Hướng dẫn học thủ ngữ khi tiếp xúc với người khiếm thính
Hướng dẫn khắc phục IDM hết hạn
Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet
Bạn hãy tưởng tượng trước 1 kho thông tin như thế mà bạn chưa có mục đích tìm kiếm rõ ràng thì bạn sẽ vô cùng mất thời gian thậm chí bão hòa kiến thức vì lượng thông tin "nạp" vào trí nhớ quá nhiều. Sau đây, sẽ là một số phương pháp được tổng hợp để giúp các bạn có thế tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Các bước chuẩn bị trước khi bắt đầu dùng Internet tìm kiếm
- Thu hẹp chủ đề, chọn những từ quan trọng, những mục quan trọng. Kết quả thông tin nhận được thường rất lớn nên gây mất tập trung cho sự chọn lựa bằng cách thu hẹp chủ đề, bạn sẽ tìm kiếm thông tin theo chiều sâu. Những thông tin này có thể ít hơn nhưng sẽ sát với chủ đề mà bạn muốn tìm.
- Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè hay những người trợ giúp nghiên cứu trong các thư viện.
- Liệt kê những trang web nổi tiếng, có các đánh giá, chọn lọc…
- Ghi vào sổ tay các địa chỉ trang web chuyên về chủ điểm đang cần nghiên cứu có thể mục lục, tuyển tập liệt kê theo chủ đề…
- Nhẩm lại những từ khóa hay chủ đề quan trọng trong đầu để sử dụng nó trên công cụ tìm kiếm.
Sử dụng công cụ, chức năng tìm kiếm (search engine)
Sự ra đời các công cụ dò tìm là rất hữu ích cho người dùng Internet. Các trang này được ví như “danh bạ” để tìm địa chỉ, tên người, nội dung trang…nói chung tìm mọi thứ mà các trang web khác đưa lên hoặc tự nó tìm đến.
Bạn nên sử dụng nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau. Mỗi công cụ tìm kiếm có một dữ liệu khác nhau về danh sách các trang web. Một vài công cụ tìm kiếm cỡ lớn còn tìm ra luôn cả những công cụ tìm kiếm nhỏ khác. Kết quả tìm đối với trang này có thể ít, nhưng trang khác thì rất phong phú hoặc ngược lại. Do đó, bạn nên dùng nhiều trang tìm kiếm khác nhau để tìm cùng một vấn đề mới có hiệu quả. Tất nhiên, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Vậy, kiên nhẫn là yếu tố giúp bạn sở hữu được thông tin cần thiết.
Các trang web có công cụ dò tìm nổi tiếng hiện nay là: google.com, yahoo.com...(nổi tiếng toàn thế giới) hay monava.vn, xalo.vn, zing.vn, bamboo.vn... (ở Việt Nam).
1. Những bước cơ bản để tìm kiếm:
Sau khi gõ từ khóa vào và tìm kiếm thì một loạt kết quả sẽ hiển ra. Mỗi kết quả là một đường link đến trang web có chứa từ khóa hoặc chủ đề mà bạn đang muốn tìm. Việc bạn cần làm lúc này là xem xét kết quả mà chức năng tìm kiếm đưa ra:
- Nếu có quá nhiều kết quả, quay lại và gõ thêm từ vào ô tìm kiếm.
- Nếu có quá ít kết quả, thu hẹp/ xóa bớt một số từ trong ô tìm kiếm hoặc tìm từ khác thay thế.
- Bạn cũng nên thử xem qua những kết quả đầu tiên. Nếu những trang đó chưa hữu ích lắm, thử quay lại và dùng từ tìm kiếm khác
2. Để tìm kiếm một cách chi tiết hơn nữa thì bạn hãy sử dụng mục tìm kiếm nâng cao của chức năng tìm kiếm. Các kiểu tìm có thể dựa vào:
- Kết hợp các từ khóa, bao gồm cả chuỗi Boolean tức là các từ: AND (VÀ), OR (HOẶC), NOT(KHÔNG). Ở đây Hiếu Học xin nói rõ thêm về ý nghĩa từ khóa: Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được rút trong tên chủ đề hoặc chính văn tài liệu, nó phản ánh một phần nội dung hoặc toàn bộ nội dung của chủ đề hoặc tài liệu đó. Ví dụ bạn đang muốn tìm tài liệu để luyện thi đại học thì từ khóa ở đây là "luyện thi đại học" hay cụ thể hơn (để cho ra kết quả chính xác hơn) là "tài liệu thi đại học", bạn có thể chọn từ hay cụm từ đồng nghĩa như với từ khóa đó như "ôn thi đại học".
- Chỗ mà các từ khóa được tìm thấy. Ví dụ: ở tiêu đề, ở đoạn thứ nhất, hay ở đoạn mã.
- Ngôn ngữ để tìm kiếm. Đây là một chi tiết đáng lưu ý vì nếu bạn muốn tìm tài liệu bằng tiếng Việt thì bạn nên chuẩn bị một bộ gõ tiếng Việt như Vietkey hay Unikey để có thể gõ những từ khóa mà bạn muốn tìm bằng tiếng Việt, khi đó kết quả dò tìm sẽ chính xác hơn nhiều.
- Các trang web bao gồm các file hình ảnh, video, MP3/nhạc, ActiveX, JAVA...)
- Thời gian các trang web được xây dựng hoặc bổ sung thông tin mới.
Sau cùng, bạn nhớ theo dõi quá trình tìm kiếm bằng cách:
- Liệt kê những trang bạn đã xem qua, thời gian xem.
- Xem các trang web, đặc biệt là địa điểm và ngày bạn tìm thấy
3. Những thao tác tải và lưu thông tin sau khi bạn đã tìm được
- Nếu lưu văn bản (file text, htm) : vào File – Save as (chọn các kiểu lưu văn bản)
- Nếu lưu file (.doc,.pdf, .exe) : Nhấp chuột vào file cần tải, sau đó lưu.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng những công cụ tải thông tin. Trên Internet hiện nay có khá nhiều công cụ hỗ trợ tải (download) file khá hiệu quả như: Get right, Mass download, Internet Download Manager, Flashget, Gigaget… là những công cụ tải file hay Teleport, Webcopyer…là những công cụ tải web.
Từ những bước sơ lược trên các bạn đã có thể tìm kiếm thông tin trên Internet một cách dễ dàng rồi đó. Còn chờ gì nữa, bạn hãy bắt tay ứng dụng những phương pháp trên để tìm những tài liệu nghiên cứu cho mình đi, kết quả thu được sẽ không làm bạn thất vọng đâu.
Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet
Những điều về mạng Internet mà không phải ai cũng biết
@ Khái niệm
Internet – cũng được biết với tên gọi Net – là mạng máy tính lớn nhất thế giới, hoặc chính xác hơn là mạng của các mạng, tức bao gồm nhiều mạng máy tính trên thế giới được nối lại với nhau.
Internet bao gồm rất nhiều mạng trên thế giới kết nối với nhau và cho phép bất kỳ một máy tính nào trong mạng có thể kết nối bất kỳ máy nào khác để trao đổi thông tin với nhau. Một khi đã kết nối vào Internet, máy tính của bạn sẽ là một trong số hàng chục triệu thành viên của mạng khổng lồ này.
@ Các thuật ngữ
- Tên miền (Domain name) : Để quản lý các máy đặt tại những vị trí vật lý khác nhau trên hệ thống mạng nhưng thuộc cùng một tổ chức, cùng lĩnh vực hoạt động… người ta nhóm các máy này vào một tên miền (domain).
Dưới đây là các miền thông dụng :
com : Các tổ chức, công ty thương mại.
org : Các tổ chức phi lợi nhuận.
net : Các trung tâm hỗ trợ về mạng
edu : Các tổ chức giáo dục.
gov : Các tổ chức thuộc chính phủ
mil : Các tổ chức quân sự.
int : Các tổ chức được thành lập bởi các hiệp ước quốc tế.
Ngoài ra, mỗi quốc gia còn có một miền gồm hai ký tự. Ví dụ : vn ( Việt Nam), us (Mỹ), ca (Canada)…
- Trang web (Webpage) : Trang web thực chất là một tập tin chương trình được lập trình bằng ngôn ngữ html (hyper text markup language), tạm gọi là tập tin html. Tập tin html có đuôi .htm hoặc .html. Chúng có khả năng nhúng hoặc liên kết với nhiều tập tin khác thuộc nhiều chủng loại khác nhau như tập tin ảnh, video, âm thanh, text,… kể cả tập tin html khác.
- Website : Nơi chứa các trang web của một tổ chức hoặc các nhân.
- Homepage : Trang web đầu tiên của một Website hoặc trang web xuất hiện đầu tiên khi khởi động trình duyệt.
Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet
Bước 1: Xác định mục đích sử dụng thông tin.
Kết quả thông tin nhận được thường rất lớn nên gây mất tập trung cho sự chọn lựa. Vì vậy, cần xác định mục tiêu tổng quát khi tìm tin. Một tìm kiếm thông tin theo diện rộng sẽ tìm được một lượng lớn thông tin hơn tìm theo chiều sâu. Một cuộc tìm kiếm thông tin theo chiều sâu sẽ tìm được thông tin sát với chủ đề hơn, mặc dù số lượng thông tin sẽ ít hơn.
Bước 2: Chuẩn bị các từ khóa cần tìm
Khái niệm từ khóa : Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được rút trong tên chủ đề hoặc chính văn tài liệu, nó phản ánh một phần nội dung hoặc toàn bộ nội dung của chủ đề hoặc tài liệu đó.
Sau khi gõ từ khóa vào và tìm kiếm thì một loạt kết quả sẽ hiển ra. Mỗi kết quả là một đường link đến trang web có chứa từ khóa hoặc chủ đề mà bạn đang muốn tìm. Việc bạn cần làm lúc này là xem xét kết quả mà chức năng tìm kiếm đưa ra:
- Nếu có quá nhiều kết quả, quay lại và gõ thêm từ vào ô tìm kiếm.
- Nếu có quá ít kết quả, thu hẹp/ xóa bớt một số từ trong ô tìm kiếm hoặc tìm từ khác thay thế.
- Bạn cũng nên thử xem qua những kết quả đầu tiên. Nếu những trang đó chưa hữu ích lắm, thử quay lại và dùng từ tìm kiếm khác.
Bước 3: Sử dụng mục tìm kiếm nâng cao của chức năng tìm kiếm
Ví dụ: Bạn đang muốn tìm tài liệu để luyện thi đại học thì từ khóa ở đây là "luyện thi đại học" hay cụ thể hơn (để cho ra kết quả chính xác hơn) là "tài liệu thi đại học", bạn có thể chọn từ hay cụm từ đồng nghĩa như với từ khóa đó như "ôn thi đại học".
- Chỗ mà các từ khóa được tìm thấy. Ví dụ: ở tiêu đề, ở đoạn thứ nhất, hay ở đoạn mã.
- Ngôn ngữ để tìm kiếm. Đây là một chi tiết đáng lưu ý vì nếu bạn muốn tìm tài liệu bằng tiếng Việt thì bạn nên chuẩn bị một bộ gõ tiếng Việt như Vietkey hay Unikey để có thể gõ những từ khóa mà bạn muốn tìm bằng tiếng Việt, khi đó kết quả dò tìm sẽ chính xác hơn nhiều.
- Các trang web bao gồm các file hình ảnh, video, MP3/nhạc, ActiveX, JAVA...)
- Thời gian các trang web được xây dựng hoặc bổ sung thông tin mới.
Bước 4: Sau cùng, bạn nhớ theo dõi quá trình tìm kiếm bằng cách:
-Liệt kê những trang bạn đã xem qua, thời gian xem.
- Xem các trang web, đặc biệt là địa điểm và ngày bạn tìm thấy
Bước 5: Những thao tác tải và lưu thông tin sau khi bạn đã tìm được
- Nếu lưu văn bản (file text, htm) : vào File – Save as (chọn các kiểu lưu văn bản)
- Nếu lưu file (.doc,.pdf, .exe) : Nhấp chuột vào file cần tải, sau đó lưu.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng những công cụ tải thông tin. Trên Internet hiện nay có khá nhiều công cụ hỗ trợ tải (download) file khá hiệu quả như: Get right, Mass download, Internet Download Manager, Flashget, Gigaget… là những công cụ tải file hay Teleport, Webcopyer…là những công cụ tải web.
Tìm kiếm tài liệu ở đâu?
Dùng trang web thuộc lĩnh vực đang quan tâm mà bạn đã biết.
Internet hiện nay rất phổ biến, có thể nói rất dễ dùng ngay cả đối tượng là trẻ em. Vì vậy, thói quen sử dụng web về lĩnh nào đó thì chính bạn là người hiểu hơn ai hết. Vậy bạn mở trang quen thuộc ấy để tìm tin, ít ra cũng không mất nhiều thời gian tìm kiếm.
Dùng website có nhiều liên kết với trang khác.
Có thể mở trang web bất kỳ, những trang này có thể bạn chưa từng duyệt qua nhưng bạn đã nghe nói thông qua phương tiện sách, báo, đài, bạn bè…v.v. Thông thường các trang web đều có liên kết với các địa chỉ web khác.
Ví dụ :
http://home.vnn.vn
http://www.hcm.fpt.vn
http://hocmai.vn/
Thông qua các trang web này bạn sẽ tìm được trang web cần thiết.
Dùng website công cụ dò tìm có ở Việt Nam
Sự ra đời các công cụ dò tìm là rất hữu ích cho người dùng Internet. Các trang này được ví như “danh bạ” để tìm địa chỉ, tên người, nội dung trang…v.v… nói chung tìm mọi thứ mà các trang web khác đưa lên hoặc tự nó tìm đến.
Ví dụ:
http://xalo.vn/
http://panvietnam.com
http://www.google.com.vn/
http://vn.yahoo.com/
Từ những bước sơ lược trên các bạn đã có thể tìm kiếm thông tin trên Internet một cách dễ dàng rồi đó. Còn chờ gì nữa, bạn hãy bắt tay ứng dụng những phương pháp trên để tìm những tài liệu nghiên cứu cho mình đi, kết quả thu được sẽ không làm bạn thất vọng đâu.
Cách tìm kiếm thông tin trên Internet bằng Google
Truy cập vào trang Web của Google
Để tìm kiếm thông tin, trước tiên cần phải xác định Từ khóa (Key Word) của thông tin muốn tìm kiếm, đây là phần rất quan trọng, từ khóa là từ đại diện cho thông tin cần tìm. Nếu từ khóa không rõ ràng và chính xác thì sẽ cho ra kết quả tìm kiếm rất nhiều, rất khó phân biệt và chọn được thông tin như mong muốn. Còn nếu từ khóa quá dài thì kết quả tìm kiếm có thể không có.
Thông thường chỉ cần nhập từ khóa muốn tìm và nhấn Tìm với Google (Search) hoặc nhấn phím Enter thì Google sẽ cho ra nhiều kết quả tìm kiếm bao gồm địa chỉ liên kết đến trang Web có từ khóa và vài dòng mô tả bên dưới, chỉ cần nhấn trái chuột vào địa chỉ liên kết sẽ mở được trang Web có thông tin muốn tìm.
Nhấn vào nút Xem trang đầu tiên tìm được thì Google sẽ tìm và tự động mở trang Web đầu tiên trong kết quả tìm kiếm.
Các lựa chọn tìm kiếm trên:
Web: Tìm trên cả các Web Site.
Những trang viết bằng tiếng Việt: Chỉ tìm những trang hiển thị tiếng Việt.
Những trang từ Việt Nam: Chỉ tìm những trang từ Việt Nam.
Ngoài ra để cho kết quả tìm kiếm được chính xác hơn Google còn cho phép sử dụng các thông số và điều kiện chọn lọc kèm theo từ khóa. Sau đây là các thông số và điều kiện lọc thông dụng:
Loại bỏ một từ nào đó ra khỏi kết quả tìm kiếm
Google sẽ tìm tất cả các trang Web có chứa từ khóa cần tìm nhưng không có từ bị loại bỏ.
Cú pháp: từ khóa -từ loại bỏ
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính -máy Google sẽ tìm các trang có từ khóa vi tính nhưng không có từ máy trong đó.
Bắt buộc phải có một từ nào đó ra trong kết quả tìm kiếm
Google sẽ tìm tất cả các trang Web có chứa từ khóa cần tìm và bắt buộc phải có thêm từ bắt buộc.
Cú pháp: từ khóa +từ bắt buộc
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính +máy Google sẽ tìm các trang có từ khóa vi tính và có từ máy trong đó.
Rút gọn từ khóa cần tìm
Dùng để đại diện cho một, nhiều ký tự hoặc nhiều từ khóa quá dài.
Cú pháp: Từ khóa * từ khóa
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google máy * tính Google sẽ tìm các trang có từ khóa máy vi tính.
Tìm chính xác từ khóa
Google sẽ cho ra các kết quả có chính xác từ khóa được chỉ định.
Cú pháp: "từ khóa"
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google "máy tính" Google sẽ cho ra kết quả là máy tính, nhưng nếu dùng từ khóa máy tính thì kết quả có thể là máy vi tính.
Các điều kiện lọc và thông số kèm theo từ khóa (từ muốn tìm) để giúp cho kết quả tìm kiếm chính xác như mong muốn, các điều kiện lọc này được kết thúc bằng dấu hai chấm (và tiếp liền theo sau (không có khoảng cách) là thông số hay từ khóa cần tìm.
Tìm từ khóa theo tiêu đề trang web
Google sẽ tìm tất cả các trang Web có tiêu đề chứa từ khóa cần tìm.
Cú pháp: intitle:từ khóa
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google intitle:buaxua Google sẽ tìm các trang có từ buaxua trong tiêu đề.
Tìm từ khóa trong một Web Site
Google chỉ tìm các trang có từ khóa trong một web site được chọn đó thôi. Không cần chú ý đến các Web Site khác.
Cú pháp: từ khóa site:website
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính site:buaxua.vn Google sẽ tìm các bài viết có từ khóa vi tính trong Web Site buaxua.vn.
Tìm từ khóa trong địa chỉ trang Web
Google sẽ tìm những địa chỉ liên kết có từ khóa cần tìm.
Cú pháp: inurl:từ khóa
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google inurl:buaxua Google sẽ liệt kê những trang có từ buaxua trong địa chỉ liên kết của nó.
Tìm File (tập tin) có cùng loại
Google sẽ tìm những trang có File (tập tin) có cùng loại (ext) và có tên giống từ khóa cần tìm.
Cú pháp: từ khóa filetype:ext
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính filetype:html Google sẽ liệt kê những File html có từ vi tính.
Tìm Web Site có từ khóa liên quan với nhau
Google sẽ tìm những Web Site có từ khóa giống nhau.
Cú pháp: related:từ khóa
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google related:joomla Google sẽ liệt kê những Web Site có từ khóa liên quan với joomla.
Tìm lại Web Site không còn hoạt động
Google sẽ tìm những Web Site đã ngưng hoạt động nhưng vần còn lưu trữ trong kho dữ liệu của Google.
Cú pháp: cache:website
Có thể sử dụng một trong các điều kiện và thông số trên hoặc ghép chúng lại với nhau.
Tìm kiếm hiệu quả nhất trên Google
Bộ máy tìm kiếm khổng lồ Google cho kết quả quả thực cũng rất… khổng lồ. Vậy làm sao để bạn có thể tìm được nội dung mong muốn nhất trong môt số những kết quả search đó? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách để tìm kiếm hiệu quả nhất từ Google.
Google là bộ máy tìm kiếm thông dụng nhất hiện nay, sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và khai thác những nội dung và thông tin từ nguồn tài nguyên Internet khổng lồ. Tuy nhiên, chính vì Google là một máy tìm kiếm quá tốt, do đó kết quả mà Google đưa ra cho sự tìm kiếm của bạn có thể là hàng nghìn, hay thậm chí là hàng triệu kết quả khác nhau, trong khi đó nội dung bạn cần tìm thì lại chẳng thấy đâu. Do đó, để tìm được kết quả ưng ý trong hàng triệu kết quả đưa ra quả nhiên là không dễ chịu chút nào. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn bạn tìm kiếm google hiệu quả hơn với một vài mánh khóe rất đơn giản.
Sử dụng cách thức tìm kiếm thông thường:
1.Sử dụng dấu “ + “:
Cách này sẽ đảm bảo kết quả đem về cho bạn sẽ xác định rõ kết quả của những từ đi kèm với dấu +
Ví dụ :
Tìm kiếm: reviews of + iPhone and iPod
Nó sẽ đưa ra những kết quả chứa các từ reviews hay iPod nhưng kết quả sẽ xác đinh rõ nội dung sẽ bao gồmcả iPhone
2.Sử dụng dấu “ - “:
Sử dụng dấu này trước mỗi từ khóa sẽ bảo đảm rằng kết quả tìm kiếm được sẽ có nội dung không chứa những từ đó.
Ví dụ: bạn tìm kiếm từ google nhưng không mong muốn tìm được kết quả là những trang khiêu dâm thì bạn sẽ điền nội dung tìm kiếm kèm theo “- porn” ở cuối.
3. Sử dụng dấu “ ~ “:
Sử dụng ~ trước từ khóa sẽ đem lại kết quả cung chứa các từ đồng nghĩa của từ khóa đó. Điều này đặc biệt thích hợp với những ai muồn tìm kiếm các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh.
4. Định nghĩa một từ :
Để đưa ra định nghĩa của một từ chỉ cần dùng tìm kiếm theo từ khóa:
define:abc
Ví dụ : Tìm kiếm: define: Computer. Google sẽ đưa ra cho bạn kết quả định nghĩa về “Computer“
Điều này là thực sự cần thiết cho những ai bắt gặp 1 từ ngữ chuyên ngành nào đó và không nắm rõ rằng từ chuyên ngành đó có nghĩa là gì.
5.Sử dụng ký tự thay thế “*” :
Kí tự “*” có thể được sử dụng trong những từ mà có một phần đó bạn khôngbiết đến
Chẳng hạn bạn tìm kiếm “friend*” thì Google sẽ trả lại những kết quả chứa những từ friend , friends , friendship…
6.Sử dụng dấu “? “:
Nó được dùng đến khi bạn không biết đầy đủ các chữ cái của một từ nào đó.
Chẳng hạn tìm kiếm : “fri??d” thì Google sẽ đưa ra kết quả trong những kết quả mà bất cứ chữ cái nào thêm vào có thể có nghĩa trong dấu “ ? “. Điều này sẽ hữu dụng cho những ai cần tìm kiếm 1 từ nhưng lại không biết làm sao để đánh vần từ đó.
Sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao của Google:
Ngoài những thủ thuật tìm kiếm thông thường, Google còn cung cấp cho người sử dụng một tính năng tìm kiếm nâng cao rất hữu dụng mà không phải ai trong chúng ta cũng biết. Với tính năng tìm kiếm nâng cao này, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm theo cụm từ hoặc theo từng từ riêng biệt. Bạn cũng có thể tìm kiếm dưới dạng các file văn bản với các định dạng thông dụng… với rất nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Để sử dụng chức năng này của Google, bạn truy cập vào địa chỉ http://www.google.com/advanced_search.
Sau khi truy cập vào trang web, bạn sẽ thấy rõ tính năng tìm kiếm này của Google được chia ra làm 3 phần cụ thể:
Phần đầu tiên sẽ giúp bạn tìm kiếm trang web thông qua những từ khóa liên quan đến nội dung của trang web:
- Để tìm kiếm theo một cụm từ, bạn điền nội dung tìm kiếm vào mục “all these words” hoặc tìm từng từ cụ thể bắt cách điền nội dung của từng từ vào các mục của phần “one or more of these words”.
- Để kết quả không chứa những từ khóa không cần thiết, bạn điền những từ khóa không mong muốn tìm được vào mục “any of these unwanted words” (tương tự như cách sử dụng dấu “-“ đã hướng dẫn ở trên).
Sau khi đã điền những thông tin cần thiết cho sự tìm kiếm, bạn click vào nút Advanced Search để bắt đầu quá trình tìm kiếm.
Để kết quả tìm kiếm được tốt và chính xác hơn, bạn xác nhận thêm các thông tin cần thiết ở mục “Need more tools?” bên dưới.
- Tại phần này, bạn có thể xác lập số kết quả sẽ hiện trên 1 trang để Google hiển thị kết quả tìm kiếm tại mục result per page. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng theo giõi các kết quả tìm kiếm mà không cần phải chuyển qua lại giữa các trang kết quả.
- Bạn cũng có thể tìm kiếm kết quả dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau. Thông thường Google sẽ dựa vào ip của lượt tìm kiếm để đưa ra kết quả cần thiết. Chẳng hạn những ngưoiừ sử dụng internet Việt Nam sẽ nhận được kết quả tìm kiếm bằng tiếng Việt trước rồi mới đến kết quả tiếng Anh sau. Tuy nhiên, bạn có thể thiết lập để nhận được kết quả bằng ngôn ngữ mong muốn tại mục Language. Sau khi lựa chọn ngôn ngữ thích hợp, những kết quả liên quan đến từ khóa tìm kiếm được viết dưới ngôn ngữ bạn đã chọn sẽ được ưu tiên xếp đầu trong danh sách kết quả.
- Nếu bạn muốn tìm kiếm những kết quả dưới dạng các file văn bản hoặc các file nguồn, bạn có thể sử dụng tính năng File type. Chẳng hạn bạn muốn tìm 1 file văn bản word chứa các thông tin cần thiết để có thể dễ dàng download về máy và sử dụng thì bạn sẽ chọn Microsoft Word (.doc) tại mục này.
Tuy nhiên nếu như với những sự giúp đỡ như trên vẫn chưa đủ để giúp bạn có được 1 kết quả mong muốn thì bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của tính năng tiếp theo bằng cách click vào dấu + ở mục Date, usage rights, numeric range, and more.
Sau khi click vào dấu + tại đây, một số các sự lựa chọn mới sẽ xuất hiện để bạn có thể lựa chọn sao cho kết quả tìm kiếm là tối ưu nhất. Tuy nhiên trong số các mục lựa chọn mới này, bạn chỉ cần quan tâm đến 3 nội dung:
- Usage right: Điều này là cần thiết khi bạn tìm kiếm những nội dung có bản quyền hoặc miễn phí… chẳng hạn như phần mềm, ebook, mp3…
- Region: là quốc gia chứa những kết quả tìm kiếm của bạn. Chẳng hạn bạn tìm cửa hàng để mua 1 vật dụng tại Việt Nam thì bạn sẽ chọn Region là Việt Nam.
- Và nội dung cuối cùng cần quan tâm đó là lựa chọn Safe Search. Với lựa chọn này, những trang web lừa đảo, chứa những đoạn mã độc hay những trang web với nội dung khiêu dâm, bạo lực… sẽ bị lọc ra khỏi kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm hơn cho kết quả tìm kiếm của mình
Hy vọng với những thông tin đã cung cấp ở trên, bạn có thể sử dụng Google một cách hiệu quả hơn để khai thác nguồn tài nguyên rộng lớn và vô cùng qúy giá từ Internet.
Thủ thuật tìm kiếm trên google
Bấy lâu nay chắc ai trong chúng ta cũng biết rằng Google.com là một chuyên gia tìm kiếm rồi. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng.'Chẳng lẽ Google chỉ có cách tìm kiếm là gõ từ cần tìm vào cho nó. Sau đó click "Search" là nó tìm cho chúng ta. Có thế mà nó nổi tiếng vậy sao ?. Google không phải là một cỗ máy tìm kiếm bình thường mà nó là một cỗ máy thông minh nữa. Nó không thụ động mà nó biết chọn lọc thông tin theo ý người dùng.Mời quí vị truy cập vào trang http://www.google.com.vn trước đi sau đó đọc đến đâu làm liền đến đó luôn:
Chúng ta dùng từ khoá riêng của google (gần giống mấy cái hàm trong lập trình hay bảng tính excel vậy) để tìm tài liệu.
I. Tìm kiếm giản đơn
Ai cũng biết nguyên tắc là để có được kết quả chính xác hoặc gần chính xác, phải chọn từ khóa phù hợp và có liên quan với nội dung cần tìm. Ví dụ muốn tìm thông tin về Picasso, thì nhập "Picasso" (không có ngoặc kép) chứ chẳng ai lại đi nhập "painter".
Muốn tìm tên chính xác của Thủ tướng Thái Lan thì đương nhiên là nhập "Thailand Prime Minister". Nhưng nếu muốn tìm tên ông Thủ tướng Đức mà nhập từ khóa tương tự thì cả ngày cũng không ra vì ở đó người ta lại gọi là "Chancellor".
Cần nhập từ ngắn gọn và không cần các liên từ "and". Ví dụ tìm các thông tin liên quan đến "computer" và "forum" thì chỉ cần nhập "computer forum" thay vì "computer and forum".
Cũng cần lưu ý là Google tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và thường và có thể nhập chữ Unicode thoải mái.
Ngoài ra, có thể tìm thông tin theo các danh mục Google phân định sẵn tại http://directory.google.com
II. Tìm kiếm nâng cao
1-[intitle:]
Cú pháp intitle:giá trị cần tìm
khi dùng từ khoá này Google sẻ tìm tất cả các trang có tiêu đề chứa "giá trị cần tìm" mà chúng ta muốn tìm.
Ví dụ bạn hãy gõ vào ô tìm kiếm của Google intitle:login Google sẽ tìm các trang có từ login trong tiêu đề. Còn nếu bạn nhập vào ô tìm kiếm intitle:login password thì Google sẻ tìm tất cả những trang có tiêu đề là login và từ password nằm trong trang đó.
Bạn hãy thử lại một lần nữa gõ vào ô tìm kiếm của Google là intitle:"Đăng nhập" "Mật khẩu"
2-[site:]
Đôi lúc khi tìm thông tin. Bạn chỉ chú ý tin từ một trang web nào đó thôi. Không cần chú ý đến các trang khác. Thì phải làm thế nào giửa biển thông tin Internet. Những lúc như thế nào từ khoá site sẽ giúp bạn.
Cú pháp thông tin cần tim site:website cần tìm tin
Ví dụ: bạn gõ vào ô tìm kiếm LRC site:hut.edu.vn nhớ là không gõ www.hut.edu.vn nhe. Khi đó bạn sẽ tìm đưọc LRC trong trang web HUT.
Hoặc gõ vào "admin" site:hut.edu.vn rồi nhấn tìm xem.
Nhớ là giữa từ site và địa chỉ ngắn của trang web không có khỏan trắng.
3-[inurl:]
Từ khoá này sẽ giúp bạn tìm những địa chỉ URL(đường dẫn) có từ bạn cần tìm.
Cú pháp inurl:từcầntìm. Ví dụ muốn tìm những đường dẫn nào mà có từ "admin" trong nó thì tôi gõ inurl:admin vào ô tìm kiếm. Google sẽ liệt kê cho tôi những trang có từ admin trong đường link của nó.
Gõ thử inurl:sinh viên site:hut.edu.vn thử xem.
Còn nếu bạn muốn tìm nhiều hơn một từ thì dùng từ khoá allinurl: thay cho inurl:
4-[filetype:]
Có những lúc muốn tìm e-book hoặc là những trang html hay những tài liệu có đuôi .doc thì làm sao. Từ khoá filetype: cũng sẽ giúp bạn.
Cú pháp filetype:phầnmởrộngcủatàiliệu. Từ khóa này cần kết hợp với từ khóa site: thì mới làm việc hiệu quả được.
Ví dụ bạn gõ vào ô tìm kiếm filetype:doc site:hut.edu.vn và tìm. Lúc đó Google sẽ tìm những tài liệu word có trên web HUT.
Tương tự như vậy bạn hãy gõ vào filetype:pdf site:org "Toán học" thử xem có tìm được gì không
5-[related:]
Trong lúc tìm kiếm. Có lúc cần tìm một trang nào đó nhưng không gặp. Thì chúng ta có thể không cần tìm nó nữa. Mà tìm anh em của nó. Tức là những trang có nội dung tương tự như thế. Từ khoá related: sẽ giúp bạn.
Cú pháp related:têntrangwebmuốntìmnộidungliênquan
Ví dụ: gõ related:www.php.net vào ô tìm kiếm của Google.
6-[link:]
Bạn đã xây dựng một website cho riêng mình. Nhưng bạn không biết có ai đặt liên kết trang site của họ đến trang mình hay không. Từ khóa link sẽ giúp bạn
Cú pháp link:tên_website_cân_tìm
Ví dụ link:www.hut.edu.vn Google sẽ giúp bạn tìm những web nào có đặt link của web HUT trên nó.
7-[cache:]
Đôi lúc khi tìm thông tin bạn nhận thấy rằng có những website từ lâu nó đã không còn tồn tại trên mạng nữa rồi, hoặc nó đã thay đổi đường dẫn đi đâu rồi. Làm cho bạn tìm gặp nó trên Google nhưng mà không vào trang chính của nó được. Có lẽ là để đảm bảo mọi người tin vào mình, nên Google khi tìm thấy một trang nào mới nó đã tự động copy một bản sao rồi. Mặc dầu trang đó không còn tồn tại nhưng bạn có thể xem đưọc nó một phần. Từ khoá cache sẽ giúp bạn vào ngay trang mà Google đã copy.
Cú pháp cache:địa_chi_web_cần_xem_bản_sao
ví dụ cache:www.hut.edu.vn bạn sẽ thấy được bản sao mà Google đã copy trang chủ của trường ta.
Còn bạn muốn tìm từ nào đó trong bản copy của Google thì bạn thêm từ cần tìm vào phía sau của dòng lệnh trên.
Ví dụ cache:www.hut.edu.vn học lúc đó Google sẽ tô vàng chữ học trong trang chủ HUT và tô vàng nó luôn.
8-[intext:]
Với từ khóa này Google sẽ chú ý đến từ chúng ta tìm thôi. Nó không chú ý đến những thứ khác. Bạn có thể không cần chứ năng này vì có chức năng tương đương của nó là nhập dấu nháy kép vào trước từ cần tìm.
Cú pháp intext:tư_cần_tìm
Ví dụ intext:điểm site:hut.edu.vn hoặc intext:"thời khóa biểu" site:hut.edu.vn
9-[index of/]
Chắc đã có nhiều lần bạn lướt web gặp những trang mà cho chúng ta duyệt theo thư mục. Gặp những trang hay, chứa rất nhiều tài nguyên trong đó. Nếu chúng ta quên ghi địa chỉ của nó lại thì khi chúng ta cần tìm lại chúng ta phải làm sao. Google sẽ giúp bạn.
Cú pháp index of/loai_tai_liêu_cân_tìm
Ví dụ index of/files.
Bạn nhớ có khoảng trống giữa index và of
Đây là một số thủ thuật đơn giản để giúp bạn tìm tài liệu nhanh hơn và chính xác hơn.
Nếu bạn biết kết hợp một trong 9 tuyệt chiêu(cơ bản) trên lại với nhau. Thì lúc đó khả năng săn tin của bạn nâng cao đáng kể.