Hướng dẫn trị bệnh viêm họng

Những đợt lạnh liên tiếp dường như đang thử thách sức chịu đựng của con người. Nhiều nam thanh niên khỏe mạnh bắt đầu húng hắng ho, cổ họng đau rát. Nên điều trị sớm trước khi bệnh trở nên quá nặng. Cùng tham khảo những hướng dẫn trị bệnh viêm họng nhé.



Những cách đơn giản trị viêm họng mùa lạnh


  
Cacbonnat trong cola có tác dụng long đờm (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Viêm họng là một bệnh phổ biến và cách điều trị khá đơn giản, không nhất thiết phải dùng kháng sinh hay các liệu pháp kê đơn khác, đặc biệt là khi bị ở dạng nhẹ (cảm giác đau nhẹ khi nuốt, vùng cổ họng đỏ và hơi sốt nhẹ).

Những thứ bạn cần: thuốc giảm đau hay giảm sốt không cần kê đơn, nước muối ấm, kẹo thuốc dạng ngậm

1. Uống thuốc giảm đau hay hạ sốt như acetaminophen, ibuprofen hay naproxen đẻ giúp giảm đau và khó chịu. Những loại thuốc này sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.

2. Súc miệng và họng với nước muối ấm. Đừng nuốt nhé, chỉ súc miệng thôi đấy. Nó sẽ giúp giảm khó chịu và đau do tình trạng viêm ở cổ họng.

3. Uống nhiều nước ấm hoặc nước mát, tùy theo cảm giác của bạn. Không ăn các thực phẩm có thể gây kích thích cổ họng như các sản phẩm từ sữa.

4. Duy trì màng nhầy và giữ cho miệng không bị khô bằng cách ngậm các loại kẹo sát khuẩn (ít đường). Sau khi kẹo tan, nhớ súc miệng với nước ấm.

Những cách tự nhiên trị viêm họng

Nước súc miệng chứa hydrogen peroxide sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm họng.

Bột cải ngựa, mật ong và đinh hương mỗi thứ 1 thìa trộn đều. Nhấm nháp chậm rãi, tiếp tục quấy đều để bột cải ngựa không lắng xuống đáy. Lưu ý là không dùng cho trẻ em.

2 nhúm mù tạt, 1 nhúm muối, 1 thìa mật ong và 2 thìa nước cốt chanh và 1,5 tách nước sôi trộn đều và để 15 phút cho nguội rồi súc miệng.

Xúc miệng với cola cũng rất hiệu quả vì các-bon-nát trong coca sẽ giúp làm sạch đờm.

Trộn 1 thìa dấm táo vào 1 cốc nước ấm. Bất cứ khi nào cảm thấy đau họng thì hãy lấy nước này súc miệng và nuốt chửng từng ngụm.

4 thìa whiskey và 4 thìa mật ong trộn đều và làm ấm bằng lò vi sóng. Súc miệng và nuốt hỗn hợp này. Lưu ý không dùng cho trẻ nhỏ.




Một số bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả

Viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Vỏ quả lê, quả quất, hoa kinh giới, khế chua, cây rẽ quạt... là những bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả.  

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM phân tích về các dạng viêm họng và các bài thuốc điều trị cũng như phòng ngừa bệnh.

Viêm họng thường có những triệu chứng ban đầu như: ngứa trong họng, khan tiếng, có khi sốt, nhức đầu, đau họng khi nuốt. Bệnh thường phát vào mùa thu đông, phát triển nhiều vào những lúc có gió lạnh bất ngờ.

Theo đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Chứng thực là khi cơ thể đang bình thường nhưng bị nhiễm ngoại tà quá mạnh (cảm lạnh, không khí bị ô nhiễm…) gây ra viêm họng. Chứng hư là thể trạng yếu đuối, sức đề kháng giảm sút, nên dễ bị viêm họng khi thời tiết, môi trường có biến đổi nhẹ.

Qủa quất (tắc) rất hiệu quả trong điều trị viêm họng, cả chứng thực lẫn chứng hư. Ảnh: traicaymiennam

Nếu gặp chứng thực, chỉ cần dùng một số cây thuốc có tác dụng bảo vệ hầu họng, trục đuổi tà khí là đủ. Nếu gặp chứng hư, cần dùng thêm các vị thuốc bổ phế, nhuận phế, thanh phế, kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Bài thuốc với viêm họng chứng thực:

- Nước sôi để ấm 300ml pha với 50g muối và một muỗng cà phê nước cốt chanh. Ngậm nhiều lần trong ngày hoặc ngậm nuốt dần.

- Quả sơn tra 30g, lá chè 6g, đường phèn 30g. Sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống lúc đói bụng.

- Vỏ quả lê 10g, vỏ cây mía (mía lau càng tốt) 15g. Hai thứ rửa sạch, sắc với 650ml nước, còn lại 300ml, dùng uống thay nước chè trong ngày.

- Cây thanh hao (thanh cao, hương cao) 25g, hương nhu 5g, ké đầu ngựa 10g. Sắc với 650ml nước, còn lại 300ml, chia 2-3 lần uống trước bữa ăn.

- Hoa kinh giới (kinh giới tuệ) 12g, cát cánh 12g, cam thảo 4g. Sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

- Quả quất (tắc) ướp muối 5-10 quả, nấu với 650ml nước, còn lại 300ml, uống thay nước chè trong ngày. Có thể đâm nát, chế nước sôi để nguội vào quậy đều để uống.

- Thân rễ cây rẽ quạt (xạ can, biển trúc) ngâm nước vo gạo 1-2 ngày, xắt mỏng, phơi khô để dùng dần. Khi dùng, lấy 3-6g tán bột mịn để ngậm nuốt nước dần. Có thể sắc với 300ml nước, còn lại 100ml, ngậm nuốt dần.

Bài thuốc với viêm họng chứng hư:

- Phối hợp vị thuốc rẽ quạt 3-6g với các vị thuốc khác: mạch môn 10g, húng chanh 8g, cam thảo đất 6g. Sắc với 650ml nước, còn lại 300ml, chia 2-3 lần uống trước bữa ăn.

- Dùng bài quả quất như ở trên, phối hợp với: nước cốt gừng ½ muỗng cà phê, mật ong 20-30g, để tăng cường hiệu lực của thuốc.

- Củ sắn dây khô 20g, rau má 20g, mạch môn 10g, cam thảo đất 8g. Sắc với 650ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

- Khế chua 500g, rửa sạch, giã nhuyễn vắt nước cốt, hoà với ít muối ngậm nuốt dần. Hoặc ăn 1-2 quả khế, chấm với ít muối.

Nếu sinh hoạt trong môi trường có nhiều yếu tố bất lợi, có thể gây viêm họng (có nhiều khói, bụi, hoá chất…), nên sử dụng các thức uống sau để phòng ngừa:

- Nước nho, cà rốt: Nho tưoi 25 - 30 quả, cà rốt 1 củ vừa, lê 1 quả, nước chanh vắt 1 muỗng canh.

Trước tiên, rửa nho, cà rốt, lê cho thật sạch, xắt nhỏ, cho vào máy xay. Xay xong cho nước cốt chanh vào khuấy đều để uống. Một tuần uống 2-3 lần.

Thức uống này có tác dụng làm tăng cường thể lực, phòng ngừa cảm mạo, viêm họng, ngoài ra còn giúp làm tươi sắc mặt.

- Nước củ sen: Củ sen tươi 150g, táo tây 1 quả, nước chanh vắt 1 muỗng canh.

Rửa củ sen thật sạch, xắt miếng nhỏ, xay chung với táo tây và một lương nước vừa đủ. Sau khi xay nhuyễn, cho nước cốt chanh vào khuấy đều để uống. Có thể thêm ít đường hoặc mật ong cho dễ uống. Một tuần uống 2-3 lần.



10 cách chữa viêm họng đơn giản, hiệu quả

Viêm họng là một bệnh phổ biến với các biểu hiện đau rát cổ họng, nuốt vướng... Theo Đông y, bệnh do nhiệt độc của phế vị xông lên và nhiễm khí độc của dịch lệ gây ra. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc Nam trị viêm họng đơn giản mà hiệu quả.
Cây rẻ quạt.

Bài 1: lá nụ áo (hay cây lu lu) nghiền nát cùng với chút muối, ngậm nuốt nước dần, ngậm 2 - 3 lần một ngày, liên tục 3 - 5 ngày. Trị các chứng cổ họng sưng đau, nuốt vướng...

Bài 2: lá mướp 2 - 3 lá, lá tỏi hoặc củ tỏi đem giã, chiết lấy nước cốt chia uống dần 2 - 3 lần trong ngày, dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.

Bài 3: quất hồng bì thêm chút muối ngậm nuốt nước dần cho tới khi khỏi, bài thuốc có tác dụng trị viêm họng, họng sưng đau, rát...

Bài 4: ô mai 2g, sài đất 4g, húng chanh 2g. Sắc ngậm nuốt dần, hoặc giã sống ngậm nuốt dần. Bài thuốc có tác dụng trị viêm đau họng, nói khó, nuốt vướng, khàn tiếng...

Bài 5: củ hoặc lá rẻ quạt, gừng tươi mỗi thứ 1 lát, nhai ngậm nuốt nước dần. Ngày 1 - 2 lần, bài thuốc có tác dụng trị viêm họng, họng sưng đau, thở khó, nuốt vướng, ăn uống không được...

Bài 6: đậu đen một lượng vừa phải sắc nước thật đặc, ngậm nuốt nước dần, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, trị chứng sưng đau họng không nói được.

Bài 7: cỏ roi ngựa 1 nắm, cắt bỏ đầu giã nát, đổ vào bát nước, chiết lấy dịch uống 1 - 2 lần trong ngày. Trị chứng phong táo, viêm đau họng sưng lan ra má, ăn uống, cười nói khó khăn...

Bài 8: rau hẹ 1 nắm giã nát, có thể xào với giấm đắp ngoài cổ băng lại 5 - 6 tiếng, ngày thay thuốc 1 lần. Làm liên tục tới khi cải thiện được triệu chứng, trị chứng họng sưng đau, ăn uống khó khăn, khạc ra đờm, mủ...



Bài 9: vỏ cây vải 1 nắm, sắc nước ngậm nuốt dần, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, trị hầu họng viêm tấy, ăn uống khó khăn, nói khó...

Bài 10:  ngọn lá ngải non 10 - 15 ngọn, thêm chút muối nhai nuốt nước dần, ngày nhai 2 - 3 lần trong 3 - 5 ngày.

Chú ý: Muốn điều trị viêm họng nhanh khỏi, tránh biến chứng, ngoài phát hiện sớm để điều trị kịp thời, triệt để, hằng ngày cần giữ gìn vệ sinh răng miệng, hầu họng sau khi ăn, sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm bằng cách súc miệng nước muối nhạt thường xuyên.





Tìm hiểu về bệnh viêm họng
Món ăn trị bệnh viêm họng
Nguyên nhân của bệnh đau họng và cách chữa trị hiệu quả nhất
Viêm họng hạt - nguyên nhân và triệu chứng
Mẹo chữa viêm họng cho bà bầu
Viêm họng hạt mãn tính - Cách điều trị


(St)