Hướng dẫn làm chuông gió Nhật Bản xinh xắn
Hướng dẫn hít thở trong Yoga đúng cách
Hướng dẫn gấp con vật bằng giấy cực xinh
Hướng dẫn làm đẹp màn hình desktop đơn giản mà cực long lanh
Cùng tham khảo những hướng dẫn trồng cây đậu xanh hiệu quả cao nhé. Đậu xanh là loại cây trồng rất mẫn cảm với thời tiết, do vậy việc canh tác sẽ tùy thuộc điều kiện khí hậu, tập quán và kinh nghiệm ở từng địa phương.
Kỹ thuật trồng cây đậu xanh
Vụ Hè Thu: thường được trồng vào cuối tháng 4 dương lịch, một số nơi gieo đón mưa và điều kiện tưới bổ sung khi gặp hạn, thì đậu xanh có năng suất cao, ít sâu bệnh.
Vụ Thu Đông: trồng vào trung tuần tháng 8 dương lịch là tốt nhất.
Vụ Đông Xuân : Trồng vào trung tuần tháng 11 dương lịch trên các chân đất giữ ẩm là tốt.
Đậu xanh trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, đất phải thoát nước tốt, giữ ẩm, không nhiễm phèn mặn, tơi xốp. Một số nơi trồng đậu xanh trên đất ruộng vụ Đông Xuân đạt năng suất cao.
- Lượng giống: Mùa mưa : 10 - l2 kg/ha.; Mùa khô : l2 - 15 kg/ha..Hạt giống được lựa kỹ và phơi khô lại trước gieo.
- Khoảng cách trồng: Mùa mưa: hàng cách hàng 40 - 50 cm, hốc cách hốc 30 - 40 cm. (gieo 2-3 hạt/hốc). Mùa khô: hàng cách hàng 30 - 40 cm, hốc cách hốc 30 - 40 cm. (gieo 2-3 hạt/hốc). Rạch hàng hoặc bổ hốc sâu 3 - 5 cm.
Phân bón:
- Bón lót: 2-3 tấn phân chuồng hoặc 500 kg phân hữu cơ vi sinh + 300 - 350 kg Super lân/ha.
- Bón thúc lần 1: khi đậu được 3 lá thật (7-10 ngày) bón 20 - 40 kg Urê + 50 kg KCl/ha và kết hợp làm cỏ.
- Bón thúc lần 2: khi đậu bắt đầu ra hoa (25 ngày) bón 20 - 40 kg Urê + 50 kg KCl/ha và kết hợp làm cỏ.
- Ngoài ra, có thế sử dụng thêm phân bón lá vào các giai đoạn cây con, trước ra hoa, nuôi trái.
Tưới nước: tưới vừa đủ, làm cỏ phá váng thường xuyên, không thể thiếu nước ở giai đoạn ra hoa đậu trái.
Làm cỏ: ruộng nhiều cỏ nên sử dụng thuốc trừ cỏ Ronstart liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Xịt ngay khi gieo, lúc đất còn ẩm mới có hiệu quả cao.
Phòng trừ sâu hại:
- Dòi đục thân:Khi cây đậu có 3 lá (từ 7-10 ngày sau khi gieo), cần theo dõi phát hiện sớm (quan sát cây kém phát triển, quan sát phần thân gốc có dòi hay không). Có thể dùng thuốc trừ dòi như Sherpa, Cypermap 25EC...
- Bọ trĩ, sâu xanh, sâu đục trái: Theo dõi và phòng trừ sâu gây hại trước khi ra hoa (khoảng 20-27 ngày sau khi gieo). Sử dụng các loại thuốc như: Confidor, Polytrin, Fastac…, lưu ý thường xuyên thay đổi thuốc và sử dụng đúng hướng dẫn để tránh lờn thuốc đối với các loại sâu xanh, sâu đục trái.
- Ngoài ra còn chú ý phòng trừ một số sâu ăn tạp khác.
Phòng trừ bệnh hại:
- Bệnh Lở cổ rễ: Khi cây còn nhỏ dễ bị bệnh lở cổ rễ chết từng đám, sau lan dần ra cả ruộng. Dùng Bavistin, Champion để trị. Khi thấy một vài cây bị bệnh có dấu hiệu vàng lá nên nhổ thiêu hủy ngay để tránh lây lan.
- Bệnh khảm vàng lá: Xuất hiện khá phổ biến, gây hại nghiêm trọng làm giảm năng suất và chất lượng đậu xanh. Bệnh thường xuất hiện giai đoạn ra hoa đến thu hoạch nhất là giai đoạn đậu quả. Bệnh gây hại trên lá, hoa, quả làm các bộ phận này biến dạng, chuyển màu vàng. Biện pháp phòng trừ: Sử dụng giống ít nhiễm bệnh (V91-15). Kết hợp với biện pháp canh tác, dọn sạch tàn dư cây trồng. Diệt côn trùng môi giới truyền bệnh (rầy mềm, rệp dính) bằng các loại thuốc trừ rầy. Nhổ bỏ sớm cây bị bệnh để tránh lây lan.
HƯỚNG DẪN GIEO TRỒNG GIỐNG ĐẬU XANH DX 208
I. Nguồn gốc: được tuyển chọn từ giống địa phương ở miền Nam nước ta.
II. Đặc điểm giống
- ĐX 208 là giống chín sớm, thích hợp sản xuất ở cả vụ xuân và vụ hè.Thời gian từ gieo đến chín từ 70-75 ngày.
- ĐX 208 thuộc loại hình thâm canh, sinh trưởng khoẻ, cao trung bình 55-70 cm. Ra hoa tập trung, sai quả, trung bình đạt 20-25 quả/cây, hạt to, khối lượng 1000 hạt: 65-70 g, dạng xanh mỡ bóng, ruột vàng, thơm, bở, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- ĐX 208 còn có khả năng tái sinh rất mạnh,vì vậy cho tiềm năng năng suất cao. Năng suất đạt 20,0-25,0 tạ/ha.
- Chịu hạn, chịu nóng tốt, chống đổ và chống bệnh vàng lá và đốm lá rất tốt.
- Phạm vi thích ứng rộng, trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát ven biển đến đất thịt nhẹ ở nhiều vùng sinh thái.
III. Yêu cầu kỹ thuật
- Chọn đất: có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, đất tới xốp, sạch cỏ dại, thoát nước tốt. Khi gieo đất nhất thiết phải đủ ẩm.
- Thời vụ gieo: Tại miền Bắcvụ xuân gieo từ 5 đến 25 tháng 3. Vụ hè gieo cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 (xung quanh 5/5 âm lịch). Tại miền Trung, vụ đông xuân gieo 20/12-10/1 , vụ hè thu gieo 10/5-20/5.Tại miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, vụ mùa mưa gieo 1-20/5; vụ đông xuân từ 15/11-10/12.
- Mật độ, khoảng cách: Tại miền Băc,vụ xuân: 35-40 cây/m2, khoảng cách 35 x 7-8 cm/cây; vụ hè:20-25 cây/m2, khoảng cách 35 x 12-15 cm/cây. Tại miền Trung gieo 25-30 cây/m2 (khoảng cách 30 x 10-12 cm/cây).Tại miền Đông Nam Bộ gieo 20-25 cây/m2 (khoảng cách 40-50 x 20 cm x 2 cây).
- Lượng hạt gieo: vụ xuân 28 kg/ha; vụ hè 22 kg/ha. Gieo vãi theo hàng, sau đó tỉa định cây khi có 1-2 lá thật.
- Phân bón: Đất có độ phì trung bình bón 400 kg vôi bột, 80 kg đạm urê, 300 kg lân supe, 120 kg kali cloruacho mỗi ha (Ở vụ hè chỉ cần bón lân và kali, không cần bón đạm).
- Cách bón: Bón lót toàn bộ vôi bột, lân, 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali. Lượng đạm và kali còn lại bón thúc khi cây có 1-2 lá thật.
- Chăm sóc: Tỉa lần đầu khi cây mọc đều, định cây khi có 1-2 lá thật kết hợp xới nhẹ và bón thúc nốt lượng phân còn lại; xới, vun cao khi cây có 5-6 lá thật.
- Phòng trừ sâu bệnh: Chú ý phát hiện sâu bệnh kịp thời, đặc biệt ở vụ xuân.Trừ sâu cắn lá, sâu đục quả và bọ xít phun Peran 50 EC (10cc/bình bơm tay 8 lít) kết hợp với Dipterex25g/8l nước. Vào giai đoạn ra hoa nên phun phòng sâu đục quả với cùng loại thuốc trên. Nếu có rệp phun Actara 25WG. Vụ xuân ngoài việc phòng trừ các loại sâu hại phải đề phòng bệnh lở cổ rễ, tốt nhất là đất phải được ải.
Chú ý: Không hái lá đậu, kể cả trong những trường hợp thân lá quá tốt.
-Thu hoạch: ĐX 208 không bị tách quả, có thể thu tập trung 3-4 lần. Thu hoạch khi trời tạnh ráo, phơi 4-5 lần dưới trời nắng to để đề phòng bị mối mọt.
KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH
Đậu xanh (Vigna radiata) thuộc loại cây thân thảo mọc đứng. Lá mọc kép 3 lá chét, có lông hai mặt. Hoa màu vàng lục mọc ở kẽ lá. Quả hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có chứa hạt hình tròn hơi thuôn, kích thước nhỏ, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa. I. Thời vụ trồng Đậu xanh gieo trồng quanh năm, có 3 vụ chính ở miền Nam: - Đông Xuân gieo từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch năm sau. - Xuân Hè gieo từ tháng 2 – 3 dương lịch. - Hè Thu gieo từ tháng 4 – 5 dương lịch.
II. Chuẩn bị đất trồng
Đất phù sa, đất thịt pha cát có nhiều mùn, đất ít sét, đất giồng, đất cồn là đất tốt nhất. Độ pH thích hợp 5,5 – 6,5, đất phải cày, xới, sạch cỏ, tơi xốp. Đất cần được đánh rãnh cách nhau từ 4 – 6 m để dẫn nước tưới và thoát nước trong mùa mưa.
III. Giống và mật độ trồng
- Giống: hiện nay có nhiều giống đậu xanh thích hợp cho từng vùng sinh thái và mùa vụ khác nhau. Vì vậy cần lựa chọn giống đậu xanh phù hợp với từng nơi và mùa vụ trồng.
- Lượng giống cần cho 1 ha: gieo theo hàng từ 15 – 20 kg, sạ từ 25 – 30 kg. Trước khi gieo phơi nắng nhẹ để kích thích hạt nẩy mầm đều.
- Khoảng cách trồng: 50 cm x 20 cm hoặc 40 cm x 30 cm, gieo thẳng ngoài đồng (gieo hạt khô từ 2 – 3 hạt/hốc)
IV. Bón phân (cho 1 ha)
Lượng và loại phân bón tùy thuộc đất tốt xấu, thời vụ mà điều chỉnh:
*Bón lót:
- Vôi: bón trước khi trồng 7 – 10 ngày, lượng dùng 400 – 800 kg/ha, sau đó cày xới làm đất.
- Bón lót: 15 – 20 tấn phân hữu cơ (phân chuồng hoai)/ha + 70 – 100 kg Super lân/ha + 500 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 20 kg HVP Organic. Rải đều trước khi gieo hạt.
*Bón thúc:
- Bón thúc lần 1 (15 ngày sau khi gieo): bón từ 50 – 100 kg Urea/ha + 25 – 50 kg KCl/ha. Bón cách xa gốc ít nhất 10 cm. Bón thúc kết hợp làm cỏ, vun gốc, lấp phân.
- Bón thúc lần 2 (25 – 30 ngày sau khi gieo): bón từ 100 – 200 kg Urea/ha + 75 -125 kg KCl/ha. Bón cách xa gốc ít nhất 10 cm, kết hợp làm cỏ, vun gốc, lấp phân.
- Bón thúc lần 3 (40 ngày sau khi gieo): bón từ 100 – 200 kg Urea/ha + 50 - 125 kg KCl/ha. Bón cách xa gốc ít nhất 10 cm, kết hợp làm cỏ, vun gốc, lấp phân.
*Phân bón lá:
Sử dụng các loại phân bón lá để cung cấp kịp thời và hiệu quả nguồn vi lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây đậu xanh. Có thể sử dụng các sản phẩm phân bón lá theo quy trình sau: Sử dụng HVP 401. N Đậu Phun 3 lần:
+ Lần 1: lúc đậu mọc 2-3 lá thật.
+ Lần 2: khoảng 10-15 ngày sau khi phun lần 1. (Sau khi phun HVP 401. N Đậu lần 2, khi thấy cây chuẩn bị ra hoa rộ phun HVP Auxin Organic 2 lần cách nhau 7 ngày/1 lần giúp cây đậu nhiều trái)
+ Lần 3: sau khi đậu trái rộ, tiếp tục phun HVP 401. N Đậu để hạt đậu to, mẩy, ít lép. Sau đó 7 ngày sau sử dụng HVP 1001.S (0.25.25) phun 2 lần cách nhau 10 ngày để nuôi hạt, dưỡng trái và chắc hạt.
V. Chăm sóc
- Giặm hạt ở những hốc hạt không nẩy mầm bắt đầu 4 – 6 ngày sau khi gieo (khi mầm vừa nhú lên mặt đất).
- Tưới nước: luôn giữ ẩm đất thích hợp để cây phát triển tốt. Cây con chịu úng kém. Đậu ra bông có thể tưới tràn nhưng tránh úng gốc. Cây đậu lúc gieo và trổ bông cần đủ nước tưới để hạt mọc đều, ít rụng bông và hạt được no (không bị đậu đá).
VI. Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu vẽ bùa: Phun thuốc Thianmectin 0.5ME, Pesta 5 SL,…
- Sâu đất, dế, dòi đục thân: Xử lý bằng Furudan hoặc Basudin hạt 2,5 – 3 kg/1000m2.
- Sâu ăn tạp, sâu xanh, sâu đục trái, nhện đỏ: Phun Thianmectin 0.5 ME, Peata 5SL,…
- Rầy đen, rầy bông: Phun Thianmectin 0.5ME, Peta 5SL, Supracide, Confidor, Oncol,…
- Héo cây con: Phun Validacin, Benlat
- Đốm lá, cháy lá: Phun Bavisan 50 WP, Thane M 80WP (có thể kết hợp với No Mildew 25 WP tăng hiệu quả phòng trừ bệnh)…
- Các bệnh do vi khuẩn gây ra như: Đốm lá vi khuẩn, héo xanh, đen gân lá,… phun Marthian 90 SP (kháng sinh cho cây trồng).
- Khảm vàng: Do virus gây hại vì rầy mềm, rầy xanh chích hút nhựa cây truyền qua. Phun các thuốc trừ rầy.
VII.Thu hoạch
Lúc 18 – 20 ngày sau khi trổ hoa, trái đậu xanh bắt đầu chín, vỏ trái chuyển màu đen, khi thu trái cẩn thận tránh làm đứt cuống trái non, rụng nụ hoa (sẽ cho trái đợt kế tiếp). Mùa nắng có thể để trái chín rộ thu cách nhau 5 – 7 ngày. Mùa mưa phải thu cách 2 – 3 ngày để trái và hạt không bị mất màu, kém phẩm chất.
(ST)