thực hành RĐTG lần thứ 2 và 3 trên lớp. Nhưng khi đó tôi chưa biết đó là gì, chỉ biết gọi như thế thôi và yên tịnh quan sát sự di chuyển bên trong và sự vận động bên ngoài cơ thể mình.
Sau này, khi về nhà tập luyện, sự di chuyển Năng lượng bên trong dường như đã được hoà tan với nhận biết về cơ thể vật lý nên không thấy rõ thành dòng như trước nữa. Trước cảm nhận như một dòng thì sau chỉ nhẹ như làn khói toả mà thôi.
Tới buổi thứ 2 tập rung động theo sóng của LX 1 ở nhà, thì tôi gặp sự sợ hãi như đã nói ở trên và việc tập đã bị dừng lại mất 2 tuần vì tôi không thể nào tập tiếp tục được.
Khi nỗi sợ được giải toả, tôi lại tiếp tục tập lại từ đầu và lần này thì thật lạ. Tôi thấy Năng lượng từ từ khiến mình nằm xuống, vì không chuẩn bị trước nên tôi đành để yên cho mình nằm dưới đất lạnh, lắng nghe xem dòng chảy trong mình muốn gì. Nhưng, Năng lượng không vận động gì cả, cứ dừng lại như thế thôi. Tôi lo lắng sợ nằm mãi như vậy thì không ổn, nên bò dậy không tập nữa và tiếp tục hỏi Thầy.
Thầy bảo tôi không nên can thiệp vào vận động bên trong như thế, hãy kiên nhẫn và tiếp tục lắng nghe, để cho cơ thể được tự nhiên như nó đã muốn vậy.
Và tôi lại tiếp tục tập tiếp. Lần này, cẩn thận hơn tôi trải chiếu thật rộng, tha hồ muốn nằm thì nằm, muốn múa thì múa, tôi nghĩ thế.
Nhưng, cũng luôn là ở cái nhưng ấy, sau khi kết thúc rung động cơ học xong, chuyển sang rung động theo sóng của Luân xa, thì tôi thấy Năng lượng khiến chân quì xuống, chuyển động cơ thể rất từ từ, cẩn thận và rất đúng thứ tự trong tư thế quì. Lưng, đầu cũng từ từ cúi gập xuống thoải mái như cúi lạy và yên tĩnh.
Tôi quan sát, lắng nghe mãi cho tới khi bỗng chợp ngủ quên.
Tỉnh dậy, nhận thấy mình đã ngủ dù tinh thần rất sảng khoái nhưng tôi cũng thấy lo và lại tiếp tục hỏi Thầy. Sự tỉnh thức là luôn cần thiết, vậy việc điều đó khiến tôi ngủ quên thì có vấn đề gì hay không?
Thầy bảo tôi, cả việc đó nữa cũng hãy để nó tự nhiên!
Dù còn thấy lạ với điều này, nhưng trong tôi là niềm tin tưởng nơi Thầy tuyệt đối nên lại tiếp tục tập mà chẳng còn một chút lăn tăn. Trong trạng thái tâm hoàn toàn yên tịnh. Mọi sự chú ý duy nhất hướng tới sự vận động khẽ khàng chính trong bản thân mình, vì cảm giác sự lan toả như làn khói nên sự chú ý càng phải tập trung như đèn chiếu sáng. Sự chú ý này cần không hề gây sự miễn cưỡng, nó cần được tự nhiên và trở thành thói quen từ sự luyện tập, giống như chiếc đèn tích điện cảm ứng tự động bật lên khi cảm nhận bất kỳ hoạt động thay đổi nào.
Những lần tập tiếp theo, cũng luôn là như vậy, thấy mình cúi mình theo dẫn dắt của dòng Năng lượng, một tư thế cúi rạp đầu và chỉ như thế mà thôi.
Từ đó, tôi thấy mình như là một hạt cát nhỏ bé trong đại dương mênh mông bao la và vô tận. Cảm nhận sâu sắc về ân sủng của Cuộc Sống với tất cả mọi điều đang diễn ra xung quanh, sự tri ân ngập tràn nơi trái tim mình mà chẳng thể diễn tả được nhiều hơn trong giới hạn của ngôn từ mà mình đã biết .