Thức ăn dành cho người bị bệnh huyết áp thấp
Chữa bệnh huyết áp thấp ở bà bầu an toàn hiệu quả
Huyết trắng (dịch tiết âm đạo) hay còn gọi khí hư giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh lý, thể hiện tình trạng nội tiết, sức khỏe của người phụ nữ. Cùng tham khảo những hướng dẫn trị bệnh huyết trắng nhé
Huyết trắng: Những vấn đề cần biết?
1. Tìm hiểu về bệnh huyết trắng
Theo số liệu thống kê từ Bộ y tế, gần 90% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh phụ khoa, số ca mắc bệnh phụ khoa mỗi năm tăng từ 15% đến 27%. Điều đáng nói là không chỉ những phụ nữ đã lập gia đình mà cả các thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục cũng không là ngoại lệ của căn bệnh này.
Huyết trắng hay còn gọi khí hư, là chất dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục nữ, thường bắt đầu có từ tuổi dậy thì. Huyết trắng có vai trò quan trọng trong việc giữ cho môi trường âm đạo có độ ẩm nhất định giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển đến tử cung.
Thông thường, huyết trắng được tiết ra ổn định dựa theo sự bài tiết hormone estrogen và progesteron trong cơ thể người phụ nữ ( Trước ngày rụng trứng khoảng 1 ngày thì lượng huyết trắng thường nhiều nhất). Vì một lí do nào đó, lượng huyết trắng ra nhiều hơn, màu sắc và mùi cũng khác lạ hơn bình thường thì gọi là tình trạng huyết trắng bệnh lý.
Các nguyên nhân cơ bản: Huyết trắng bệnh lý hay khí khư xảy ra chủ yếu do tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và nhiễm trùng roi tại bộ phận sinh dục gây nên.
+ Huyết trắng do nấm Candida albicans: Màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ.
+ Huyết trắng do nhiễm Trichomonas Vaginalis: Màu vàng-xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ.
+ Huyết trắng do tạp trùng: Màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi.
+ Một số trường hợp khác: Người bệnh mắc cả 3 nguyên nhân trên, kèm tình trạng nhiễm khuẩn tại cơ quan sinh dục. Cũng phải kể thêm một số nguyên nhân gây nên bệnh huyết trắng như viêm lộ tuyến tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung….
Các yếu tố ngăn ngừa bệnh huyết trắng: Việc vệ sinh âm đạo hằng ngày, nguồn nước vệ sinh sạch sẽ, chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, chọn đồ lót rộng rãi, thoáng mát, quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh… sẽ là những yếu tố tích cực làm giảm đi nguy cơ bị bệnh khí hư cho chị em phụ nữ.
Phụ nữ rất dễ mắc bệnh vùng kín. (ảnh minh họa)
Một yếu tố rất đáng lưu tâm khác là phụ nữ ở lứa tuổi tiền mãn kinh - ở độ tuổi này, chị em rất hay bị mắc bệnh huyết trắng do tình trạng suy giảm nội tiết tố sinh dục (Estrogen) làm cho bề mặt âm đạo trở nên khô, rát và dễ mắc bệnh. Phụ nữ ở độ tuổi này cần biết cách chăm sóc sức khoẻ đúng cách như dùng các loại thực phẩm hoặc thuốc có tác dụng tăng cường lượng nội tiết tố (Estrogen) cho cơ thể…
Những hệ luỵ của bệnh huyết trắng: Mắc phải căn bệnh phụ nữ khó nói làm chị em mất tự tin trong giao tiếp cũng như cuộc sống. Tuy nhiên, khá nhiều chị em khi bị bệnh huyết trắng lại thường có chung tâm lý ngại ngùng không dám chia sẻ cùng ai, chỉ đến khi viêm phụ khoa trở nên trầm trọng mới tìm cách chữa trị. Viêm nhiễm phụ khoa vùng kín nếu để lâu không chữa hoặc chữa không đến nơi đến chốn thì có khả năng viêm nhiễm sẽ lan xa lên vòi trứng, làm viêm tắc vòi trứng dẫn đến thụ thai khó và có thể dẫn đến vô sinh. Phụ nữ mang thai mắc bệnh phụ khoa, hệ lụy là sinh khó, dễ xảy thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nặng nề nhất có thể dẫn tới tử vong.
2. Biện pháp điều trị bệnh huyết trắng
- Việc phát hiện và điều trị huyết trắng bệnh lý là không phức tạp thông qua các biểu hiện bệnh lý cũng như việc nuôi cấy các mẫu bệnh phẩm và các thao tác nghiệp vụ khác của các y, bác sĩ.
- Việc chữa trị cần được phối hợp với các biện pháp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ kể trên, đôi lúc cần điều trị cho cả bạn tình để tránh tình trạng bệnh tái phát.
Bệnh huyết trắng ảnh hưởng sức khỏe sinh sản
Bệnh huyết trắng không khó chữa trị hay gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản. Đặc biệt huyết trắng bệnh lý gây phiền toái khó chịu trong sinh hoạt vợ chồng hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp tới hạnh phúc lứa đôi.
Theo Đông y, bệnh huyết trắng là do nhiệt độc và thấp nhiệt thâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, để giải quyết tận gốc bệnh cần các bài thuốc thanh nhiệt, trừ độc. Đông y đã phối hợp các thảo dược thiên nhiên thành các bài thuốc có tính kháng sinh thực vật, kháng nấm, diệt ký sinh trùng, thanh nhiệt, trừ độc toàn diện tác dụng từ bên trong cơ thể lẫn tác nhân trực tiếp gây ra bệnh thầm kín cho chị em. Để loại bỏ được tác nhân gây bệnh, Đông y có những thảo dược từ thiên nhiên có thành phần tác dụng kháng khuẩn phổ rộng, diệt ký sinh trùng, kháng nấm như: hoàng cầm, bại tương thảo, khổ luyện bì... tự nhiên mà an toàn.
Bệnh huyết trắng có thể chữa khỏi dễ dàng
Nấm candida không chỉ có trong tử cung mà còn sống trong đường ruột của cả hai giới. Sự hiện diện này bình thường và hoàn toàn vô hại, trừ trường hợp bạn bị bệnh tiểu đường hoặc do uống kháng sinh mà mất quân bình môi trường trong tử cung... Ngoài ra, việc dùng thuốc ngừa thai, sự thai nghén, thời kỳ tắt kinh, vết xây xát trong âm hộ do băng vệ sinh loại nhét vào bên trong (tampon), hóa chất dùng sát trùng âm hộ... cũng có thể dẫn đến huyết trắng.
Khi bị bệnh này, bạn cảm thấy ngứa ngáy hoặc rát nơi âm hộ, một chất nhờn màu trắng có mùi hơi giống như mùi rượu bia được bài tiết ra. Người ta thường gọi chất này là huyết trắng.
Bệnh hay tái phát sau khi được chữa khỏi. Bác sĩ chỉ có thể chữa lành bệnh, nhưng để tránh sự tái phát, bạn nên làm theo những phương pháp dưới dây:
Đừng mặc gì cả khi ngủ: Loại vi khuẩn candida albicans sinh sản mau lẹ trong môi trường ẩm ướt. Đừng tạo điều kiện cho chúng; ít nhất bạn có thể làm điều này trong khi ngủ. Nếu bạn không quen, có thể mặc một chiếc áo ngủ bên ngoài, và đừng mặc đồ lót. Cố giữ cho âm đạo càng mát mẻ, khô ráo càng tốt.
Ban ngày cũng vậy, bạn nên tránh mặc đồ lót trừ khi cần thiết. Quần áo nên rộng rãi, mát mẻ. Quần bó sát như jean thường dễ làm bạn bị nhiễm bệnh hơn. Đối với đồ lót, tốt nhất nên chọn loại bằng vải cotton. Loại bằng nylon thường làm âm đạo bị ẩm ướt và nóng hơn.
Cẩn thận khi dùng bột thơm: Một số phụ nữ có thói quen rải bột thơm lên người sau khi tắm. Thói quen này không có hại. Nhưng nếu bạn bị bệnh bạch huyết, cần cố giữ cho bột này không dính vào cửa mình. Bột là môi trường lý tưởng cho sự sinh sản của các nấm mốc.
Nếu bạn dùng dầu bôi trơn khi quan hệ tình dục, nên xem kỹ công thức. Thường chúng có hóa chất ăn mòn thành tử cung. Nếu bị huyết trắng, bạn nên chuyển sang dùng nước, lòng trắng trứng, dầu khoáng, hoặc petroleum jelly để làm trơn âm đạo. Nhớ đừng dùng bao cao su chung với petroleunl jelly vì chất này sẽ làm thủng bao.
Một số bao cao su được bôi sẵn thuốc sát trùng và dầu trơn trên đó (spermicides hoặc lubricated condom), tránh dùng các loại này.
Băng vệ sinh và giấy toilet: Khi bị huyết trắng, bạn chỉ nên dùng các loại băng hay giấy không có mùi thơm. Các mùi này thường được tẩm vào bằng hóa chất, không tốt cho thành tử cung. Đối với băng vệ sinh, nên dùng loại miếng lót thay vì "tampon" để tránh sự cọ sát bên trong tử cung. Khi dùng giấy toilet, nên lau từ trước ra sau để tránh mang các vi khuẩn từ hậu môn vào tử cung.
Tránh quan hệ tình dục: Nếu bạn đang bị huyết trắng, việc quan hệ có thể làm bệnh này nặng hơn và lâu khỏi hơn. Nên kiêng cữ trong những ngày bị bệnh. Trường hợp bất khả kháng, nên dùng bao cao su loại trơn và không có dầu (thoa lòng trắng trứng làm trơn bao). Việc dùng bao cao su trong lúc bị huyết trắng giữ cho vi khuẩn không bám vào người đàn ông, để rồi sau đó lại xâm nhập trở lại vào bạn.
Nên đi tiểu trước và sau khi làm tình để tống ra những vi khuẩn còn sót lại trong âm đạo. Nếu muốn rửa âm đạo, chỉ dùng nước thường là đủ, không nên dùng xà bông hoặc các hóa chất làm sạch. Nếu thích, bạn có thể pha một muỗng canh giấm ăn trong nửa lít nước để sát trùng.
Đừng ăn đường nhiều: Việc tiêu thụ đường nhiều dễ làm bạn bị chứng huyết trắng hơn. Đường là thực phẩm của loại vi khuẩn tạo bệnh huyết trắng. Đây cũng là lý do những người bị bệnh tiểu đường dễ bị bệnh huyết trắng hơn. Nếu bạn bị cả hai bệnh này, nên cẩn thận đo mức đường trong máu mỗi ngày.
Nhiều người ngăn ngừa bệnh huyết trắng bằng cách sát trùng đồ lót của họ. Có nhiều cách sát trùng: ngâm nước chlorine một ngày trước khi giặt; bỏ đồ lót vào đun sôi trong 5 phút; dùng bàn ủi nóng đè mạnh trên chỗ đồ lót tiếp xúc với tử cung và chung quanh đó.
Bệnh huyết trắng
1. Bệnh huyết trắng
Bệnh huyết trắng là dịch tiết từ đường sinh dục của nữ giới có màu trắng trong hơi tanh, có nhiệm vụ bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường đường sinh dục nhằm hạn chế sự phát triển của các các vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Việc nhiễm một số vi nấm hạt men (Candida albicans), trùng roi (Trichomonas), tạp trùng... sẽ gây huyết trắng (khí hư) bệnh lý ở phụ nữ. Nếu để bệnh kéo dài, thường xuyên tái phát dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm: tắc vòi ống dẫn trứng làm vô sinh, sinh non, sẩy thai, thậm chí ung thư cổ tử cung, tử vong...
2. Phân loại bệnh
Bệnh huyết trắng có hai loại, được phân biệt và nhận dạng như sau:
- Huyết trắng sinh lý
Có tính chất thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, thường có vào ngày rụng trứng hoặc kích thích tình dụng. Đặc điểm của huyết trắng sinh lý là không mùi, màu trắng trong và không có những triệu chứng khó chịu. Với loại huyết trắng này không cần phải điều trị, chỉ cần vệ sinh tắm rửa bằng nước sạch, thay đồ lót hàng ngày, giữ “vùng kín” sạch sẽ, khô thoáng.
- Huyết trắng bệnh lý
Khi huyết trắng xuất hiện nhiều, đổi màu (vàng hoặc xanh, trắng đục, đóng thành váng…), có mùi hôi, kèm theo những triệu chứng khó chịu như ngứa, nóng rát âm đạo, âm hộ, tiểu gắt, giao hợp đau…
Nguyên nhân gây ra bệnh huyết trắng thường là do nhiễm nấm, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai,…) hoặc cũng có thể do việc giữ gìn vệ sinh không đúng cách, thói quen thụt rửa sâu trong âm đạo làm thay đổi môi trường âm đạo dễ dẫn đến viêm nhiễm…
3. Nguyên nhân gây ra bệnh huyết trắng
Tại vùng sinh dục có rất nhiều vi khuẩn thường khu trú. Bình thường vi khuẩn sản sinh các chất có lợi cho môi trường ống sinh dục và không gây nguy hiểm. Nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi các vi khuẩn sẽ là tác nhân gây bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh huyết trắng nhưng thông thường huyết trắng bệnh lý xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Do nấm candida albicans: Khi nhiễm thì huyết trắng sẽ có màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ.
- Do nhiễm trichomonas vaginalis: Khi nhiễm huyết trắng sẽ có màu vàng - xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ.
- Do tạp trùng: Nếu do tạp trùng thì huyết trắng sẽ có màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi.
- Viêm lộ tuyến tử cung: Là tình trạng các lộ tuyến bị viêm nhiễm, khi vùng kín có các dấu hiệu ra nhiều khí hư, ra huyết trắng màu sữa đục, dính bệt thành từng mảng, có thể có mùi hôi… hoặc bị xuất huyết nhẹ sau khi giao hợp tình dục. Khi có những biểu hiện trên cần đi khám chuyên khoa để được điều trị.
- U xơ tử cung: Thường liên quan đến sự rối loạn chức năng buồng trứng, sự xuất tiết quá nhiều nội tiết tố nữ cho nên bệnh có xu hướng teo sau thời kỳ mãn kinh... Với triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, một số ít ra máu bất thường ở âm đạo. Bên cạnh đó kèm theo huyết trắng ra nhiều, nếu bị nhiễm khuẩn thì huyết trắng có lẫn máu hoặc mủ.
- Nếu do rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật thì huyết trắng có màu hơi vàng, dịch trong, trắng, loãng, có váng như sữa.
Dấu hiệu của ung thư tử cung thì huyết trắng có máu và ra máu bất thường.
4. Cách điều trị bệnh
Huyết trắng do Candida albicans: Màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ. Điều trị bằng cách đặt âm đạo bằng thuốc Miconazole hay Clotrimazole viên 100 mg, đặt từ 3 đến 7 đêm. Uống Fluconazole 150 mg, liều duy nhất (1 viên)
Huyết trắng do nhiễm Trichomonas Vaginalis: Màu vàng-xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ. Điều trị: Fasigyl (Tinidazole ) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất, với trẻ em dùng liều 50-70 mg/ kg cân nặng, uống liều duy nhất. Hoặc Flagentyl (Secnidazole) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất.
Huyết trắng do tạp trùng: Màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi. Điều trị: Metronidazol 500 mg uống 2 lần/ngày, uống trong 7 ngày. Hoặc uống Metronidazole 2 g liều duy nhất.
Để điều trị bệnh dứt điểm, bạn cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, lưu ý tái khám sau mỗi đợt sử dụng thuốc. Ngoài ra bạn cần lưu ý vấn đề vệ sinh cá nhân, chăm sóc vệ sinh hàng ngày với dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, sẽ giúp phòng ngừa nhiễm trùng.
Món ăn trị bệnh huyết trắng
Huyết trắng là gì?
Bệnh huyết trắng có ảnh hưởng gì đến người phụ nữ
Huyết trắng
Huyết trắng có mùi hôi
Huyết trắng có màu vàng
Huyết trắng có màu
(St)