Hướng dẫn trị mụn nước cực đơn giản mà hiệu quả
Hướng dẫn hít thở trong Yoga đúng cách
Đậu rồng có nhiều công dụng, không chỉ là thực phẩm mà còn là vị thuốc. Đậu rồng nếu được chăm sóc tốt sẽ cho quả quanh năm làm nguồn cung cấp thực phẩm sạch cho mỗi gia đình. Với kỹ thuật trồng đậu rồng dưới đây các bạn có thể tự trồng đậu rồng tại nhà dễ dàng hơn.
Cây đậu khế còn có tên gọi khác là đậu rồng và các tên khác như: đậu xương rồng (vì có 4 cạnh giống như quả khế hoặc thân cây xương rồng). Đậu khế là loại cây dây leo nên cần làm giàn mới ra nhiều hoa, cho nhiều quả. Nếu chăm sóc tốt, đậu khế sinh trưởng và cho quả hầu như quanh năm.
Thường thu hái non để làm rau ăn dưới dạng các món xào rất có giá trị. Kết quả phân tích của các nhà dinh dưỡng thì trong hạt đậu khế có 30 – 37% prôtit, 28 – 31% gluxit; trong quả non có từ 1,9 – 2,9% prôtit, 3,1 – 3,9% gluxit.
Hạt đậu khế màu nâu, hình trái xoan hoặc dẹt 2 đầu có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho con người, đặc biệt là trẻ em và người già như các axit amin (lysin, menthionin, cystin), canxi… do đó có thể sử dụng hạt đậu khế để làm nguyên liệu chế biến bột dinh dưỡng, có thể thay thế sữa mẹ để điều trị bệnh suy dinh dưỡng trẻ em. Lá đậu khế cũng có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc rất tốt vì giàu đạm và chất dinh dưỡng.
Kỹ thuật trồng đậu rồng