Hướng dẫn hít thở trong Yoga đúng cách
Hướng dẫn gấp móng vuốt bằng giấy
Cùng tham khảo những hướng dẫn trồng cây đu đủ cho hiệu quả kinh tế cao nhé. Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi nhiều nơi. Trồng xen cây lâu năm hoặc trồng thành vườn chuyên...Đu đủ cho năng suất rất cao, làm tăng thu nhập kinh tế gia đình của người trồng đu đủ.
1. Kỹ thuật trồng trọt:
Chọn quả chín kỹ, cắt bỏ phần đầu và phần cuống quả, lấy hạt ở phần giữa quả thả ngay vào nước, chọn hạt đen và chìm, rửa sạch màn nhớt bọc ngoài hạt, đem hong khô trong râm rồi gieo ngay.
Gieo hạt: làm luống như gieo hạt rau, có thể gieo vãi hoặc gieo thành vạch với khoảng cách rạch 15-20cm. Có thể gieo trong bầu PE có kích thước 10x15cm, đất trồng với loại phân mục, cho đầy bầu, lèn chặt, gieo 2-3 hạt, tưới nước giữ ẩm cho bầu.
Cách trồng: Cây đem trồng phải thấp cây, gốc to và nhỏ dần lên theo hình búp măng, đốt lá dày, lá to có 7-8 thuỳ màu xanh đậm, có bộ rễ chùm. Đào hố kích thước 40x40cm, khoảng cách cây 2,5x2,0m. Mỗi hố bón 10kg phân chuồng hoai mục + 0,3kg supe lân + 0,4kg sulfat kali. Thời vụ trồng: tháng 3-4 hoặc tháng 9-10.
2. Chăm sóc:
Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm thường xuyên mỗi ngày 1 lần; sang tuần thứ 2 cứ 2 ngày tưới nước 1 lần.
Bón phân: Đối với cây dưới 1 tuổi: 50-100g sulfat đạm, 150-300g lân, 20-40g sulfat kali. Chú ý bón làm 3-4 lần, kết hợp với làm cỏ, vun gốc.
Phòng trừ sâu bệnh: Rệp sáp hại thân lá, quả non: lá sớm bị vàng, quả ăn nhạt. Phòng trừ bằng cách phun Bi58 0,1-0,2% hay Supracide 40ED 0,1-0,15% hoặc Sumicidin 10EC với nồng độ 4-8cc/10 lít nước rồi phun cho ướt đều các lá.
Bệnh virut (hoa, lá đu đủ): xoắn ngọn, chùn ngọn là những bệnh khó khăn, chữa phải nhổ bỏ, đem đốt cây và xử lý đất.
Bệnh thối cổ rễ: thường bị ở cây non mới trồng nơi có độ ẩm cao. Khắc phục bằng cách thoát nước tốt cho vườn cây, loại bỏ cây bị bệnh, phun Bóođô 1%.
Để phòng sâu bệnh có thể thông qua con đường chọn giống, vệ sinh vườn, diệt côn trùng môi giới truyền bệnh.
Một số nơi có kinh nghiệm trồng đu đủ chỉ sau 1 năm trồng chặt bỏ cây cũ và trồng lại cây mới vừa có tác dụng phòng bệnh, chống được gió bão, lại cho năng suất cao.
Lưu ý: Cây Đu đủ kém chịu hạn, sợ úng. Lượng mưa thích hợp hàng năm 1.300-1.500mm.
1. Khí hậu: Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa 100mm/tháng, không bị che bóng mát. Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ, khi nhiệt độ cao (30-350C) hoặc ẩm độ cao, lượng mưa nhiều (250 - 300 mm/tháng) cây sẽ sinh trưởng kém, không hoặc ít đậu trái. 2. Đất đai: Đất không hoặc ít phèn. Tốt nhất, pH từ 5,5 - 6,5. Đất tơi xốp, dễ thoát nước . Nếu có lên mương líp, nên giữ mực nước trong mương với độ sâu 50-60 Cm cách mặt líp. 3. Thời vụ: Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy có mùa ít hoặc không đậu trái. Do vậy để trồng đu đủ đạt năng suất cao, trái đẹp, hạn chế sâu bệnh, có thể bố trí trồng đu đủ vào các vụ sau: - Vùng đất chủ động tưới tiêu, trồng đu đủ vào mùa mưa (tháng 7 - tháng 8 dl) - Vùng đất kém chủ động nước ( vùng bị ảnh hưởng của nước lũ) trồng sau khi nước rút. Khi trồng ,cây con phải đạt từ 20 -30 ngày tuổi. 4. Giống: Trong tỉnh An Giang, đu đủ được trồng nhiều loại giống khác nhau nhưng phổ biến nhất là giống Hong Kong da bông và Đài Loan tím. - Giống Hong Kong da bông: Cho năng suất cao, trọng lượng trái trung bình từ 2,5 - 3 kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và các bệnh do Virus. Thịt trái có màu vàng, hàm lượng đường từ 9 -10%. - Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1.2 - 1.5 kg. Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10 -11%. Cây dễ bị nhện đỏ và các bệnh do Virus, nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu. Ngoài ra còn có một số giống nhập nội hiện đang trồng trong tỉnh An Giang như: - Giống EKSOTIKA: Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp, hàm lượng đường 13 - 14%, trọng lượng trái 500g - 1kg. - Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15 - 17%, trọng lượng trái 300 - 500g 5. Chọn và xử lý hạt: - Chọn hạt: Từ trái thon dài, phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, trái phải đủ độ già trên cây, chỉ lấy những hạt ở giữa trái và chìm trong nước. - Xử lý hạt: Chà tróc vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước nóng 50 -550C (3 sôi 2 lạnh) khoảng 10 phút. Sau đó tiếp tục ngâm trong nước lã khoảng 2 giờ. 6. Ươm cây con: - Hạt sau khi xử lý, được ươm trên líp. Mặt líp có trộn tro trấu. Khoảng 5-10 ngày, hạt sẽ nẩy mầm. Khi cây cao khoảng 4 - 6cm, cấy vào bầu. Nên chọn cây khỏe mạnh, kích thước trung bình, rễ chùm nhiều. Kích thước bầu 6-10cm. - Đất làm bầu: 1/3 lớp đất mặt xốp, 1/3 tro trấu và 1/3 phân chuồng. Cây con trong bầu được 2 - 4 tuần có thể đem trồng. 7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: - Chuẩn bị đất : Các vùng đất thấp cần phải lên líp trước khi trồng, sử dụng lớp đất mặt trộn với 3 - 5kg phân chuồng, 200gr vôi, đắp thành mô với kích thước 50 x 50 x 30cm - Khoảng cách trồng: Cây cách cây: 1,8 - 2cm Hàng cách hàng: 2 - 3cm - Bón phân: Lượng phân bón cho 1 cây đu đủ trong một năm: Phân chuồng: 3 - 5kg Phân Urea: 200 - 300gr Super lân: 500 - 600gr KCL: 200 - 300gr Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali. Cách bón phân: - Bón lót: Từ 3 -5kg phân chuồng, 50 - 100gr Super lân và 200gr vôi. - Cây từ 1 tháng tuổi sau khi trồng: 20gr phân Urea và 30gr Super lân. Pha trong 10 lít nước, tưới cho cây. 1 tuần tưới 1 lần. - Cây từ 1 - 3 tháng tuổi sau khi trồng: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 30 - 40gr Urea, 50gr Super lân và 2 - 3gr KCL. Bón 15-20 ngày 1 lần. - Cây từ 3 -7 tháng tuổi sau khi trồng bón: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 40 - 50gr Urea , 50gr Super lân và 40gr KCL. Bón 1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ 6, có thể bón thêm 2kg phân chuồng và 100gr vôi cho một cây, kết hợp vun gốc. Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3 -4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn. Chăm sóc Tưới nước: Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ. Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc. Tủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây. 8. Phòng trừ bệnh: - Nhện đỏ: Thường gây hại cho cây vào mùa nắng, ở dưới mặt lá. Lá bị hại có đốm vàng, loang lỗ, sau đó lá bị cháy và rụng. - Phòng trị: Phun một trong những loại thuốc sau đây: Danitol, Bi 58 nồng độ 0.1%. Luân phiên đổi thuốc hoặc có thể trộn hỗn hợp 2 loại thuốc để phun, vì nhện đỏ rất kháng thuốc. |
Đu đủ trồng nghiêng cho năng suất cao
Sau nhiều năm tìm tòi, anh Nguyễn Văn Huỳnh (thôn Phước Điền, Phước Đồng, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) đã thực nghiệm thành công phương pháp trồng nghiêng cây đu đủ cho năng suất cao.
Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ, nhưng anh Huỳnh được coi là người có nhiều kinh nghiệm làm vườn. Anh đã trồng rất nhiều loại cây ăn quả như xoài, mít, chuối, đu đủ và đều đạt hiệu quả tốt.
|
Những cây đu đủ sai quả trong vườn nhà anh Huỳnh.
|
Theo anh Huỳnh, đu đủ là loại cây cho trái quanh năm. Nói đến đu đủ ai cũng nghĩ đó là một loại cây trồng đơn giản, không cần quan tâm nhiều đến phương pháp trồng và chăm sóc. Nhưng thực tế cho thấy, nếu trồng cây đu đủ theo phương pháp thông thường thì hiệu quả không cao. Anh Huỳnh cho biết: "Đu đủ trồng theo phương pháp thông thường thì cây mọc cao, rất khó kiểm soát sâu bệnh, lại thường xuyên bị đổ ngã khi ra trái, năng suất thấp. Còn khi trồng nghiêng cây sẽ mọc thấp hơn, ra hoa đậu quả và cho trái nhiều".
Mục đích của trồng nghiêng cây đu đủ là nhằm hạ thấp chiều cao của cây để dễ quản lý, kiểm soát và khống chế được tình hình sâu bệnh, chăm sóc cây thuận lợi từ khâu tỉa lá, tỉa quả, điều chỉnh trái theo ý muốn để được năng suất cao.
Đặc biệt, cây tạo thành thế ít đổ ngã về mùa mưa bão, dễ giằng chống, giảm công lao động, giảm chi phí, dễ thu hoạch. Theo anh Huỳnh, quy trình thực hiện đơn giản, dễ làm: Lúc trồng, đặt bầu và cây đu đủ nằm ngang trên mặt đất và phải xuôi theo hướng gió mùa hàng năm. Trồng xong dùng que cắm để nâng ngọn cây cho ngóc lên.
Khi cây đu đủ lớn lên có phần gốc nghiêng so với mặt đất một góc khoảng 45o. Cây đu đủ ra trái sẽ ở rất thấp, có thể đụng mặt đất. So với cây đu đủ trồng thẳng chỉ cho trái trung bình 55kg/cây/năm, thì cây đu đủ (giống Đài Loan) trồng nghiêng cho trái trung bình 72kg/cây/năm. Sáng chế này của anh Huỳnh đã được Hội Nông dân Việt Nam trao giải Ba trong cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc lần thứ ba. Đã 6 năm liền là nông dân sản xuất giỏi, nhưng anh Huỳnh vẫn không ngừng tìm kiếm phương pháp đổi mới trong lĩnh vực trồng trọt để tìm hướng đi riêng cho mình.
Tác dụng chữa bệnh của quả đu đủ xanh
Bà bầu ăn đu đủ
Cách làm sinh tố đu đủ
Tác dụng của hoa đu đủ đực
Tác dụng của lá đu đủ chữa bệnh ung thư
Tác dụng chữa bệnh của cây đu đủ